Vinapaco: “Họa vô đơn chí” với hai món nợ
Tổng Công ty Giấy Việt Nam ( Vinapaco) đang “họa vô đơn chí”, khi ngoài việc Nhà máy bột giấy Phương Nam đang bán không ai mua hơn 15 năm, thì lại đang bị “đòi nợ” gần 600 tỷ đồng tại chính dự án này.
Nhà máy Bột giấy Phương Nam
Theo Bộ Công Thương, Vinapaco đang gặp khó khăn về tài chính, không chi trả được các khoản nợ gốc và lãi lên đến 592,3 tỷ đồng cho Ngân hàng PVcomBank.
Tương lai “mù mịt”
Trong báo cáo vừa gửi Quốc hội gần đây, Bộ Công Thương đề cập đến tiến độ xử lý dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, là một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương và được đánh giá có tương lai “mù mịt” nhất.
Năm 2017, Vinapaco đã tổ chức bán đấu giá dự án lần 1 nhưng không thành công. Đến cuối 2017, dự án vay 75 triệu USD từ Quỹ Tích lũy để trả nợ, và tăng lên 89 triệu USD vào tháng 9/2018. Thủ tướng đã chỉ đạo dừng đầu tư dự án và giao Bộ Công Thương bán thanh lý tài sản, nhưng sau 3 lần rao vẫn không ai mua.
Video đang HOT
Tháng 10/2019, Bộ Công Thương một lần nữa yêu cầu Vinapaco thuê tư vấn định giá lại toàn bộ tài sản, hàng hóa tồn kho dự án tại thời điểm 0h ngày 1/10/2019 và công việc này đang thực hiện. Đến nay, Vinapaco đã lựa chọn được đơn vị tư vấn thẩm định giá và đang triển khai thực hiện lần 3.
Trong khi chưa xử lý xong tài sản để trả nợ, cuối năm 2019, Nhà máy bột giấy Phương Nam lại dính vào vụ kiện với PVcomBank. Theo đó, PVcomBank khởi kiện Vinapaco, yêu cầu tòa giải quyết buộc tổng công ty này phải trả số tiền hơn 592 tỷ đồng.
Đây là khoản vay của các hợp đồng tín dụng giữa chủ đầu tư trước đây của dự án – Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công nghiệp và vận tải (Tracodi) với Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam chi nhánh Vũng Tàu (PVFC – VT). Tuy nhiên, Tổng công ty Giấy không thể chi trả khoản tiền trên cho PVcomBank do khó khăn về tài chính.
Nguyên nhân khiến nhà máy “nghìn tỷ” này phải đắp chiếu được giải thích do Tracodi thiếu năng lực, kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi chuyển về chủ đầu tư mới là Vinapaco, dự án cũng không được làm tốt khâu rà soát, đánh giá tình trạng, không lường hết được những khó khăn về công nghệ, khả năng cung cấp nguyên liệu…
Trách nhiệm thuộc về ai?
Tại thời điểm này, dù chưa thể nói trước được kết quả đấu giá dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam ra sao nhưng chắc rằng, để lấy lại hàng nghìn tỷ đồng như đã đầu tư như ban đầu là điều không thể, chứ chưa nói đến là lỗ cả nghìn tỷ đồng. Vậy, ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự thua lỗ, và ai sẽ là người giải quyết hậu quả về sau?
Theo ý kiến của một số chuyên gia, trách nhiệm ở đây gồm nhiều đơn vị, cá nhân, trong đó đặc biệt là ban lãnh đạo của Vinapaco, bởi chính đơn vị này tiến hành lập báo cáo điều chỉnh tăng vốn lên 3.409,9 tỷ đồng. “Không biết khi lập báo cáo điều chỉnh tăng vốn, Vinapaco có thực hiện kỹ càng, có tính toán được hết các rủi ro hay không nhưng hậu quả để lại đã thấy rõ vì vậy cần phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong dự án này”, một chuyên gia nhấn mạnh.
Bình luận về dự án này, GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) từng bày tỏ, phải rao bán 3 lần nhưng không có ai mua đã chứng minh sự “độc nhất vô nhị” của dây chuyền thiết bị nhà máy.
Trước đó, Chính phủ đã phải ứng 97 triệu USD (tương đương hơn 2.200 tỷ đồng) để trả nợ thay cho dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam. Thời gian qua, Dự án làm dấy lên lo ngại về việc ảnh hưởng đến nợ công của Việt Nam. Đại diện Bộ Tài chính từng cho biết do dự án này đã vướng phải khó khăn trong việc trả nợ, vì vậy Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho dự án.
Hiện tại, vấn đề trách nhiệm và việc xử lý như thế nào đang là câu hỏi lớn của người dân, dư luận đưa ra về Nhà máy Bột giấy Phương Nam với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cùng bao nhiêu kỳ vọng nhưng giờ đã nằm đắp chiếu và đang lên phương án đấu giá thanh lý.
Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí (PVX) chính thức bị hủy niêm yết từ ngày 9/6
Việc thua lỗ kéo dài, khó khăn về nguồn tiền dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn và nhiều vướng mắc khó khăn khác đã nêu trong BCTC kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên đã từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán đối với BCTC kiểm toán năm 2019 của PVX.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc hủy niêm yết bắt buột đối với 400 triệu cổ phiếu PVX của Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) vào ngày 9/6/2020.
Lý do bởi tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với BCTC hợp nhất và riêng năm 2019 của PVX, thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.
Được biết, lỗ sau thuế hợp nhất của PVX 3 năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 416 tỷ đồng, 414 tỷ đồng và 392 tỷ đồng. Khoản lỗ lũy kế tính đến 31/12/2019 của PVX ghi nhận 3.899 tỷ đồng.
Theo giải trình nguyên nhân tình trạng hủy niêm yết, PVX cho rằng trong những năm qua các Công ty con, liên kết và đầu tư dài hạn khác của PVX hầu hết có kết quả kinh doanh thua lỗ do nguồn công việc rất hạn chế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, các dự án dừng, giãn tiến độ, do vậy không đủ bù đắp các chi phí như chi phí quản lý, chi phí lãi vay, công nợ tồn động khó thu hồi...
Việc thua lỗ kéo dài, khó khăn về nguồn tiền dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ đến hạn và nhiều vướng mắc khó khăn khác đã nêu trong BCTC kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên đã từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán đối với BCTC kiểm toán năm 2019 của PVX.
Kết thúc quý 1/2020, doanh thu thuần giảm 57% về 265 tỷ; LNST công ty mẹ -28,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 23,3 tỷ đồng. Trong văn bản giải trình PVX cho biết đang nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục và ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2020 PVX đặt mục tiêu đạt 1.700 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, cố gắng giảm lỗ tối đa.
'Siêu' doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng âm thầm...biến mất "Siêu" doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng ở Hà Nội biến mất, DOJI "thâu tóm" chuỗi Thế giới kim cương là những sự kiện kinh tế gây xôn xao dư luận trong tuần qua. Siêu doanh nghiệp 144.000 tỷ đồng mất hút Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê, cho biết Công ty USC Interco đăng ký...