Vingroup bắt tay vào sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt tại các nhà máy VinFast và VinSmart
12 giờ trưa ngày 30/3/2020 Lãnh đạo Tập đoàn đã triệu tập phiên họp khẩn cấp và yêu cầu tất cả các Viện nghiên cứu của Tập đoàn dừng hết các việc hàng ngày, tập trung vào tìm kiếm và nghiên cứu các phương án để có thể sản xuất được các loại máy thở.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid 19, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ Tướng Trịnh Đình Dũng, ngày 3/4/2020 Tập đoàn Vingroup công bố quyết định triển khai việc sản xuất máy thở các loại (Xâm nhập và Không Xâm nhập) và máy đo thân nhiệt nhằm cung ứng cho thị trường Việt Nam.
12 giờ trưa ngày 30/3/2020 Lãnh đạo Tập đoàn đã triệu tập phiên họp khẩn cấp và yêu cầu tất cả các Viện nghiên cứu của Tập đoàn dừng hết các việc hàng ngày, tập trung vào tìm kiếm và nghiên cứu các phương án để có thể sản xuất được các loại máy thở. Các đơn vị được giao trọng trách chủ lực là Viện nghiên cứu – thiết kế Ô tô 1, Viện nghiên cứu – thiết kế Ô tô 2, Viện nghiên cứu Thiết bị Di động, Viện nghiên cứu – thiết kế Thiết bị Gia đình Thông minh, Viện nghiên cứu thiết kế Thiết bị Viễn thông, Viện nghiên cứu thiết kế Pin Thông minh, Nhà máy sản xuất Ô tô VinFast và Nhà máy sản xuất các thiết bị điện tử VinSmart, tất cả các Cán bộ Lãnh đạo Tập Đoàn và các ban phòng chuyên môn có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ và được yêu cầu làm việc trực tiếp điện thoại 24/24.
Chỉ sau một ngày đêm các đơn vị đã tìm được rất nhiều đối tác sẵn sàng chia sẻ thiết kế và các thông tin cần thiết để có thể bắt đầu triển khai. Ngay sau đó Vingroup đã ký kết hợp đồng license với hãng Medtronic của Mỹ để được sử dụng thiết kế của họ cho Máy thở Xâm nhập nhãn hiệu P560, đồng thời bắt tay vào nghiên cứu Máy thở Không Xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng
Việc cung ứng được chia thành 2 nhóm: Nhóm các linh kiện có thể mua được trên thị trường và nhóm các linh kiện Vingroup phải tự chế tạo, hoặc hợp tác/hỗ trợ các đối tác chế tạo do công suất sản xuất của họ đã hết. “Vingroup có một lợi thế là có 2 Công ty sản xuất ô tô và thiết bị điện tử, vì vậy chúng tôi có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiêt khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử. Chúng tôi cũng có các kỹ sư thiết kế giỏi để có thể chuyển hóa các thiết kế concept, thiết kế 2D do các hãng cung cấp thành các thiết kế chi tiết, đầy đủ theo yêu cầu của các nhà sản xuất”- Bà Lê Thị Thu Thủy- Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup chia sẻ.
Dự kiến các lô linh kiện của Máy thở Không Xâm nhập đầu tiên sẽ về đến nhà máy sau 2 tuần nữa và sau 4 tuần sẽ có các lô linh kiện của Máy thở Xâm nhập. Một ngày sau khi đủ linh kiện VinFast sẽ cho xuất xưởng các loại máy thở để chuyển Bộ Y Tế, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và cấp chứng nhận chất lượng trước khi đưa vào sử dụng tại các cơ sở Y tế trên toàn quốc.
Các máy máy đo thân nhiệt đã được sản xuất thử nghiệm thành công với chi phí linh kiện chỉ 16 triệu VNĐ, thấp hơn hàng chục lần so với các máy đo thân nhiệt trên thị trường hiện nay. Giá linh kiện dự kiến của các Máy thở Không Xâm nhập khoảng 22 triệu VNĐ, với máy Xâm nhập là 160 triệu VNĐ.
“Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp các thiết bị này cho Bộ Y Tế Việt Nam với đúng giá thành linh kiện, và không tính tất cả các chi phí vận chuyển, thuế các loại, chi phí nhân công, sản xuất… vào giá thành. Trước mắt, chúng tôi sẽ tặng cho Bộ Y tế 5.000 máy thở Không Xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch”- Ông Nguyễn Việt Quang Tổng giám đốc Vingroup cho biết. “Ngoài ra với công suất của các nhà máy VinFast, VinSmart có thể sản xuất tới 45.000 Máy thở Không Xâm nhập và 10.000 Máy thở Xâm nhập mỗi tháng, chúng tôi có thể hỗ trợ các nhà sản xuất khác trên Thế giới để gia công thiết bị cho họ, hoặc cung cấp một phần nhu cầu – số lượng cụ thể phụ thuộc vào khả năng cung ứng linh kiện của các đối tác”.
Video đang HOT
Châu Cao
Vingroup bù lỗ gần 10.000 tỷ ở mảng sản xuất ôtô, điện thoại
Mảng sản xuất ôtô và điện thoại đã thay thế bán lẻ để trở thành mảng kinh doanh lỗ trước thuế bộ phận nhiều nhất tại Tập đoàn Vingroup.
Tập đoàn Vingroup mới đây đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.
Riêng quý IV năm ngoái, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận 38.176 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 1% so với cùng năm trước. Nhờ việc giảm được giá vốn để cải thiện biên lãi gộp từ 20,4% lên 23,2%, lợi nhuận gộp công ty này thu về trong năm đã tăng hơn 15%.
Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính quý vừa qua cũng tăng hơn gấp đôi, mang về 8.612 tỷ đồng.
Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận khoản lãi kỷ lục trong năm 2019. Ảnh: Bloomberg.
Mỗi ngày thu 43 tỷ lợi nhuận, trả 20 tỷ đồng tiền lãi
Dù các chi phí phát sinh trong quý của tập đoàn này đều tăng, Vingroup vẫn thu về khoản lợi nhuận trước thuế đạt 6.255 tỷ đồng, tăng 14% cùng kỳ. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp của tỷ phú giàu nhất Việt Nam lãi ròng 3.590 tỷ đồng quý IV, tăng 9%.
Tính trong cả năm 2019, Vingroup đạt 130.790 tỷ đồng doanh thu thuần và khoản lợi nhuận trước thuế đạt 15.639 tỷ, tăng lần lượt 7% và 13% so với cả năm 2018. Lợi nhuận sau khi trừ thuế cũng trên 7.700 tỷ, tăng 24%.
Đây cũng là kết quả kinh doanh cao nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp này.
Để có mức lợi nhuận cao kỷ lục nói trên, Vingroup năm vừa qua cũng phải tăng cường vay nợ khiến chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) tăng cao. Trong đó, chi phí lãi vay riêng quý IV đã tăng 2,5 lần, còn chi phí lãi cả năm tăng gần gấp đôi, đạt hơn 7.140 tỷ đồng.
Như vậy, để đạt được doanh thu bình quân 358 tỷ đồng/ngày và lợi nhuận trước thuế 43 tỷ đồng/ngày, Vingroup cũng phải chi trả gần 20 tỷ tiền lãi mỗi ngày.
Năm 2019, tổng nợ phải trả của tập đoàn đã tăng trên 99.000 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng gần 12.000 tỷ, vay dài hạn tăng 25.000 tỷ, và người mua trả tiền trước (các dự án bất động sản) cũng tăng xấp xỉ 27.000 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2019, tổng nợ phải trả của Vingroup đã lên tới gần 288.000 tỷ, chiếm 70% tổng tài sản và nguồn vốn doanh nghiệp. Trong số nợ phải trả hơn 12 tỷ USD này, các khoản nợ có phát sinh lãi suất chiếm khoảng 45%, gồm trên 31.000 tỷ đồng ngắn hạn và 86.500 tỷ đồng dài hạn. Tập đoàn cũng còn trên 10.000 tỷ đồng trái phiếu hoán đổi có lãi suất.
Phần lớn khoản tiền vay tăng thêm được tập đoàn dùng để tài trợ vốn cho các công ty con.
Cũng trong năm 2019, tổng tài sản tập đoàn này đã tăng gần 42%, trong đó tăng chủ yếu nằm ở bộ phận bất động sản và sản xuất (40.000-50.000 tỷ đồng mỗi bộ phận).
