Vinamilk (VNM) ước lợi nhuận sau thuế gần 10.300 tỷ đồng trong năm 2018
Tổng doanh thu tăng, cùng tỷ trọng và cơ cấu nhóm sản phẩm bán ra có sự thay đổi giúp lợi nhuận trong quý IV/2018 của Vinamilk tăng mạnh hơn 30%.
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM) cho biết, quý IV/2018 ước đạt tổng doanh thu 13.017 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2017; lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.668 tỷ đồng, tăng đột biến 27,9% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 2.277 tỷ đồng, tăng trưởng đến 30,5% so với cùng kỳ năm trước đó.
Theo Vinamilk, nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do tổng doanh thu quý IV/2018 đạt mức tăng trưởng cao 5,3% so với cùng kỳ; tỷ trọng và cơ cấu nhóm sản phẩm bán ra có sự thay đổi theo hướng tập trung vào các nhóm ngành hàng có giá trị gia tăng cao, hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, chi phí hoạt động được thực hiện một cách có hiệu quả, trong đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ. Ngoài ra, các công ty con đang hoạt động hiệu quả, gia tăng lợi nhuận hơn so với cùng kỳ năm trước đã góp phần làm tăng lợi nhuận hợp nhất cho công ty.
Như vậy, lũy kế cả năm 2018, Vinamilk ước đạt 52.630 tỷ đồng tổng doanh thu, lợi nhuận trước và sau thuế ước đạt lần lượt 12.039 tỷ đồng và 10.298 tỷ đồng.
Mới đây, Vinamilk cũng vừa công bố thông tin liên quan đến quyết định về việc xử lý vi phạm về thuế.
Ngày 30/8/2018, Tổng cục thuế ra quyết định về việc xử lý vi phạm về thuế qua thanh tra chấp hành pháp luật về thuế đối với Vinamilk thời kỳ thanh tra năm 2017 với tổng số tiền truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế là gần 6 tỷ đồng.
Cụ thể, Vinamilk bị truy thu thuế qua thanh tra số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp là 4,8 tỷ đồng. Phạt về hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế 960 triệu đồng. Tiền chậm nộp thuế gần 199 triệu đồng (tiền chậm nộp tính đến hết 16/8/2018, VNM tự tính và nộp số tiền thuế kể từ sau 16/8/2018 đến khi nộp đủ số tiền).
Video đang HOT
Theo đại diện Công ty, chủ yếu do sự khác biệt quan điểm về khoản chi phí được trừ trong cộng việc tính toán và kê khai, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp giữa Công ty và cơ quan thuế, từ đó phát sinh thêm các khoản phạt hành chính do kê khai sai và tiền chậm nộp thuế trên phần chênh lệch này.
Trong những năm qua, Vinamilk luôn nằm trong nhóm đầu các doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất cả nước với tổng số tiền đã nộp vào ngân sách qua nhưng năm gần đây là năm 2015 3.838 tỷ đồng, năm 2016 là 4.131 tỷ đồng, năm 2017 là 4.231 tỷ đồng, năm 2018 là 4.258 tỷ đồng.
Trên sàn chứng khoán, sau diễn biến khởi sắc trong phiên cuối tuần trước, cổ phiếu VNM đã quay đầu điều chỉnh trong phiên sáng đầu tuần mới 14/1 với mức giảm 0,6%, tạm đứng tại mức giá 133.200 đồng/CP.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Quỹ ngoại 1,47 tỷ USD 'gạch tên' Vinamilk khỏi top 10 khoản đầu tư
Thời gian trước đó, tỷ trọng cổ phiếu VNM trong danh mục của quỹ ngoại này liên tục đi xuống và chính thức "văng" khỏi top 10 vào giữa tháng 12 vừa qua.
Báo cáo cập nhật tuần mới nhất (từ 6 đến 13/12) được quỹ đầu tư 1,47 tỷ USD - Dragon Capital VEIL cho biết cổ phiếu Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk VNM 0.0% không còn nằm trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại này.
Đây cũng là lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua VNM bị "văng" khỏi top những khoản đầu tư giá trị nhất của quỹ ngoại thuộc sở hữu Dragon Capital này.
Trong báo cáo cập nhật tuần trước đó (từ 29/11 đến 6/12), Vinamilk vẫn xếp vị trí thứ 10 trong các khoản đầu tư có tỷ trọng NAV (giá trị tài sản ròng) lớn nhất của VEIL. Tuy nhiên, đến nay, vị trí thứ 10 đã được thay thế bằng VEAM - Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam.
