Vinatex hụt hơi cả doanh thu lẫn lợi nhuận sau 9 tháng
9 tháng 2020, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, mã Ck: VGT) sụt giảm mạnh với 10.335 và 409,3 tỷ đồng, giảm 3.147 và 125 tỷ đồng so cùng kỳ 2019.
9 tháng 2020, Vinatex đạt doanh thu 10.335 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 409 tỷ đồng, sụt giảm lần lượt 3.147 tỷ đồng và 125 tỷ đồng so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2019.
Báo cáo tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex: Mã Ck: VGT) cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh quý III của doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Doanh thu quý III chỉ đạt 3.307 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 137 tỷ đồng.
So với thực hiện của quý 3 năm trước, với doanh thu xấp xỉ 4.107 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 186 tỷ đồng thì doanh thu đã hụt hơi khoảng 800 tỷ đồng và lợi nhuận hụt hơi 49 tỷ đồng.
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ đầu năm đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may, khiến xuất khẩu sụt giảm hàng tỷ USD, và Vinatex không đứng ngoài tình cảnh này. Dệt may cũng chính là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không, da giày.
Dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ và hầu hết các đơn vị thành viên trong Tập đoàn đều sa sút dẫn đến kết quả chung của Công ty mẹ và toàn Tập đoàn đạt thấp.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt doanh thu đạt 10.335 tỷ đồng, giảm 3.147 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 409 tỷ đồng, sụt giảm 125 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.
Tính tới 30/9/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp còn 17.675 tỷ đồng, giảm so với con số 19.816 tỷ đồng hồi đầu năm 2020. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định đạt 6.485 tỷ đồng, chiếm 36,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.792 tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.773 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 2.593 tỷ đồng…
Năm 2020, tính toán trong bối cảnh thị trường dệt may toàn cầu chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19, Vinatex đặt mục tiêu doanh thu hơp nhât 14.640,6 tỷ đồng, lơi nhuân trươc thuê hơp nhât ươc đat 381,6 tỷ đồng; doanh thu Công ty me Tâp đoan ước đạt khoảng 1.327 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế Công ty Me năm 2020 ươc đat 130,43 tỷ đồng.
Mục tiêu này còn xa so với kết quả kinh doanh 2019, khi Công ty me Tâp đoan đạt doanh thu đạt 1.397,4 tỷ đồng; Lợi nhuận 293,8 tỷ đồng; Doanh thu hợp nhất năm 2019 đạt 20.139 tỷ đồng; Lợi nhuận hợp nhất 2019 đạt 765,5 tỷ đồng.
Toàn ngành dệt may chịu chung mức suy giảm hàng tỷ USD sau 10 tháng, với kim ngạch toàn ngành đạt 29,6 tỷ USD, sụt giảm 3,4 tỷ USD so với thực hiện cùng kỳ năm trước (32,994 tỷ USD).
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Vinatex, so với các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn khác như Băngladesh, Ấn Độ…, sự sụt giảm của dệt may Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát.
Năm 2020, dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD, nhưng với tình hình thị trường hiện tại, xuất khẩu cả năm nay dự báo đạt 35-36,5 tỷ USD.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT): 9 tháng đầu năm giảm được 1.489 tỷ đồng nợ vay
Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Mã chứng khoán: VGT - sàn UPCoM) công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó, trong quý III/2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam ghi nhận doanh thu đạt 3.307,1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 137,1 tỷ đồng, lần lượt bằng 79,7% và 73,8% so với quý III/2019. Trong đó, biên lợi nhuận cải thiện từ 7,9% lên 8,3%.
Doanh nghiệp lý giải hoạt động kinh doanh suy giảm do đại dịch Covid-19 gây ra với toàn nền kinh tế, cũng như ngành dệt may cũng không phải ngoại lệ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt 10.335,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 409,3 tỷ đồng, lần lượt bằng 76,7% và 76,6% so với thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2019.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 14.640,6 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 381,6 tỷ đồng, lần lượt bằng 73% và 50% so với năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 112,2% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Bên cạnh đó, điểm tích cực đến từ dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm dòng tiền hoạt động kinh doanh chính tạo ra dương 1.249,9 tỷ đồng, so với cùng kỳ dương 978,8 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã dùng dòng tiền hoạt động kinh doanh tạo ra để trả bớt nợ vay và trả cổ tức cho cổ đông.
Tính tới 30/09, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm 10,8% về 17.675,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định đạt 6.485,1 tỷ đồng, chiếm 36,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 2.792,4 tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng tài sản; tồn kho đạt 2.773,4 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn đạt 2.593,3 tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.558 tỷ đồng, chiếm 8,8% tổng tài sản.
Trong kỳ, doanh nghiệp đã giảm được 1.489 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và dài hạn, tương ứng giảm 17,4% so với đầu năm về 7.064,3 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay ngắn hạn và dài hạn trên tổng ngồn vốn đã giảm từ 43,2% về còn 40% trong kỳ.
Có thể thấy mặc lợi nhuận suy giảm so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm nhưng doanh nghiệp đã có dòng tiền về tương đối tốt, ngoài ra còn trả bớt nợ vay.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 03/11, cổ phiếu VGT tăng 100 đồng lên 8.700 đồng/cổ phiếu.
Hoạt động kinh doanh tiếp tục lao dốc, FLC Stone báo lãi quý III giảm 56% Sau 2 quý đầu năm ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế thấp kỷ lục, bước sang quý III, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (HoSE: AMD) tiếp tục lao dốc khi lợi nhuận chỉ đạt 3 tỷ đồng, giảm 56% so với cùng kỳ năm 2019. Hoạt động kinh doanh tiếp tục...