Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng Top 10 doanh nghiệp nhóm bluechip niêm yết uy tín 2019
Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2019 vừa được Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam ( Vietnam Report) vừa chính thức công bố ngày 21/6 với nhiều tên tuổi lớn tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường trong các lĩnh vực.
Cụ thể, ở danh sách Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2019 – Nhóm cổ phiếu bluechip là những doanh nghiệp niêm yết lớn gạo cội trên thị trường tiếp tục dẫn đầu, trong đó, Vinamilk đứng ở vị trí đầu bàng, tiếp theo là Vietcombank và Tập đoàn Vingroup.
Ở Danh sách Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2019 – Nhóm cổ phiếu Midcap, 3 vị trí dẫn đầu lần lượt là Công ty cổ phần xây dựng Hòa Bình, Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh và Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong.
Các bảng xếp hạng Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy tín năm 2019 là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report. Uy tín của các doanh nghiệp niêm yết được xây dựng dựa trên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông và đánh giá của các chuyên gia tài chính – chứng khoán…
Mai Phương
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cần mở quy định bán cổ phần dưới mệnh giá
Trước câu hỏi thiết thực mà doanh nghiệp nêu ra từ nhiều năm nay là bao giờ có cơ chế để họ được bán cổ phần dưới mệnh giá cho mục tiêu huy động vốn, một số ý kiến cho rằng, Luật Chứng khoán sửa đổi cần có trách nhiệm trả lời câu hỏi này.
Video đang HOT
Tính đến tháng 5/2019, toàn thị trường có 40% cổ phiếu giao dịch dưới mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu).
40% cổ phiếu dưới mệnh giá, doanh nghiệp tắc việc gọi vốn
Chốt phiên giao dịch ngày 14/6, thị giá cổ phiếu TIG của CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội là 3.600 đồng/cổ phiếu. Tình trạng thị giá cổ phiếu TIG rớt sâu dưới mệnh giá không phải xuất hiện mới đây, mà kéo dài từ ngày 11/1/2016 đến nay. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho kế hoạch huy động vốn của Công ty đặt ra suốt từ năm 2016 tới nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 mới đây, nhiều cổ đông chất vấn Ban lãnh đạo Công ty về tình trạng giá cổ phiếu TIG suy giảm sâu dưới mệnh giá kéo dài, trong khi từ năm 2016 đến quý I/2019, TIG đều kinh doanh có lãi, vậy Công ty có điều gì bất thường không?
Để gỡ vướng chào bán cổ phiếu dưới mệnh giá, chỉ sửa Luật Chứng khoán là chưa đủ, mà cần phải sửa cả Luật Doanh nghiệp...
Ông Nguyễn Phúc Long, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc TIG khẳng định, hoạt động của Công ty không có gì bất thường, tất cả thông tin của Công ty đều được công bố công khai. Do hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa như kỳ vọng, nên có ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu. Cũng theo ông Long, giá cổ phiếu lên hay xuống, Công ty không kiểm soát và can thiệp được, mà do thị trường quyết định...
Nhiều lần không thành công trong triển khai kế hoạch huy động vốn, nên Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của TIG gần đây một lần nữa đã thông qua việc tiếp tục triển khai kế hoạch phát hành tối đa 350 tỷ đồng trái phiếu đề ra từ năm 2016 và phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu năm 2017 sang triển khai trong năm 2019, hoặc đầu năm 2020.
Trước khả năng tiếp tục khó thành công trong phát hành cổ phiếu để tăng vốn vì cổ phiếu giảm sâu dưới mệnh giá, TIG đã tính đến việc triển khai phát hành trái phiếu, mà thực chất không khác gì một khoản vay ngân hàng. Theo đó, đại diện TIG cho biết, đã có ngân hàng đặt vấn đề mua trái phiếu do Công ty phát hành. Tuy nhiên, TIG đang thương thảo với một số ngân hàng để đạt được mức lãi suất thấp nhất để giảm chi phí hoạt động. TIG có thể bán trái phiếu cho một ngân hàng với lãi suất khoảng 9%/năm, với khối lượng phát hành phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của Công ty...
Đó là một trong những ví dụ cho tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn trong huy động vốn do cổ phiếu "nằm" lâu và sâu dưới mệnh giá. Đương nhiên, việc doanh nghiệp khó huy động vốn còn nhiều nguyên nhân khác, chứ không phải "tội đồ" do giá cổ phiếu giảm sâu dưới mệnh giá.
Một trong những mục tiêu lớn nhất khi doanh nghiệp lên sàn chứng khoán là được tiếp cận với kênh huy động vốn dài hạn. Nói cách khác, sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán chính là mở ra kênh huy động vốn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu lên sàn nhiều năm mà không huy động được vốn, liệu ý nghĩa của việc lên sàn với doanh nghiệp là gì? Lên sàn, doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều nghĩa vụ, mà khả năng huy động vốn không được cải thiện, khiến nhiều doanh nghiệp có tâm lý băn khoăn, không biết nên ứng xử như thế nào.
