Vingroup là doanh nghiệp BĐS Việt Nam duy nhất được chọn vào Top 100 công ty hàng đầu ASEAN
Tập đoàn Vingroup vừa được Standard and Poor’s (S&P) – một trong 3 tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập và uy tín nhất thế giới – bình chọn vào Top 100 công ty hàng đầu ASEAN năm 2014. Đồng thời, Vingoup cũng được Finance Asia bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” Việt Nam trong công bố phát hành ngày 18/9/2014.
Khu đô thị Vinhomes Times City của Vingroup
Với các tiêu chí: chỉ số tín nhiệm tốt, giá trị vốn hóa thị trường, thông tin minh bạch và công ty đại diện trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ có 2 công ty Việt Nam đủ điều kiện lọt vào danh sách Top 100 doanh nghiệp hàng đầu ASEAN của S&P là Vingroup ( mã chứng khoán VIC) và Vinamilk (mã VNM).
Trong đó, lần đầu tiên, một doanh nghiệp bất động sản Việt Nam được S&P đưa vào danh sách lựa chọn và đánh giá với các tiêu chí khắt khe của S&P. Xét về giá trị vốn hóa, Vingroup luôn thuộc top 5 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với giá trị ước tính đến ngày 22/8/2014 khoảng 3,4 tỷ USD. Vingroup cũng đang là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và luôn thực hiện công bố thông tin minh bạch theo quy định.
Về triển vọng chung, S&P đánh giá Vingroup ở mức ổn định dựa trên phân tích của các chuyên gia có kinh nghiệm và thông tin thu thập từ các tổ chức phát hành và từ các nguồn khác. Việc đánh giá tín nhiệm này thể hiện quan điểm của S&P về khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện tài chính một cách đầy đủ và đúng lúc. Xếp hạng tín dụng của S&P được xem là một chỉ báo quan trọng, có độ tin cậy cao và được nhiều chính phủ, các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư sử dụng.
Video đang HOT
Khu đô thị đẳng cấp bậc nhất VN Vinhomes Reverside
Ngay sau khi danh sách Top 100 công ty hàng đầu ASEAN của S&P công bố, ngày 18/9/2014, Vingroup tiếp tục được Tạp chí danh tiếng Finance Asia. bình chọn là “Tổ chức huy động vốn tốt nhất” – “Region’s Best Borrower in Vietnam” Đây cũng là lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam được Finance Asia đề cử và đoạt giải bên cạnh các tổ chức uy tín như: DBS Singapore, Maybank của Malaysia; PTT của Thái Lan; ICICI của Ấn Độ; Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc của Hàn Quốc….
Khu đô thị Vinhomes Royal City
Giải thưởng dựa trên đánh giá của hơn 1.000 các giám đốc tài chính, giám đốc và quản lý các quỹ đầu tư, chuyên gia phân tích uy tín hàng đầu khu vực với các tiêu chí như doanh nghiệp có tín dụng tốt, quản lý tài chính tốt, minh bạch thông tin tới nhà đầu tư, và có sự liên hệ chặt chẽ với thị trường vốn quốc tế…
Việc Vingroup liên tục được các tổ chức quốc tế độc lập và uy tín bình chọn cho thấy uy tín và tầm ảnh hưởng của Vingroup trên thị trường quốc tế ngày càng cao và đang dần trở thành một doanh nghiệp tiềm năng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.
Theo Dantri
Tài sản ông Phạm Nhật Vượng tăng lên 1,7 tỷ USD
Trong khi đó, tính tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 18/9, khối tài sản mà tỷ phú số 1 Việt Nam đang nắm giữ trên thị trường chứng khoán là 23.066 tỷ đồng.
Tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm 100 triệu USD so với thời điểm tháng 3/2014.
Theo cập nhật từ Tạp chí tài chính Forbes (Mỹ), tại thời điểm cuối ngày 18/9, tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup đã tăng lên 1,7 tỷ USD. Với con số này, vị trí của ông Vượng trên bảng danh sách những người giàu nhất thế giới đã cải thiện lên thứ hạng 1.073
Thứ hạng này cải thiện so với vị trí 1.092 hồi tháng 3/2014 và khối tài sản tương ứng cũng đã tăng 100 triệu USD. Tuy nhiên, vị trí này lại kém xa so với thời điểm năm 2013, khi ông Vượng được xếp trong Top 1.000 với vị trí 974 dù tài sản ròng thời điểm đó là 1,5 tỷ USD, thấp hơn hiện nay.
Hiện tại, với khối lượng cổ phần nắm giữ tại Vingroup là 423,2 triệu đơn vị, tương ứng 30,62% vốn điều lệ công ty, tính tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 18/9, khối tài sản mà tỷ phú số 1 Việt Nam đang nắm giữ trên thị trường chứng khoán là 23.066 tỷ đồng.
Thị giá hiện tại của VIC ở mức 54.500 đồng/cp (sau khi đã bị pha loãng bởi đợt phát hành thêm chia cổ phức ngày 26/8), tăng 19,26% so với thời điểm đầu năm. Và qua đó, cũng đã đưa khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng hơn 3.100 tỷ đồng so với đầu năm.
Hồi tháng 8 vừa rồi, lần đầu tiên Vingroup đã chia cổ tức tiền mặt kể từ năm 2011, mỗi cổ phiếu nhận 2.149 đồng cổ tức. Tương ứng, với 284,6 triệu cổ phiếu sở hữu ở thời điểm đó, ông Vượng được chia khoản cổ tức trị giá khoảng 612 tỷ đồng. Trừ đi 5% thuế thu nhập cá nhân, khoản thực nhận đạt hơn 580 tỷ đồng.
Đồng thời, ngày Vingroup cũng phát hành thêm 452,73 triệu cổ phần để trả cổ tức với tỷ lệ 1.000:487 (tức cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 487 cổ phần mới). 26/8/2014 là ngày giao dịch không hưởng quyền, và với việc bị pha loãng, thị giá VIC đã điều chỉnh từ 80.500 đồng/cp xuống còn 57.500 đồng/cp.
Hiện VIC đang là một trong những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán, đạt 75.339 tỷ đồng. Tập đoàn này đang có những thương vụ đình đám thời gian gần đây như trở thành nhà đầu tư chiến lược của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vintatex), mua lại toàn bộ cổ phần Hanoi Starbowl, tham gia góp vốn thành lập Cty TNHH Xây dựng Vincom 3...
Bên cạnh đó, doanh số bán căn hộ tại dự án Times City thuận lợi. Các yếu tố này đang mang tạo đà cho giá cổ phiếu VIC thời gian sắp tới, đồng nghĩa với triển vọng nới rộng thêm khối tài sản trên sàn chứng khoán của Chủ tịch Vingroup.
Việt Nam đang được đánh giá sẽ trở thành quốc gia bùng nổ về số lượng triệu phú trong thập kỷ tới. Những đại gia tỷ "đô" dần lộ diện nhiều hơn. Mới đây, hai người Việt tiếp tục lọt vào danh sách siêu giàu do Ngân hàng Thụy Sỹ và Wealth-X công bố. Tổng tài sản của hai nhân vật này khoảng 3 tỷ USD.
Mai Chi
Theo dantri
Bom tấn của TOP tiếp tục thống trị phòng vé xứ Hàn Bộ phim "Tazza: The High Rollers 2" đứng đầu danh sách phim ăn khách nhất tại Hàn Quốc hai tuần liên tiếp, thu hút hơn 3 triệu lượt khán giả. Là tập tiếp theo của bộ phim Tazza hồi năm 2006, Tazza: The High Rollers 2 của đạo diễn Kang Hyeong Cheol và có TOP thủ vai chính bán được hơn 540.000 vé...