Trên thực tế, xu hướng giảm dần tỷ trọng Vinamilk ra khỏi danh mục những khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại này đã xuất hiện từ cuối năm trước khi tỷ trọng VNM liên tục giảm qua từng tháng.
Suốt nhiều năm trước đó, Vinamilk là khoản đầu tư và giá trị bậc nhất của VEIL lại thị trường Việt Nam. Thậm chí, giai đoạn 2011-2013, cổ phiếu này từng chiếm tới gần 30% giá trị tài sản ròng của quỹ.
Đầu năm nay, tỷ trọng VNM trong giá trị tài sản ròng của quỹ vẫn chiếm 7,5% và xếp thứ 2 trong danh sách những khoản đầu tư lớn nhất. Nhưng liên tiếp sau đó, tỷ trọng này giảm dần và chính thức ra khỏi top 10 vào tuần vừa qua (6/12 đến 13/12).
Trước khi rời khỏi top 10 khoản đầu tư của VEIL, VNM chỉ còn chiếm 2,81% giá trị tài sản ròng của quỹ ngoại này tương đương gần 41 triệu USD. Thay vào đó là các khoản đầu tư mới giá trị hơn như Thế giới Di động MWG -1.1% (120 triệu USD), Ngân hàng ACB (105 triệu USD), Nhà Khang Điền (88 triệu USD) hay Sabeco (80 triệu USD)...
Không chỉ riêng VEIL, Vinamilk gần đây cũng đã bắt đầu kém hấp dẫn với các quỹ ngoại.
Từng chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục đầu tư của Vietnam Opportunity Fund Ltd - VOF, thuộc VinaCapital, nhưng hiện tại VNM chỉ còn là cổ phiếu lớn thứ 4 trong danh mục của quỹ, chiếm 6%. Tỷ trọng này kém xa Hòa Phát (14,7%); Nhà Khang Điền (8,7%) hay ACV ACV 0.1% (7,5%).
Nhiều quỹ khác cũng chỉ còn nắm giữ lượng nhỏ cổ phiếu VNM như Government of Singapore (GIC), hay Pyn Elite Fund...
Hiện tại, hai quỹ ngoại thiết tha nhất với Vinamilk chính là F&N và Platinum Victory, đây cũng là 2 cổ đông nắm giữ lượng lớn vốn doanh nghiệp chỉ sau SCIC với 36%.
Hai quỹ ngoại này từ nhiều tháng nay liên tục đăng ký mua vào hàng chục triệu cổ phiếu VNM để gia tăng tỷ lệ sở hữu nhưng bất thành.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định rằng mục đích đầu tư VNM của hai quỹ ngoại trên khác khá nhiều so với VIEL; VinaCapital hay GIC. Cụ thể, hai quỹ ngoại này thu mua VNM chủ yếu nhằm mục tiêu gia tăng tỷ lệ sở hữu và lợi ích, nhằm tiến tới "mua đứt" doanh nghiệp này nếu SCIC có ý định thoái trọn lô cổ phiếu tại đây.
Những ông chủ đứng sau F&N và Platinum Victory, cũng là những đại gia quen thuộc trong giới tài chính Việt. Người đứng sau F&B chính là tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi, người chi gần 5 tỷ USD để trở thành ông chủ mới tại Sabeco. Trong khi, đứng sau Platinum Victory chính là Tập đoàn Jardine Cycle & Carriage (JC&C), những ông chủ đang nắm giữ lượng lớn vốn tại nhiều doanh nghiệp Việt.
Bên cạnh đó, cổ phiếu VNM không còn hấp dẫn trong mắt quỹ ngoại nhiều khả năng cũng đến từ việc tăng trưởng có phần chậm lại của công ty thời gian gần đây.
Trong 9 tháng từ đầu năm, doanh thu của Vinamilk chỉ đạt 39.600 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ. Thậm chí, lợi nhuận trước thuế công ty còn giảm 8% xuống 9.400 tỷ.
Tăng trưởng của Vinamilk những năm gần đây đã giảm rõ rệt so với giai đoạn trước đó, cùng với việc lực mua lớn từ 2 quỹ ngoại trên được xem là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều quỹ ngoại khác dần thoái lui khỏi Vinamilk.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
Vinamilk dự chi trên 1.700 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 2/2018 bằng tiền tỷ lệ 10% Tính cả lần này cổ đông Vinamilk nhận 30% cổ tức bằng tiền cho năm 2018. Ngày 28/12 tới đây CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã chứng khoán VNM) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 2/2018 bằng tiền tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng....