Vingroup tách Công ty Sài Đồng, lập thành Công ty SADO, vốn điều lệ gần 500 tỷ
Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) vừa công bố thông tin về việc thành lập doanh nghiệp mới.
Vingroup tách Công ty Sài Đồng, lập thành Công ty SADO, vốn điều lệ gần 500 tỷ
Thực hiện tái cấu trúc nội bộ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Sài Đồng, một công ty con của Tập đoàn Vingroup đã thực hiện thủ tục tách doanh nghiệp.
Theo đó, Công ty Sài Đồng chuyển một phần cổ phần của các cổ đông hiện hữu cùng tài sản, quyền và nghĩa vụ tương ứng để thành lập một công ty mới.
Công ty mới là Công ty Cổ phần Kinh doanh thương mại SADO với vốn điều lệ 499,96 tỷ đồng. Vingroup chiếm 98% vốn điều lệ của SADO, tương tự như tỷ lệ sở hữu trong Công ty Sài Đồng.
Về Vingroup, tổng doanh thu thuần hợp nhất trong 6 tháng đầu năm đạt 38.576 tỷ đồng, giảm 36,8% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là không còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán lẻ và ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19.
Lợi nhuận trước thuế của Vingroup đạt 6.085 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.354 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản Vingroup đạt gần 430.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 124.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,4% và 2,6% so với cuối năm 2019.
Cuộc chơi tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng liên tục ra dự án mới
Tỷ phú số 1 Phạm Nhật Vượng liên tục công bố các dự án lớn. Mảng bất động sản được xem là mảng hiệu quả nhất, trong khi đó nguồn vốn có thể đến từ các tổ chức tài chính.
Hội đồng quản trị CTCP VinHomes (VHM) vừa công bố quyết định thành lập CTCP Kinh doanh bất động sản S-VIN Việt Nam. Đây là một doanh nghiệp kinh doanh một ngành nghề duy nhất là bất động sản, với vốn điều lệ 1.032 tỷ đồng, trong đó VinHomes góp 1.012 tỷ đồng, chiếm 98,06%.
Quyết định này cho thấy, Vingroup đang đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi của mình ở vào thời điểm hiện tại, để phục vụ cho các lĩnh vực trọng điểm trong tương lai, đó là công nghệ.
Theo chiến lược được đưa ra hồi /2029, Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng định hướng trở thành một tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế, trong đó công nghệ chiếm tỷ trọng chính, thay vì phần lớn chỉ tập trung vào dịch vụ và bất động sản như trước đó.
Tuy nhiên, mảng công nghệ và công nghiệp vẫn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Mảng điện thoại di động của Vingroup (Vsmart) cũng ghi nhận nhiều kết quả ấn tượng, với thị phần tính tới cuối tháng 3/2020 được GfK báo cáo lên tới 16,7%. Gần đây, Vingroup áp dụng nhiều chính sách cho tặng trực tiếp hoặc voucher... cho khách hàng gắn với các sản phẩm điện thoại của hãng.
Vinhomes thành lập công ty bất động sản S-Vin.
Theo báo cáo tài chính của Vingroup, mảng bất động sản vẫn là động lực cho tập đoàn này. Chỉ trong quý 1/2020, VinHomes ghi nhận hơn 10,1 ngàn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 3 lần cùng kỳ do ghi nhận khoản thu nhập bất thường từ chuyển nhượng vốn đầu tư.
Vingroup của ông Vượng gần đây dồn dập công bố thông tin về một số đại dự án bất động sản lên tới vài trăm hecta mỗi dự án và có thể triển khai trong thời gian tới đây như tại Vũng Tàu (800ha), Đan Phương-Hà Nội, Thạch Thất-Hà Nội (550ha), Văn Giang-Hưng Yên... VHM thậm chí còn tấn công sang lĩnh vực bất động sản công nghiệp với quỹ đất khu công nghiệp trên 2.900ha....
