VinFast báo lỗ gần 6.600 tỷ đồng nửa đầu năm
VinFast báo lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 6.591 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với con số lỗ 1.570 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp vừa tăng vốn điều lệ lên 26.916 tỷ đồng vào tháng 5 vừa qua.
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast báo lỗ sau thuế nửa đầu năm 6.591 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với con số lỗ 1.570 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Vốn chủ sở hữu ở mức 28.116 tỷ đồng, tăng thêm 3.019 tỷ đồng so với thời điểm 30/6/2019, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,81.
VinFast là đơn vị phát triển lĩnh vực sản xuất xe máy, ôtô của Tập đoàn Vingroup (VIC). Doanh nghiệp được thành lập năm 2017 với vốn điều lệ ban đầu 500 tỷ đồng, đến tháng 5 đạt 26.916 tỷ đồng. Trong đó, Vingroup sở hữu 51,15% vốn và ông Phạm Nhật Vượng nắm 48,77% vốn.
Còn theo BCTC của Vingroup, nửa đầu năm, hoạt động sản xuất bao gồm sản xuất ôtô, xe máy điện và các sản phẩm điện thông minh – gia dụng, tức là gồm VinFast và Vsmart, lỗ trước thuế theo bộ phận 5.228 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước lỗ 2.929 tỷ đồng.
Nguồn: VinFast
Nhà máy sản xuất ôtô VinFast được khởi công vào 2/9/2017, sau 21 tháng xây dựng, đi vào hoạt động từ 14/6/2019. Sản phẩm gồm xe máy điện Klara, Klara S, Ludo và Impes; xe ôtô Lux A2.0, Lux SA2.0, Fadil. Trong đó, các dòng sản phẩm xe máy điện của VinFast được ra mắt người tiêu dùng vào tháng 11/2018 và sản phẩm ôtô gia nhập thị trường từ tháng 6/2019.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup cho biết chiến lược của Vingroup với VinFast là xác định đầu tư lớn, quyết liệt và chấp nhận bù lỗ từ 3 đến 5 năm với mục tiêu hướng đến là thị phần.
Video đang HOT
Trong thời gian qua, doanh nghiệp liên tục mở rộng mạng lưới showroom, đại lý, xưởng dịch vụ trên cả nước. Tính đến tháng 8, VinFast đã xây dựng mạng lưới hơn 70 showroom, đại lý, xưởng dịch vụ trên cả nước. Ngoài ra, vào tháng 6, doanh nghiệp đã khai trương văn phòng tại Melbourne (Australia) với mục tiêu nghiên cứu, phát triển các dòng xe mới, đặt nền móng mở rộng hoạt động ra quốc tế.
Vị Chủ tịch Vingroup đặt ra chiến lược là tập trung để xuất khẩu sản phẩm của VinFast qua Mỹ, sau khi thành công mới phát triển các thị trường khác.
Cổ phiếu nông nghiệp đang hút dòng tiền, bộ đôi HAG-HNG tạo 'sóng' do đâu?
Phiên 8/9, VN-Index tăng nhẹ 2 điểm sau khi giảm điểm sâu, nổi bật trong đó là cổ phiếu của nhóm nông nghiệp, thực phẩm, hơn hết nữa là giao dịch đột biến đến từ bộ đôi cổ phiếu của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức).
Do đâu HAG-HNG nổi sóng?
Cổ phiếu HAG và HNG của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và CTCP Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) trở thành điểm sáng bất ngờ cả về giá cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu khớp lệnh. Tổng cộng đã có 24,3 triệu cổ phiếu HAG và 10,11 triệu cổ phiếu HNG, mức cao kỷ lục từ cuối năm 2018.
Đóng cửa phiên 7/9, cặp đôi cổ phiếu của bầu Đức đã tăng lần lượt 5,75% và 4,56%. Còn trong phiên, đa phần cổ phiếu được sang tay với mức giá kịch trần. Giá trị tài sản chứng khoán của bầu Đức tăng thêm 82,4 tỷ đồng.
Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có thông báo về việc chuyển cổ phiếu HNG của HAGL Agrico từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo từ ngày 7/9. Lý do Công có lãi ròng 6 tháng đầu năm 2020 là 11 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2020 giảm về âm 2 tỷ đồng.
Luỹ kế nửa đầu năm, doanh thu HAGL Agrico vào mức 1.166 tỷ đồng, tăng 49%, chủ yếu là doanh thu cây ăn trái. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 10 tỷ, trong khi cùng kỳ 2019 lỗ ròng hơn 751 tỷ đồng.
Năm 2020, HAGL Agrico đặt kế hoạch doanh thu 4.307 tỷ đồng, gấp 2,3 lần doanh thu đạt được năm 2019, tương ứng lãi trước thuế 566 tỷ đồng. Như vậy, nửa đầu năm Công ty đã lần lượt thực hiện được 27% chỉ tiêu doanh thu và khoảng 2% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020, ban lãnh đạo HAGL Agrico chia sẻ tới thời điểm hiện tại, HNG đã trồng thêm được 3.000 ha chuối, 1.000 ha xoài và tổng diện tích cây ăn trái đạt khoảng 24.000 ha.
Công ty đang tập trung nhiều về chuối, bên cạnh đó là xoài. Về thị trường chuối ở Trung Quốc 1 năm tiêu thụ 17 triệu tấn, tháng 10 đến tháng 4 giá cực tốt, vào hè sản lượng tốt nhưng giá thấp do đó kéo theo kết quả kinh doanh 6 tháng chưa cao, tập trung vào tháng 10 và quý 4.