Lỗ gần 10.000 tỷ mảng sản xuất ôtô, điện thoại
Trong kết quả kinh doanh năm vừa qua, chuyển nhượng và cho thuê bất động sản vẫn là hai mảng kinh doanh chính mang về đa số doanh thu và lợi nhuận. Còn lại hầu hết mảng kinh doanh của Vingroup đều vận hành trong tình trạng lỗ trước thuế.
Cụ thể, riêng mảng bất động sản và các hoạt động liên quan (trước loại trừ) năm nay đã đóng góp khoảng 56% doanh thu hợp nhất toàn tập đoàn. Trong đó, hoạt động chuyển nhượng bất động sản mang về hơn 28.400 tỷ đồng tiền lãi trước thuế và hoạt động cho thuê mang về gần 3.600 tỷ đồng.
Còn lại, từ hoạt động y tế, giáo dục, bán lẻ cho tới sản xuất của Vingroup đều lỗ trước thuế bộ phận.
Trong năm 2019, sản xuất là bộ phận kinh doanh được dồn nhiều nguồn lực tài chính nhiều nhưng lại là mảng thua lỗ nhiều nhất. Riêng bộ phận này năm vừa qua đóng góp khoảng 10.000 tỷ đồng doanh thu thuần trước loại trừ (8%) nhưng lỗ trước thuế tới 9.755 tỷ đồng, cao nhất trong các hoạt động kinh doanh của Vingroup.
Trong năm 2018 trước đó, với 579 tỷ đồng doanh thu mảng này cũng đã lỗ trên 1.000 tỷ đồng.
Sản xuất cũng đã vượt bán lẻ trở thành mảng kinh doanh khiến bất động sản của Vingroup phải bù lỗ nhiều nhất năm qua. Mảng bán lẻ (chủ yếu từ VinMart và VinMart ) năm qua ghi nhận hơn 31.800 tỷ đồng doanh thu thuần nhưng lỗ trước thuế 5.582 tỷ đồng.
Bộ phận kinh doanh dịch vụ khách sạn du lịch, vui chơi giải trí cũng lỗ 3.285 tỷ đồng; y tế lỗ 1.409 tỷ đồng; và giáo dục lỗ 125 tỷ đồng...
Đại diện Vingroup từng cho biết việc bù lỗ cho lĩnh vực sản xuất ôtô, điện thoại trong giai đoạn đầu đã nằm trong dự liệu của công ty do mới tham gia vào hai lĩnh vực công nghiệp và công nghệ.
Mới đây, tập đoàn này cũng đã phải rút lui khỏi mảng bán lẻ để dồn lực cho công nghiệp và công nghệ. Theo đó, Vingroup đã nhượng lại chuỗi VinMart, VinMart cho Tập đoàn Masan điều hành, giải thể chuỗi điện máy VinPro, sáp nhập Adayroi vào VinID, cũng như dừng dự án hàng không Vinpearl Air...
Giải thích cho động thái này, đại diện Vingroup cho biết tập đoàn sẽ tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp - công nghệ với nòng cốt là hãng sản xuất xe hơi VinFast và điện thoại VinSmart.
Thực tế, tổng tài sản bộ phận sản xuất của Vingroup đến cuối năm 2019 đã vượt mốc 100.000 tỷ đồng, tăng hơn 50.000 tỷ đồng so với đầu năm và đã tương đương gần 70% bộ phận bất động sản cho thấy tham vọng rất lớn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng với mảng kinh doanh này.
Hiện sản xuất là bộ phận có tài sản lớn thứ 2 tại Vingroup chiếm trên 20% tổng tài sản hợp nhất toàn tập đoàn.
Theo Zing.vn
Cổ phiếu không tăng giá, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng vẫn tăng vùn vụt Đã 4 phiên giao dịch liên tiếp kể từ ngày 15/1, cổ phiếu VIC của Vingroup không tăng giá. VIC đã trải qua 3 phiên đứng giá và 1 phiên giảm giá trong 4 phiên giao dịch gần đây. Kết thúc phiên giao dịch 20/01 ở mức giá 114.900 đồng/cp. Mặc dù cổ phiếu không tăng giá, nhưng tài sản của tỷ phú...