Vĩnh biệt ‘cha đẻ’ của giống lúa lai Trung Quốc
Nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình, người nổi tiếng vì đã lai tạo thành công giống lúa lai đầu tiên giúp hàng triệu người thoát khỏi nạn đói, đã qua đời ở tuổi 91 vào ngày 22/5.
Nhà khoa học Trung Quốc Viên Long Bình đã qua đời ở tuổi 91 vào ngày 22/5. Ảnh: scmp.com
Nhà nghiên cứu về lúa gạo hàng đầu Trung Quốc đã qua đời tại một bệnh viện ở thành phố Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam.
Sinh tại Bắc Kinh vào năm 1930, nhà nông học Viên Long Bình đã thành công trong việc tạo ra giống lúa lai năng suất cao đầu tiên trên thế giới vào năm 1973. Với 5 thập kỷ nghiên cứu về giống lúa lai gieo trồng trên chưa đầy 9% tổng diện tích đất canh tác của thế giới, Viện sĩ Học viện kỹ thuật Trung Quốc đã giúp gần 20% dân số thế giới thoát khỏi nạn đói.
Video đang HOT
Giống lúa lai này có thể cho năng suất cao hơn 20% so với những giống lúa thông thường. Sau đó, giống lúa này đã được trồng rộng rãi ở Trung Quốc và nhiều khu vực khác trên khắp thế giới. Hiện nay, khoảng 16 triệu ha đất nông nghiệp ở Trung Quốc là trồng giống lúa lai này, chiếm 57% tổng diện tích trồng lúa trên cả nước, qua đó giúp nuôi sống thêm 80 triệu người mỗi năm. Nhà nông học Viên Long Bình đã góp phần đưa Trung Quốc trở thành một trong những nước sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới. Với thành công và đóng góp này, ông được coi là “cha đẻ” của giống lúa lai.
Trong những năm gần đây, nhà khoa học Viên Long Bình cùng nhóm nghiên cứu của ông còn đang lai tạo và phát triển một giống lúa lai có thể trồng ở môi trường nước mặn.
Nhà khoa học Viên Long Bình từng cho biết ông có hai ước mơ, đó là “tận hưởng sự mát mẻ dưới bóng những cây lúa cao hơn đầu người” và lúa lai có thể được trồng rộng rãi trên khắp thế giới để giải quyết tình trạng khan hiếm lương thực trên toàn cầu.
Madagascar: Hạn hán nghiêm trọng khiến hơn 1 triệu người đối mặt nạn đói
Đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 40 năm tại Madagascar đã khiến hơn 1 triệu người phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng.
Hơn 1 triệu người dân Madagascar đối diện nguy cơ thiếu ăn. Ảnh: MSF
Liên hợp quốc (UN) ước tính, sản lượng thu hoạch tại khu vực phía Nam Madagascar trong những tháng tới sẽ thấp hơn một nửa so với mức thông thường do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn. Lượng mưa tại khu vực này đã giảm 50% trong vụ gieo trồng vào tháng 10, trong bối cảnh hạn hán đã bước sang năm thứ tư.
Điều phối viên của tổ chức nhân đạo Bác sĩ không biên giới (MSF) tại Madagascar Julie Reverse cho biết, hầu hết những người sinh sống ở phía Nam Madagascar chủ yếu dựa vào thu hoạch để kiếm sống. Do đó, người dân sẽ không thể trở lại đồng ruộng và nuôi sống gia đình nếu không có mưa.
Ngoài ra, những trận bão cát lớn xảy ra hồi tháng 12-2020 đã che phủ diện tích đất canh tác, khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn. Trong 5 năm vừa qua, bão cát ngày càng trở nên thường xuyên, làm chết cây xương rồng - loại cây mang tính sống còn đối với người dân trong thời kỳ đói kém, phá hủy mùa màng và giết chết động vật như cừu và dê.
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của UN cho biết, tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi đã tăng gần gấp đôi trong vòng 4 tháng qua tại miền Nam Madagascar, với thành phố Ambovombe là nơi có tỷ lệ cao nhất.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng, MSF đã triển khai một phòng khám di động vào cuối tháng 3 vừa qua và đến nay đã điều trị cho hơn 800 trẻ em suy dinh dưỡng, với 1/3 tổng số trường hợp trong tình trạng nghiêm trọng. Các nhân viên của MSF cũng phát hiện thêm nhiều căn bệnh khác, bao gồm bilharzia - bệnh lây truyền qua đường nước do giun dẹp ký sinh, tiêu chảy, sốt rét và nhiễm trùng đường hô hấp. Những căn bệnh này xuất phát từ tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu nước sạch.
Ngày 7-5, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) về phân loại giai đoạn an ninh lương thực tích hợp (IPC) đã đưa ra cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực kéo dài, từ tháng 4 đến tháng 12-2021, do ảnh hưởng của lượng mưa thấp, giá lương thực tăng và bão cát.
Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), số người bị đói đã tăng khoảng 85% vào năm 2020 do ảnh hưởng lũy kế của nhiều năm hạn hán. Người dân ở miền Nam Madagascar cũng không thể tìm việc làm tại các thành phố do đại dịch Covid-19 buộc nhiều doanh nghiệp nhỏ phải đóng cửa và chấm dứt công việc thời vụ trong lĩnh vực du lịch vốn mang lại thu nhập quan trọng.
Chuyên gia dịch tễ: 'Năm 2021 là bài kiểm tra sức chịu đựng thế giới' Tiến sĩ Nicholas Christaki, nhà dịch tễ học, Đại học Yale, cho rằng 2021 vẫn là một năm khó khăn, đến năm 2024 đại dịch mới kết thúc. Đã gần một năm kể từ khi các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện nCoV là nguồn gốc của căn bệnh hô hấp chết người. Đến nay, trên thế giới ghi nhận hơn 1,8...