Vinamilk nhận hơn 3 tỷ đồng lãi tiền gửi mỗi ngày
Đến cuối tháng 9, Vinamilk có 17.872 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng. Đây là một trong những doanh nghiệp đại chúng có lượng tiền mặt lớn nhất trên thị trường.
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý III của Vinamilk được công bố mới đây không chênh lệch nhiều so với con số ước tính trước đó.
Công ty tăng trưởng 9% doanh thu so với cùng kỳ 2019, đạt 15.563 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk cao hơn 17%, tăng lên 3.137 tỷ nhờ nỗ lực tiết giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu để tăng cường hiệu quả hoạt động.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của Vinamilk lần lượt đạt 45.211 tỷ và 9.000 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này cùng tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Tích lũy lượng tiền lớn
Tại thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của Vinamilk đạt gần 50.400 tỷ đồng, tăng thêm gần 5.700 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Trong đó, tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất của Vinamilk là khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.
Cụ thể, doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam có 17.872 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn ngắn vào cuối quý III. So với thời điểm kết thúc quý II, lượng tiền gửi của Vinamilk tăng thêm 1.200 tỷ sau 3 tháng. Còn so với cuối năm 2019, tiền gửi của Vinamilk tăng hơn 5.200 tỷ.
Nhờ lượng tiền gửi lớn trên, Vinamilk nhận về 869 tỷ đồng lãi tiền gửi sau 9 tháng. Bình quân mỗi ngày, doanh nghiệp này nhận khoảng 3,2 tỷ đồng tiền lãi gửi ngân hàng.
Ngoài gần 18.000 tỷ đồng tiền gửi ngắn hạn, Vinamilk còn hơn 2.300 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Đây là một trong những doanh nghiệp đại chúng sở hữu lượng tiền mặt lớn nhất tại Việt Nam.
Đầu năm nay, ban lãnh đạo Vinamilk cho biết sẽ hoãn, giãn một số dự án đầu tư tài sản cố định để đảm bảo khả năng thanh khoản và an toàn tài chính, chuẩn bị cho các biến động có thể xảy ra.
Song song với việc tích lũy lượng tiền mặt lớn, Vinamilk cũng gia tăng vay nợ. Đến cuối tháng 9, tổng dư nợ của doanh nghiệp sữa này là 6.600 tỷ, tăng hơn 1.100 tỷ so với đầu năm. Trong đó, phần lớn là vay ngắn hạn với dư nợ hơn 6.400 tỷ tại thời điểm ngày 30/9.
‘Lột xác’ công ty con
Một trong những động lực giúp Vinamilk tăng trưởng trong năm nay là việc hợp nhất kết quả kinh doanh của GTNFoods sau khi hoàn tất thương vụ thâu tóm doanh nghiệp này. Vinamilk đồng thời gián tiếp nắm quyền chi phối Mộc Châu Milk do GTNFoods là công ty mẹ của doanh nghiệp này.
Mộc Châu Milk ghi nhận doanh thu thuần 775 tỷ đồng trong quý III, chỉ tăng 14% so với cùng kỳ 2019 nhưng lợi nhuận gộp tăng 100%, đạt 268 tỷ đồng. Biên lãi gộp của công ty cao hơn cùng kỳ tới 15%. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của công ty con Vinamilk tăng tới 113%, đạt 103 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, Mộc Châu Milk lãi ròng 209 tỷ, cao hơn cùng kỳ năm trước 69% dù doanh thu chỉ tăng 10%.
Kết quả tăng trưởng ấn tượng của Mộc Châu Milk nhờ có các chính sách mở rộng và hỗ trợ nhà phân phối, khách hàng hiệu quả sau khi về với Vinamilk. Ngoài việc giới thiệu hiều sản phẩm mới, Mộc Châu Milk vừa áp dụng hệ thống quản trị nguồn lực ERP từ đầu tháng 10 để góp phần nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, thông tin báo cáo.
Video đang HOT
Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên đang hiện thực hóa cam kết “cổ đông sẽ nhìn thấy hiệu quả của khoản đầu tư vào Mộc Châu Milk vào cuối năm” tại đại hội thường niên hồi tháng 6. Theo bà Liên, Mộc Châu Milk áp dụng kinh nghiệm quản trị của Vinamilk nên tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu. Sản phẩm của công ty cũng đi xa hơn sau khi cấu trúc lại hệ thống phân phối.
Mộc Châu Milk đang chuẩn bị phát hành hơn 39 triệu cổ phiếu cho GTNFoods và Vinamilk để thu về hơn 1.000 tỷ đồng. Đây sẽ là nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư, nâng cấp trang trại, xây dựng dây chuyền sản xuất sữa nước và nhà máy mới của Mộc Châu Milk. Công ty đồng thời nộp hồ sơ đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM. Thời gian bắt đầu giao dịch cổ phiếu dự kiến trước tháng 3/2021.
Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020 đã gọi tên 40 doanh nghiệp
Vinhomes vẫn giữ vững vị trí số 1 về lợi nhuận so với các doanh nghiệp trên sàn, Vinamilk đã "đòi" lại vị trí thứ 3...
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2020 với nhiều con số khá bất ngờ. Quý 3 cũng là quý mà các doanh nghiệp đã dần thích ứng với những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, đã xây dựng các kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình mới.
Điểm qua các doanh nghiệp đã đặt chân vào CLB lãi nghìn tỷ từ quý 1, quý 2
Kết thúc quý 2 năm nay, câu lạc bộ danh giá này đã có gần 30 thành viên với tổng lợi nhuận sau thuế đưa về xấp xỉ 87.000 tỷ đồng, trong đó đứng đầu danh sách vẫn là Vinhomes (VHM) với gần 11.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Bước sang quý 3, Vinhome vẫn báo lãi 6.146 tỷ đồng, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm 2020 lên xấp xỉ 19.600 tỷ đồng. Và với kết quả này, Vinhome vẫn giữ chắc vị trí quán quân về lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn. Vinhomes đã chiếm vị trí này từ tay Vietcombank (VCB) ngay từ khi lên sàn đến nay.
Đứng thứ 2 trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ là Vietcombank. Quý 3 vừa qua VCB báo lãi sau thuế gần 4.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 2 quý đầu năm. Tổng LNST9 tháng đầu năm 2020 của Vietcombank đạt gần 8.600 tỷ đồng, và đã bị Viettinbank (CTG) rút ngắn dần khoảng cách.
Từ nửa đầu năm 2020, ViettinBank chiếm vị trí thứ 3 trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ với hơn 6.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Ngân hàng này vừa ghi nhận lãi thêm 2.342 tỷ đồng trong quý 3, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên gần 8.400 tỷ đồng. Và với kết quả này, Viettinbank đã đánh mất vị trí số 3 vào tay Vinamilk (VNM) với 9.000 tỷ đồng LNST. Viettinbank bị đẩy xuống vị trí thứ 6.
Hòa Phát (HPG) đã vươn lên từ vị trí thứ 7 trong giai đoạn 6 tháng đầu năm lên hẳn thứ 4 với 8.845 tỷ đồng LNST 9 tháng đầu năm, trong đó riêng quý 3 công ty lãi sau thuế gần 3.800 tỷ đồng, cao nhất so với cả quý 1 và 2.
Novaland (NVL), Masan Consumer (MCH) cũng là những doanh nghiệp ghi nhận lãi quý 3 tăng mạnh so với 2 quý đầu năm. PV Gas (GAS) ghi nhận lãi su thuế quý 3 đạt 2.068 tỷ đồng, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên 6.131 tỷ đồng.
PV Power (POW) là một trong số ít doanh nghiệp có tên trong CLB có số lãi quý 3 thấp hơn 2 quý đầu năm. Tổng LNST 9 tháng đầu năm của PV Power đạt 1.472 tỷ đồng trong đó quý 3 lãi 124 tỷ đồng.
Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp (VEAM - VEA) báo lãi 1.576 tỷ đồng quý 3, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên 3.872 tỷ đồng. Lợi nhuận quý 3 của VEAM cũng cao hơn rất nhiều so với 2 quý trước đó.
Nhóm ngành ngân hàng có 15 thành viên
Nhóm ngành ngân hàng đóng góp đến 13 cái tên trong câu lạc bộ lãi nghìn tỷ từ quý 2, và ghi nhận thêm 2 thành viên trong quý 3 là Maritimebank (MSB) và LienVietPostBank (LPB), nâng tổng số thành viên trong CLB hiện tại lên con số 15.
Trong nhóm ngành ngân hàng, Vietcombank lãi lớn nhất với gần 12.800 tỷ đồng. Xếp thứ 2 là Techcombank (TCB) với gần 8.600 tỷ đòng, Viettinbank ở vị trí thứ 3.
Hai ngân hàng mới gia nhập câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020 từ quý 3 này là Maritimebank và LienVietPostBank với số lãi sau thuế 9 tháng đầu năm lần lượt là 1.328 tỷ đồng và 1.395 tỷ đồng.
Trong đó, đối với Maritimebank, quý 3 ngân hàng ghi nhận lãi sau thuế 553 tỷ đồng, cao nhất trong 3 quý đầu năm. Còn LienVietPostBank cũng báo lãi 589 ỷ đồng trong quý 3, cao hơn cả quý 1 và quý 2.
Doanh nghiệp hàng không duy nhất góp mặt
Ngành hàng không năm 2020 gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên toàn thế giới. Tuy nhiên, giữa hàng loạt doanh nghiệp kêu lỗ, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vẫn trụ vững và báo lão 1.332 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, trong đó quý 3 lãi sau thuế 139 tỷ đồng.
Trên thực tế, sau quý 1 lãi bất ngờ 1.550 tỷ đồng, thì quý 2 Tổng công ty báo lỗ 356 tỷ đồng. Song quý 3 vừa qua công ty đã kinh doanh ổn định, báo lãi sau thế 139 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp khác
Nhóm ngành công ty chứng khoán chỉ có 1 thành viên - là Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với số lãi sau thuế quý 3 đạt 691 tỷ đồng - cao hơn cả lợi nhuận đạt được trong quý 1 và quý 2. Tính chung LNST 9 tháng của TCBS đạt 1.707 tỷ đồng.
Bất ngờ nhất là Sabeco (SAB). Với những thông tin không tích cực liên quan tới ngành này như tác động của Nghị định 100 với việc uống r ượu bia khi lái xe, hay việc giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người liên quan dịch bệnh sẽ ít ai ngờ doanh nghiệp ngành bia vẫn lãi lớn. Quý 3 vừa qua Sabeco báo lãi sau thuế 1.470 tỷ đồng, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên hơn 3.400 tỷ đồng.
Những thành viên mới
Nhóm ngành bảo hiểm chỉ có 1 đại diện là Bảo Việt (BVH) với số lãi 473 tỷ đồng quý3, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm 2020 lên 1.141 tỷ đồng. Bảo Việt cũng vừa ghi danh vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020 từ quý 3.
Hai cái tên để lại tiếc nuối từ quý 2 là Genco 3 (PGV) và Viettel Global (VGI) đều đã chính thức ghi danh vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ từ quý 3.
Trước đó quý 2/2020 Genco3 báo lãi sau thuế 1.115 tỷ đồng, tuy nhiên do số lỗ 373 tỷ đồng quý 1 nên Genco3 "lỡ nhịp", không được ghi danh từ quý 2. Quý 3 vừa qua công ty báo lãi sau thuế 546 tỷ đồng, nâng tổng LNST9 tháng đầu năm lên 1.288 tỷ đồng.
Viettel Global cũng để lại tiếc nuối khi ngay từ quý 2 công ty đã báo lãi sau thuế 902 tỷ đồng, chỉ chờ kết quả kinh doanh quý 2 có lãi để ghi danh. Tuy nhiên bất ngờ quý 2 Viettel Global lỗ 123 tỷ đồng, kéo thành tích nửa đầu năm đi xuống. Quý 3 vừa qua Viettel Global ghi nhận lãi sau thuế 856 tỷ đồng, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên 1.635 tỷ đồng - thừa xa so với chỉ tiêu ghi danh vào câu lạc bộ.
Bất ngờ nhất phải kể đến Vinaconex (VCG) với số lãi 1.038 tỷ đồng trong quý 3 vừa qua, cộng thêm số lãi ở nửa đầu năm, công ty chính thức ghi danh vào CLB lãi nghìn tỷ. Khoản lãi trong quý 3 vừa qua của Vinaconex chủ yếu ghi nhận từ việc bán đi cổ phần ở dự án Bắc An Khánh.
