Vingroup chuyển toàn bộ vốn tại Vinpro cho công ty con
Vingroup hiện đang sở hữu 64,63% vốn tại Vinpro. Tính đến cuối tháng 2/2019, hệ thống Vinpro & Viễn Thông A có 242 cửa hàng trên cả nước.
Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup vừa ra nghị quyết về việc chuyển nhượng cổ phần tại công ty con.
Theo đó, nhằm mục đích tái cơ cấu sở hữu nội bộ, Vingroup đã chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong Công ty cổ phần Kinh doanh và Thương mại Dịch vụ VinPro cho công ty con.
Sau khi chuyển nhượng, Tập đoàn Vingroup không còn là cổ đông nhưng vẫn là công ty mẹ của VinPro. Theo số liệu tính đến cuối quý 1/2019, Tập đoàn Vingroup nắm 64,63% tại Vinpro.
Vinpro là công ty hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ thiết bị nghe nhìn, máy tính, phần mềm và thiết bị viễn thông. Thương hiệu Vinpro được ra đời từ tháng 3/2015, trong khi công ty Vinpro mới thành lập năm 2018 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, sau khi được tách ra từ VinCommerce.
Video đang HOT
Trước đây, hệ thống Công nghệ – Điện máy VinPro gồm 2 mô hình kinh doanh VinPro và VinPro . Trong đó, VinPro là các Trung tâm Công nghệ – Điện máy, tọa lạc tại tất cả các trung tâm thương mại thuộc hệ thống Vincom, diện tích khoảng 3.000m2/cửa hàng còn VinPro là chuỗi cửa hàng công nghệ tập trung tại các tỉnh, thành phố lớn, diện tích khoảng 200-500m2/cửa hàng.
Tuy nhiên, từ tháng 9/2016, VinCommerce đã quyết định dừng hoạt động chuỗi bán lẻ VinPro , chỉ còn các trung tâm VinPro vẫn được duy trì và phát triển.
Tại thời điểm cuối tháng 2/2018, hệ thống Vinpro mới chỉ có 36 cửa hàng. Tuy nhiên, sau khi thâu tóm Viễn Thông A hồi tháng 9/2018, số lượng cửa hàng đã tăng lên 242. Tổng cộng, Vingroup đang sở hữu gần 2.100 điểm bán lẻ trên cả nước và là hệ thống bán lẻ lớn nhất hiện nay.
Theo GenK
Đằng sau cú bán mình của Viễn Thông A
Như chúng ta đã biết, hệ thống bán lẻ điện thoại di động và phụ kiện Viễn Thông A đã được bán lại cho Vingroup và chính thức sáp nhập vào Vinpro - một công ty con của tập đoàn Vingroup - từ ngày 30/11/2018.
Tuy nhiên, phải tới gần đây khi Vingroup công bố báo cáo tài chính (BCTC) năm 2018 sau kiểm toán, thông tin về thương vụ này mới lộ rõ hơn.
Cú bán mình 39 tỉ đắt hay rẻ?
Một con số được BCTC 2018 của Vingroup thể hiện, tổng mức phí mua lại hệ thống bán lẻ Viễn Thông A là 39 tỉ đồng. Trên thực tế đây là con số tiền mặt phía Vingroup trả cho các cá nhân và tổ chức sở hữu cổ phần tại Viễn Thông A bán lại sau khi đã cấn trừ và tính toán xong các khoản nợ, hàng tồn kho cùng với khối tài sản và các khoản phải thu...
Về tài sản, cho tới lúc bán mình, Viễn Thông A có giá trị tài sản được xác định hợp lí khoảng 606,5 tỉ đồng. Đáng nói trong cơ cấu tài sản này có đến hơn 221 tỉ đồng hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn hơn 146 tỉ đồng, chi phí trả trước dài hạn hơn 69 tỉ đồng... Đáng chú ý là, tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình tại Viễn Thông A được xác định chỉ hơn 97 tỉ đồng.
Trong khi đó, các khoản nợ phải trả của Viễn Thông A lên đến hơn 604 tỉ đồng trong đó nợ vay ngắn hạn hơn 455 tỉ đồng, nợ phải trả người bán ngắn hạn hơn 103 tỉ đồng và các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác xấp xỉ 46 tỉ đồng. Sau cấn trừ giữa tài sản và nợ phải trả, tổng tài sản thuần của hệ thống bán lẻ Viễn Thông A tại thời điểm bán mình chỉ còn hơn 2,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, phía Vingroup đã chi ra 39 tỉ đồng để trả phí cho thương vụ, trong đó gồm 13 tỉ đồng cho lợi ích cổ đông không kiểm soát và hơn 23,6 tỉ đồng cho lợi thế thương mại từ hợp nhất kinh doanh.
