Vine đã chết, tiếp theo là Twitter?
Vine – sản phẩm được mua lại 4 năm trước – có rất nhiều điểm giống với Twitter. Cái chết của ứng dụng này là lời cảnh báo sâu sắc cho chính Twitter.
Tuần trước, Twitter công bố kế hoạch khai tử Vine – ứng dụng video ngắn họ mua lại 4 năm trước trong một nỗ lực đẩy mạnh mảng video trên mạng xã hội.
Không có lý do nào được đưa ra cho việc đóng cửa Vine. Tuy nhiên, động thái này xuất hiện chỉ vài giờ sau khi Twitter công bố cắt giảm một lượng lớn nhân sự trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu vãn lợi nhuận, theo CNN.
Sự thất bại của Vine phản ảnh khó khăn mà chính Twiter gặp phải trong cuộc chiến lớn hơn. Mặc dù có một cộng đồng người dùng trung thành lên đến hàng triệu người, Vine bị tầm nhìn lộn xộn của Twitter giết chết. Nó không có một con đường rõ ràng để đi.
Twitter vừa công bố khai tử Vine. Ảnh: CNN.
Có thể Twitter vẫn sẽ giữ Vine lại nếu không bị áp lực quá lớn của việc cắt giảm nhân sự. Khi Twitter mua Vine với giá tin đồn 30 triệu USD, có hàng tá những ứng dụng video dạng mạng xã hội xuất hiện. Vine có một lợi thế quá lớn: Truy cập cơ sở người dùng của Twitter.
Twitter và Vine đều tập trung vào sự ngắn gọn. Cả 2 ứng dụng đều hấp dẫn những người làm công việc sáng tạo, người nổi tiếng và các thương hiệu.
Dick Costolo – CEO của Twitter khi đó – mô tả Vine là “ngôi sao sáng tiếp theo” sau khi mua lại nó. Jack Dorsey – CEO hiện tại, cũng là đồng sáng lập của Twitter – gọi đây là một trong những thương vụ mang tính nền tảng. Tuy nhiên, Vine vẫn thất bại.
Nó gặp vấn đề tương tự như Twitter: Hấp dẫn những người có ảnh hưởng nhưng gặp khó trong việc trở thành một nền tảng như Facebook, nơi hầu hết mọi người cảm thấy thoải mái khi đăng một nội dung nào đó. “Nó không tạo được một cộng đồng nơi tất cả mọi người cảm thấy họ có thể tham dự”, Josh Elman – cựu quản lý sản phẩm tại Twitter cho hay.
Bắt đầu từ cuối năm ngoái, Twitter bắt đầu tập trung vào live stream video với Periscope. Twitter đánh cược rằng họ có thể tăng trưởng trở lại bằng cách live stream các trận đấu NFL và chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.
So với các nỗ lực đó, Vine giống như một đứa con bị bỏ rơi. Vine chỉ được nhắc đến 1 lần trong 4 cuộc họp quý gần nhất của Twitter. Periscope – trong khi đó – luôn được dành phần lớn thời gian để thảo luận.
Video đang HOT
Bài học thu được là bất cứ sản phẩm nào đều phải chứng minh được nó có chỗ để phát triển và kiếm tiền để tồn tại, khi đã thuộc về một công ty giao dịch công khai.
Ngày hôm nay là Vine. Một ngày nào đó, có thể Twitter sẽ là cái tên bị khai tử.
Đức Nam
Theo Zing
Vì sao Vine chết?
Vine - ứng dụng quay video 6 giây được Twitter mua lại năm 2012 giá 30 triệu USD - vừa bị chính họ tuyên bố đóng cửa trong vài tháng tới.
Vine là ứng dụng hàng đầu trên Internet trong việc tạo các video ngắn, xuất phát từ một ý tưởng hoàn toàn ngẫu nhiên. Các nhà sáng lập đã tạo ra công cụ quay clip trong 6 giây, một cách để người dùng ghi lại những khoảnh khắc thường ngày và chia sẻ cùng bạn bè.
Vine ra đời sau đó được Twitter họ mua lại với giá 30 triệu USD vào tháng 10/2012.
Vine từng được Twitter mua lại với giá 30 triệu USD vào 10/2012. Ảnh: Forbes.
Trước khi Vine chính thức ra mắt, người dùng đã coi giới hạn 6 giây là một thách thức sáng tạo. Cách Vine tự động phát đi phát lại hình ảnh động có âm thanh khiến người dùng thấy nó quá mới lạ.
Bộ ba Dom Hofmann, Rus Yusupov và Colin Kroll sáng lập Vine được bốn tháng thì Twitter mua lại. Chính họ cũng kinh ngạc trước điều đó. Phần mềm chạy thử ban đầu của họ cũng chỉ có 10-15 người sử dụng.
Trong vòng vài tuần, Vine đã phát triển vượt xa tưởng tượng của các nhà sáng lập, trở thành một hiện tượng văn hóa đầy thú vị. Sau khi ra mắt, không ai có thể phủ nhận rằng Vine đang thúc đẩy tính sáng tạo và trải nghiệm người dùng.
Song, mọi trải nghiệm trên Vine phải đến lúc dừng. Thứ năm vừa qua (29/10), Twitter tuyên bố sẽ đóng cửa Vine trong vài tháng tới. Vine vẫn tồn tại trên phiên bản web, nhưng công cụ từng được ưa chuộng này giờ đây đang theo dấu chân Betamax - phương tiện lưu trữ thất bại của Sony.