"Họ" nhà FPT góp thêm cái tên FPT Telecom (FOX) với số lãi sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm lên 1.169 tỷ đồng. Điều đáng nói, cùng với việc xuất hiện của FOX, "họ" nhà FPT đã có 2 đại diện là FPT và FOX.
Những cái tên trong làng công nghệ còn có Thế Giới di động (MWG) với số lãi quý 3 đạt 951 tỷ đồng, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên 2.977 tỷ đồng.
Cũng với việc xuất hiện "có họ có hàng", "họ" nhà Vingroup cũng có 3 thành viên là Vinhomes Vincom Retail và Vingroup, trong đó Vingroup ghi nhận lãi sau thuế quý 3 đạt 1.436 tỷ đồng - cao hơn rất nhiều so với lợi nhuận đạt được trong quý 1 và quý 2, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên 2.790 tỷ đồng. Còn Vincom Retail (VRE) là thành viên mới gia nhập câu lạc bộ từ quý 3 vừa qua với số lãi sau thuế 1.407 tỷ đồng - trong đó quý 3 lãi sau thuế 572 tỷ đồng.
Ngành khu công nghiệp có cái tên Becamex IDC (BCM) với số lãi sau thuế 631 tỷ đồng quý 3, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm 2020 lên 1.211 tỷ đồng. Ngành chăn nuôi góp mặt doanh nghiệp Dabaco (DBC) với số lãi 9 tháng lên 1.137 tỷ đồng. Ngoài ra còn có một "ông lớn" khác được ghi danh là Sonadezi (SNZ) với số lãi sau thuế 9 tháng đầu năm lên 1.011 tỷ đồng.
Ngành cao su có 1 cái tên là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR) với số lãi sau thuế quý 3 đạt 1.191 tỷ đồng, hơn gấp đôi lợi nhuận đạt được quý 2, và nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên 2.041 tỷ đồng.
Ngoài ra, quý 3 câu lạc bộ này còn có thêm 1 thành viên mới khác là Cơ điện lạnh REE với số lãi sau thuế riêng quý 3 đạt 368 tỷ đồng, nâng tổng LNST 9 tháng đầu năm lên 1.049 tỷ đồng.
Những cái tên "lỡ nhịp"
Nhìn lại quý 3 năm ngoái, Đất Xanh Group (DXG) ghi nhận lãi sau thuế 1.354 tỷ đồng, chính thức đặt chân vào câu lạc bộ lãi nghìn tỷ. Tuy nhiên đến hết quý 3 năm nay công ty ghi nhận lỗ 152 tỷ đồng sau thuế, "mất đi" vị trí trong câu lạc bộ mà giờ này năm ngoái công ty đã được ghi danh.
Cùng "lỡ nhịp" như Đất Xanh còn có Vicostone (VCS). 9 tháng đầu năm ngoái công ty báo lãi sau thuế gần 1.020 tỷ đồng - trong khi năm nay chỉ lãi sau thuế 964 tỷ đồng. Con số này chưa đủ để giúp công ty đặt bước chân cuối cùng vào cửa câu lạc bộ.
Một số doanh nghiệp đang "xếp hàng" trước cửa
Cũng như Vicostone, một số doanh nghiệp có lãi sau thuế 9 tháng đầu năm đã ngấp nghé con số nghìn tỷ như Tập đoàn Hà Đô (HDG) và Nhiệt điện Hải Phòng (HND).
Hà Đô báo lãi 962 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, còn Nhiệt điện Hải Phòng báo lãi hơn 920 tỷ đồng.
Thay cho lời cuối
Tính chung, đến thời điểm này câu lạc bộ lãi nghìn tỷ năm 2020 đã có 40 thành viên. Và phần lớn các doanh nghiệp này đều có kết quả kinh doanh quý 3 tăng trưởng so với 2 quý trước đó. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp đã dần thích ứng với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
18.000 tỷ đồng tiền gửi của Vinamilk đóng góp 50% lợi nhuận tăng thêm Doanh nghiệp tích lũy hơn 20.000 tỷ đồng tiền và tiền gửi, gần vượt vốn điều lệ 20.800 tỷ đồng. Vinamilk thực hiện 76% kế hoạch doanh thu và 84% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng. Hoạt động xuất khẩu của Vinamilk tăng trưởng 9% về mặt doanh thu và 13% về mặt lợi nhuận gộp. Hơn 20.000 tỷ đồng tiền và...