HNG cũng cho hay tuy sản lượng chưa lớn nhưng có thêt cạnh tranh để xuất khẩu sang Mỹ do chi phí nhân công, và thời gian vận chuyển ngắn. Các sản phẩm bưởi, sầu riêng, thanh long số lượng không nhiều so với chuối và xoài, năm nay Công ty đang tập trung xoài keo.
Sau thời gian tái cấu trúc quyết liệt với sự hỗ trợ của Thaco, HAGL Agrico bước đầu ghi nhận tín hiệu khả quan, những tín hiệu trên cho thấy doanh nghiệp hoạt động trong mảng nông nghiệp của bầu Đức đã có những bước hồi phục đáng kể.
Còn với HAGL, lãi ròng sau soát xét của Công ty tăng đáng kể so với con số ghi nhận của báo cáo tự lập. Cụ thể, doanh thu thuần không biến động nhiều so với báo cáo tự lập, ghi nhận ở mức 1.471 tỷ đồng.
Thay đổi lớn nhất là doanh thu hoạt động tài chính khi giảm gần 75 tỷ đồng về mức 350 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí tài chính cũng giảm 153 tỷ đồng xuống 599 tỷ đồng.
Đáng nói là khoản lợi nhuận khác, trong khi báo cáo tự lập có lãi 21 tỷ đồng thì báo cáo soát xét chuyển sang lỗ 69 tỷ đồng.
Sau cùng, HAGL lỗ sau thuế 134 tỷ đồng, tuy nhiên do lỗ sau thuế của cổ đông không kiểm soát lên tới 241 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ lỗ 84 tỷ đồng) nên lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ sau soát xét ghi nhận tới 107 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm gần 48 tỷ đồng.
HAGL có giải trình hoạt động kinh doanh thua lỗ do trong kỳ chi phí lãi vay và chi phí vận chuyển cao, song song tiếp tục đánh giá các tài sản không hiệu quả làm phát sinh lỗ khác. Ngược lại, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ghi nhận dương 107 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với con số âm 48 tỷ đồng trong báo cáo tự lập.
Tuy kết quả kinh doanh chuyển từ lỗ sang lãi, song HAGL cũng nhận về nhiều ý kiến của đơn vị kiểm toán. Theo đó, kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến khoản phải thu tại ngày 30/6, HAG đã ghi nhận các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn tồn đọng với tổng giá trị hơn 10.800 tỷ đồng.
Tuy nhiên, kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi của số dư nợ tồn đọng hơn 7.298 tỷ đồng (nằm trong số dư trên). Theo đó, phía kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các khoản mục nói trên hay không và các ảnh hưởng nếu có đến BCTC hợp nhất bán niên 2020 của HAGL.
Ngoài ra, kiểm toán còn nhấn mạnh rằng, khoản nợ ngắn hạn tại ngày 30/6 đã vượt quá tài sản ngắn hạn của HAG với số tiền hơn 1.372 tỷ đồng. Cùng với những vấn đề khác được nêu trong thuyết minh số 2.1 cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.
Cả họ cổ phiếu nông nghiệp đều hút tiền?
Không chỉ bộ đôi cổ phiếu HAG-HNG tạo sóng mà các cổ phiếu nông nghiệp cũng thu hút được dòng tiền trên thị trường chứng khoán.
Nhiều chuyên gia cho rằng, giá cổ phiếu nông nghiệp "sốt giá" trong bối cảnh tâm lý của nhà đầu tư lo ngại nhu cầu nông sản sẽ lên cao còn nguồn cung bị ảnh hưởng do lũ lụt tại Trung Quốc, từ đó đẩy giá các mặt hàng này.
Mới đây, tờ Asia Nikkei cho hay, kể từ tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã phải đối mặt với một loạt trận lũ lụt kinh hoàng, kéo dài từ khu vực Tây Nam đến bờ biển phía Đông nước này. Giới chức Trung Quốc gọi đây là thảm họa tồi tệ nhất kể từ năm 1981, với ước tính thiệt hại lên đến 25 tỷ USD và hàng triệu người buộc phải sơ tán.
Theo đó, trong tuần giao dịch 31/8-1/9, ở nhóm nông nghiệp, SJF ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 3 triệu đơn vị/phiên nhờ 2 phiên trần cuối tuần. Giá cổ phiếu này cũng tăng tới gần 17% trong tuần qua.
Có biến động thanh khoản tương tự như SJF song giá cổ phiếu TSC lại ngược chiều, giảm nhẹ gần 3% trong tuần qua. Trong khi đó, HSL cũng chịu cảnh giảm giá nhẹ dù khối lượng giao dịch bình quân tăng hơn 70% so với tuần trước.
Riêng trong phiên 8/9, cổ phiếu ngành nông nghiệp, lương thực, thực phẩm tiếp tục bứt phá mạnh mẽ với những cái tên đáng chú ý như SSN, VNH, ICF, ANV, TAC, SEA, CTP, AGM, FMC, TAR, KDC, ABT, SBT, DBC, VHC...
Chính sách nhập khẩu gạo thay đổi, nửa đầu năm 2020 Vinafood II tăng gấp 3 lần mức lỗ lên hơn 160 tỷ đồng Được biết, Vinafood II hiện là công ty sản xuất gạo lớn nhất nước và sở hữu cổ phần tại hàng loạt công ty con. Năm 2018, Công ty chính thức cổ phần hoá và chuyển hình thức hoạt động sang CTCP. Tổng Công ty Lương thực Miền Nam - CTCP (Vinafood II, VSF) vừa công bố BCTC quý 2/2020 với doanh thu...