Cuộc phỏng vấn với bảy cựu giám đốc Vine đã tiết lộ chân dung về công ty có ảnh hưởng văn hóa vượt xa lợi ích chiến lược với Twitter. Đội ngũ Vine tại New York đã xoay sở tăng số người dùng cũng như nhiều cách để thu lợi nhuận.
Trong khi Vine tự tin về vị thế dẫn đầu trong các ứng dụng video, thì bản thân nó không thể theo kịp các đối thủ trong việc bổ sung các tính năng.
Vine cũng tạo ra nhiều hiện tượng văn hóa hơn so với hầu hết ứng dụng đối thủ, với lượng người dùng gấp đôi. Tuy nhiên, các vấn đề kinh doanh tại Twitter trong năm nay khiến Vine hoặc hạ giá, hoặc phải đóng cửa.
Năm 2013, Vine bắt đầu cho phép khách hàng quay clip bằng camera trước, từ đây, việc sử dụng phát triển nhanh chóng. Hàng loạt ngôi sao trẻ nổi lên với dịch vụ này, kéo theo sự hình thành một mạng lưới hoạt hình do người thật thủ vai.
Đánh giá trong năm 2014, tờ The New Yorker đặt Vine vào tâm điểm khi bàn về thế hệ những người nổi tiếng nhờ ứng dụng video. Cây bút kỳ cựu Tad Friend viết: "Trong chớp mắt, với vòng lặp vô tận, Vine vừa rút ngắn thời gian, và cũng vừa kéo dài nó".
Vô số meme ra đời, vì thế, tình trạng post trùng lặp nội dung xuất hiện. 2014 là một năm Vine đạt đỉnh cao. Công ty nghiên cứu dữ liệu 7Park thống kê rằng 3,64% người dùng Android mở Vine vào 8/2014. Giờ đây, con số ấy chỉ còn 0,66%.
Vine không thể tạo nên sự khác biệt
Thách thức lớn nhất xuất hiện khi Instagram ra mắt video 15 giây vào tháng 6/2013. Nó mở đầu cho sự thất bại của Vine. Vine không thích ứng kịp để tạo nên sự khác biệt. Các nhà tiếp thị chuyển dòng tiền khỏi công ty, những ngôi sao cũng nối gót.
Vine, không thích ứng kịp để tạo nên những điệu khác biệt, bắt đầu xuống dốc trước sự cạnh tranh từ Instagram. Ảnh: The Verge.
Sau đó, Snapchat cũng cung cấp dịch vụ video 10 giây, cuối cùng trở thành một ứng dụng được tiếp thị phổ biến. Khi thấy các nền tảng khác vượt mặt, các ngôi sao đàm phán với Vine để được trả tiền cho các bài đăng. Số đàm phán này đình trệ, Washington Post cho thấy người dùng nổi tiếng trên Vine đang chia sẻ ít video hơn.
Sai lầm từ cấp quản lý
Ở cấp quản lý, Vine không hướng tới sự ổn định lâu dài. Những vị lãnh đạo từ bỏ để theo đuổi con đường khác. Tổng giám đốc mới Hannah Donovan chỉ có kinh nghiệm làm việc tại một chuỗi công ty khởi nghiệp âm nhạc. Sự thiếu kinh nghiệm dạn dày của ông đã khiến nhiều nhân viên hoài nghi, và lo lắng vào một thất bại.
Trong năm nay, giám đốc điều hành Twitter thảo luận cách tập hợp video với Twitter. Hồi tháng sáu, công ty này muốn sáp nhập Vine vào danh sách ứng dụng Twitter.
Tuy vậy, việc sáp nhập không thành, mùa hè này, giám đốc cấp cao của Vine đã sắp sửa ra đi. Twitter quyết định bán lại, song theo New York Times, họ vẫn chưa tìm được một người mua.
"Mọi thứ cản trở Vine xuất phát từ một vấn đề, đó là sự thiếu thống nhất và khả năng lãnh đạo trên một tầm nhìn cụ thể", Ankur Thakkar - người đứng đầu Vine từ 2014 đến 8/2016 chia sẻ.
Người dùng - vốn là yếu tố tạo nên thành công của Vine - giờ đã rời bỏ họ.
"Điều này phải kể đến đội ngũ phụ trách dự án cũng như mọi thứ họ đang làm", họ không hề đưa ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào suốt một năm.
Các ngôi sao đình đám nhờ Vine chuyển qua những nền tảng khác. Giới hạn video 6 giây không còn gây thích thú như xưa. Khách hàng hài hước, điểm làm nên sự sống còn của Vine đã không còn.
Giờ đây, người dùng có thể theo dõi một vài ngôi sao của Vine trên Instagram, Snapchat, Twitter hay bất kỳ đâu. Vine không còn khác biệt, nó giống như một ban nhạc đã tan đàn xẻ nghé, và mỗi thành viên đường ai nấy đi.
Xinh Hồ
Theo The Verge
Twitter sẽ khai tử dịch vụ chia sẻ video Vine Trước tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, mạng xã hội Twitter vừa xác nhận sẽ khai tử ứng dụng chia sẻ video Vine trong vài tháng tới. Ứng dụng Vine sẽ bị khai tử trong vài tháng tới. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Theo TheVerge, ứng dụng Vine có khả năng tạo ra những đoạn video clip ngắn có độ dài khoảng...