Lợi nhuận từ mảng bất động sản của Vingroup vẫn đang gia tăng với tốc độ nhanh. Nguồn vốn tài trợ cho lĩnh vực này cũng bứt phá ở mức độ chóng mặt. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/3/2020 đạt lần lượt là 203.007 tỷ và 72.339 tỷ đồng.
VinHomes cũng vừa công bố 2 nghị quyết phát hành trái phiếu với giá trị tối đa lần lượt là 6.530 tỷ và 5.470 tỷ đồng. Trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo và không có bảo lãnh thanh toán. Thời gian phát hành dự kiến trong năm 2020.
VinHomes hiện có hơn 12.300 tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn vào tháng 9-12/2020 và gần 2.800 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn cuối năm 2021.
Bên cạnh nguồn vốn từ trái phiếu và vay ngân hàng để thực hiện hàng loạt các đại dự án khủng, Vingroup của ông Vượng cũng được nhiều tổ chức tài chính trong nước hỗ trợ cho khách hàng vay mua các sản phẩm bất động sản, trong đó có Techcombank của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh.
Dồn dập huy động vốn từ trái phiếu.
Thông tin từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank, ngân hàng này vừa huy động khoản vay hợp vốn nước ngoài đầu tiên trị giá 500 triệu USD. Khoản vay này đã được ký kết ngày 17 tháng 4 năm 2020, và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận ngày 29 tháng 4 năm 2020.
Đây là khoản vay tín chấp có thời hạn 3 năm, với mức lãi suất bằng lãi suất cho vay USD liên ngân hàng (LIBOR) cộng biên độ 1,50%/năm.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dồn nguồn tiền kiếm được từ mảng bất động sản để phát triển các lĩnh vực khác.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 19/5, chỉ số VN-Index tăng vọt và vượt ngưỡng 850 điểm. Nhiều cổ phiếu blue-chips tăng nhanh, trong đó HPG của ông Trần Đình Long tiếp tục tăng trần. Vimhomes tăng 1.100 đồng lên 73.000 đồng/cp.
Theo BVSC, VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và hướng đến thử thách vùng kháng cự 840-845 điểm trong phiên 19/5. Đây vẫn là vùng cản đáng chú ý đối với chỉ số nên BVSC lưu ý khả năng rung lắc mạnh của thị trường khi tiếp cận vùng kháng cự này. Nếu chinh phục thành công vùng cản này, thị trường có cơ hội bước vào nhịp tăng điểm mới để hướng đến vùng kháng cự quan trọng 860-880 điểm trong ngắn hạn.
Diễn biến thị trường sẽ tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu và dòng tiền vẫn sẽ có xu hướng tập trung ở các nhóm ngành như vật liệu xây dựng, xây dựng hạ tầng, bất động sản khu công nghiệp, công nghệ thông tin, dầu khí và nhóm hưởng lợi từ EVFTA (dệt may, thủy sản...). Nhà đầu tư duy trì tỷ trọng danh mục ở mức 35-45% cổ phiếu, nắm giữ các vị thế trong danh mục và có thể xem xét mở các vị thế mua trading trở lại nếu chỉ số vượt thành công kháng cự 940-945 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/5, VN-Index tăng 9,98 điểm lên 837,01 điểm; HNX-Index giảm 0,49 điểm xuống 108,54 điểm. Upcom-Index tăng 0,13 điểm lên 53,29 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 5 ngàn tỷ đồng.
TAR: Quý 1 lãi 32 tỷ đồng gấp 3 lần cùng kỳ, năm 2020 đặt mục tiêu tăng vốn lên 500 tỷ đồng Mặc dù chi phí tăng cao nhưng doanh thu thuần quý 1 của TAR đạt 653 tỷ đồng tăng 87% so với cùng kỳ. Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã CK: TAR) đã công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ. Theo đó doanh thu thuần...