Ở góc nhìn rộng hơn, TS.Trần Hồng Nguyên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội phát hiện, tính đến tháng 5/2019, thống kê tổng số doanh nghiệp đang niêm yết, đăng ký giao dịch trên cả Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho thấy, có khoảng hơn 600 trên tổng số trên 1.500 doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu dưới mệnh giá, chiếm 40% tổng số mã niêm yết và đăng ký giao dịch. Tỷ lệ này là khá lớn và các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chào bán cổ phiếu để huy động vốn cho đầu tư phát triển.
Luật cần đồng bộ, cần gỡ tắc cho doanh nghiệp
Thực ra, nhiều năm nay, các doanh nghiệp, chuyên gia đều mong đợi hệ thống quy định pháp lý cần có hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được chào bán cổ phần dưới mệnh giá, để việc chào bán theo quy luật thị trường, thuận mua vừa bán. Tuy nhiên, đến nay chưa có hướng dẫn pháp lý nào để tháo gỡ bế tắc này.
Trong việc sửa Luật Chứng khoán, điểm mới là lần đầu tiên tại dự thảo Luật mở ra quy định: "Trong trường hợp giá giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, giá chào bán do tổ chức phát hành phối hợp với tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) xác định trên cơ sở nhu cầu của thị trường...". Dự thảo Luật đã được mang ra bàn thảo, xin ý kiến các đại biểu Quốc hội và ghi nhận ban đầu cho thấy, quy định mới nhận được nhiều quan điểm đồng tình trên nghị trường.
"Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch được huy động vốn thực phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển, tôi nhất trí với việc quy định mang tính nguyên tắc như trên tại dự thảo Luật Chứng khoán. Tôi cho rằng, việc cho phép chào bán cổ phiếu dưới mệnh giá sẽ phản ánh đúng bản chất của doanh nghiệp, đúng quy luật cung cầu trên thị trường chứng khoán, cũng như nền kinh tế khi giá chào bán cổ phiếu của doanh nghiệp sát hơn, phù hợp với giá thị trường. Các quy định về điều kiện, hồ sơ chào bán cổ phiếu thấp hơn mệnh giá sẽ giao Chính phủ quy định để có cơ sở triển khai thực hiện...", TS. Trần Hồng Nguyên bày tỏ quan điểm.
Một số chuyên gia cho rằng, để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp chào bán cổ phiếu dưới mệnh giá, nếu chỉ có sửa Luật Chứng khoán thôi là chưa đủ, mà cần phải sửa cả Luật Doanh nghiệp. Theo đó, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Doanh nghiệp như quy định về vốn điều lệ tại Khoản 29, Điều 4; Điểm a, Khoản 1, Điều 110; quy định về các hành vi bị cấm tại Điều 17, trong đó có hành vi kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký...
Điều này đòi hỏi Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, xem xét nội dung của dự thảo Luật Chứng khoán với dự kiến sửa đổi Luật Doanh nghiệp đã được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 để xử lý vấn đề trên đảm bảo tính khả thi, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Luật Doanh nghiệp không gây vướng cho doanh nghiệp bán cổ phần dưới mệnh giá
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
Đang có sự nhầm lẫn trong cách sử dụng khái niệm phát hành cổ phần dưới mệnh giá và chào bán cổ phần dưới mệnh giá. Không thể có chuyện phát hành cổ phần dưới mệnh giá được vì mệnh giá cổ phần đã được quy ước trước (10.000 đồng/cổ phần), mà chỉ có bán cổ phần dưới mệnh giá. Từ cách hiểu chuẩn như vậy thì Luật Doanh nghiệp hiện hành không gây vướng cho doanh nghiệp bán cổ phần dưới mệnh giá.
Cũng đang có ý kiến nhầm lẫn cho rằng, vì Luật Doanh nghiệp quy định về cấm có hành vi kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký, nên gây vướng cho doanh nghiệp bán cổ phần dưới mệnh giá. Cách hiểu này là chưa chuẩn, bởi khai khống vốn điều lệ ở đây được hiểu khai sai giá bán cổ phần, chẳng hạn doanh nghiệp bán được cổ phần với giá 7.000-8.000 đồng/cổ phần, nhưng lại ghi nhận 10.000 đồng/cổ phần. Còn khi doanh nghiệp bán được cổ phần với giá 7.000-8.000 đồng/cổ phần, sau đó ghi nhận và công khai ra thị trường đúng bằng mức này, tức là đã phản ánh xác thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Để tường minh quy định pháp lý cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán được bán cổ phần dưới mệnh giá, pháp luật về chứng khoán cần có hướng dẫn cụ thể, từ đó thống nhất áp dụng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong cách ghi nhận âm vốn.
Nguyễn Hữu
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vietcombank: Bứt phá ấn tượng, chinh phục những đỉnh cao mới Kết thúc năm 2018, Vietcombank tiếp tục tạo nên dấu ấn mới - dấu ấn khẳng định vị trí dẫn đầu và tiên phong trên mọi lĩnh vực. TS. Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank đã có một số chia sẻ với phóng viên Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng. Hàng triệu khách hàng đã lựa chọn Vietcombank...