BCTC 2018 sau kiểm toán của Vingroup cũng cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2018 đến ngày Vingroup mua lại 21/8/2018, Viễn Thông A đã lỗ trước thuế đến 226 tỉ đồng.
Như vậy, mức phí mua lại Viễn Thông A 39 tỉ đồng chỉ là con số có tính chất "bề nổi". Trên thực tế, Vingroup trong thương vụ này sẽ phải xử lí nhiều vấn đề khác, lớn nhất là phải thanh toán các khoản nợ phải trả lên đến hơn 604 tỉ đồng, song song đó là phải xử lí đống hàng tồn kho được định giá hơn 221 tỉ đồng nhưng chưa chắc đã bán được để thu về khoản tiền đúng con số này, tương tự như thế là các khoản phải thu khác...
Sự sụp đổ đáng tiếc của một "đế chế"
Trên thị trường bán lẻ điện thoại, laptop và phụ kiện, Viễn Thông A chính là hệ thống ra đời sớm nhất, từ năm 1997. Trong giai đoạn từ năm 2005-2010, Viễn Thông A cùng với Thế Giới Di Động là hai hệ thống bán lẻ điện thoại và laptop hàng đầu. Và tại nhiều thời điểm, Viễn Thông A còn ở vị trí "anh cả" vượt mặt cả Thế Giới Di Động.
Tháng 11/2011, Viễn Thông A đã bắt tay với TD Mobile của Nhật Bản hứa hẹn sẽ thúc đẩy hệ thống này phát triển mạnh mẽ đặc biệt là mảng dịch vụ giá trị gia tăng. Những năm tiếp theo, Viễn Thông A chiêu dụ được không ít "chiến tướng" về đầu quân nhưng chỉ một thời gian không lâu họ đều ra đi...
Sự gia nhập của TD Mobile vào Viễn Thông A cuối cùng cũng không thể giúp hệ thống này bật lên được, ngược lại càng ngày càng bị đối thủ từng một thời ở vị trí số 2 là Thế Giới Di Động bỏ xa.
Thậm chí, những chuỗi sinh sau đẻ muộn ra đời vào thời điểm Viễn Thông A đã là một cái tên sừng sững trong làng bán lẻ điện thoại di động, như FPT Shop và Viettel Store, cũng đã không khó gì để vượt qua Viễn Thông A trong khoảng năm, sáu năm trở lại đây.
Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Viễn Thông A một thời lừng lẫy được không ít người từng làm việc tại đây chia sẻ, nguyên nhân lớn nhất là sự điều hành gia đình trị. Ngay từ thời điểm Viễn Thông A còn khá "hào sảng" 5 năm về trước đã có không ít nhận định rằng, cách điều hành gia đình trị tại Viễn Thông A có thể dẫn đến hệ lụy nặng nề vì nó bào mòn nhiệt huyết của nhân viên, nó không kích thích được sáng tạo của những giám đốc, trưởng bộ phận.v.v... vì nhiều kế hoạch được xây dựng lên một cách đầy hào hứng nhưng sau đó đa phần bị xếp vào ngăn kéo sau khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt thực thi.
Với thực tế lỗ trước thuế lên đến 226 tỉ đồng trong chưa đầy tám tháng đầu năm 2018, những chủ cũ của Viễn Thông A khó có con đường nào khác là bán đi doanh nghiệp mà họ từng cất công gầy dựng. Và đây có lẽ cũng là con đường duy nhất, "bán mình sớm, bớt khổ đau" để chặn đứng sự thua lỗ tiếp theo.
Với chủ mới là Vingroup, hệ thống Viễn Thông A dù có đổi tên hay không thì cũng sẽ phải điều chỉnh, cơ cấu lại hoạt động, đặc biệt là cách điều hành và vận hành hệ thống bán lẻ này.
Theo VN Review
Công ty con của Huawei tại Mỹ cắt đứt hoạt động với công ty mẹ Có thể thấy Futurewei làm vậy là vì lo ngại mối quan hệ của họ với Huawei có thể khiến các trường đại học tại Mỹ dừng hợp tác nghiên cứu với họ. Theo nguồn tin của Reuters, bộ phận nghiên cứu tại Mỹ của hãng Huawei Technologies - hãng Futurewei Technologies - đã chuyển hướng hoạt động sang tách biệt với công...