Vinalines tiếp tục lùi ngày tổ chức đại hội cổ đông lần đầu
Lần thứ 3 Vinalines phải thay đổi lịch tổ chức đại hội cổ đông, chuyển sang mô hình CTCP do phải chờ các văn bản hướng dẫn liên quan.
Hải trình cổ phần hóa của “ông lớn” Vinalines vẫn chưa thể cán đích do phải chờ một số thông tư, văn bản liên quan
Sáng nay (26/6), trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Q. Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) cho biết, thời gian tổ chức đại hội cổ đông lần thứ nhất của Vinalines sẽ được lùi đến ngày 29/7/2019, tức là chậm hơn so với dự kiến hơn 1 tháng.
“Vinalines phải lùi thời gian là do Thông tư 34/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2018 của Bộ Tài chính chính thức có hiệu lực từ ngày 29/7/2019. Vì vậy, đơn vị phải chờ đến ngày thông tư này có hiệu lực để đáp ứng đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 126/2017 của Chính phủ về chuyển DN nhà nước và công ty TNHH MTV do DN đầu tư 100% vốn điều lệ thành CTCP”, ông Tĩnh cho hay.
Như vậy, đây là lần thứ 3 Vinalines phải thay đổi thời gian tổ chức đại hội cổ đông lần đầu để chính thức chuyển sang hoạt động mô hình CTCP. Trước đó, thời điểm dự kiến tổ chức đại hội cổ đông của Vinalines là quý 1/2019 và quý 2/2019 (24/6/2019).
Video đang HOT
Để chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa, Vinalines đã tổ chức 2 đợt chào bán cổ phần. Trong đó, phiên chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu đã thu hút 42 nhà đầu tư đăng ký mua với khối lượng 5.439.800 cổ phần (chiếm hơn 1,1% trên tổng số gân 490 triệu cổ phần đưa ra đấu giá). Tại phiên chào bán thỏa thuận lần 2, số lượng cổ phần được Vinalines chào bán là hơn 483,3 triệu cổ phần nhưng không có nhà đầu tư nào đăng ký mua.
Chia sẻ về lý do cổ phần của đơn vị chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh cho rằng, thời gian qua, dù kêt qua san xuât kinh doanh của Vinalines co nhiêu khơi săc, số nợ đã giảm tới 78% so với năm 2014, nhưng nhin chung, lĩnh vực hang hai vân chưa thoat khoi khung hoang. Đây la ly do khiến phiên IPO và các phiên chào bán cổ phần kế tiếp của Vinalines chưa hâp dân cac nha đâu tư trong ngăn han.
Theo baogiaothong.vn
Vì đâu Nam Long ra quyết định "ngược đời", chi hàng trăm tỷ mua cổ phiếu quỹ khi quỹ đất còn nhiều?
Theo lãnh đạo Nam Long, việc mua cổ phiếu quỹ được Hội đồng quản trị cân nhắc kỹ lưỡng và chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án mới. NLG tự tin vào khả năng huy động vốn ở cấp độ dự án của Công ty với các đối tác chiến lược dài hạn hiện hữu, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn rẻ ở cấp độ dự án để triển khai.
Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (mã chứng khoán NLG) vừa công bố thông tin dự chi hàng trăm tỷ để mua lại cổ phiếu quỹ. Việc mua lại cổ phiếu quỹ của công ty diễn ra trong bối cảnh Nam Long vừa "mở khoá" quỹ đất thành công năm 2018, nâng quỹ đất sạch lên ngưỡng 240ha. Vì sao Nam Long chi lượng lớn tiền để mua lại cổ phiếu quỹ trong bối cảnh 2019 và những năm tới đây còn rất nhiều việc phải làm, công ty đang đà phát triển tốt là một trong những băn khoăn lớn của giới đầu tư.
Nam Long dự chi 340 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ trong bối cảnh vừa mở khoá quỹ đất
Nam Long vừa dự chi 340 tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ và giao dịch sẽ được thực hiện những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Thực tế, việc mua cổ phiếu quỹ của Nam Long đã được công ty công bố từ hồi tháng 4/2019 nhưng từ đó đến nay vẫn chưa hết tranh cãi trong giới đầu tư. Giá cổ phiếu NLG từ thời điểm công ty công bố đến nay nhúc nhích tăng nhẹ dù thị trường chung giảm điểm.
Lý do khiến nhà đầu tư băn khoăn đó là: Nam Long sẽ dùng nguồn tiền ~340 tỷ từ LNST chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần để mua cổ phiếu quỹ trong khi, công ty vừa mở khoá quỹ đất với 3 dự án mới tổng diện tích 240ha và đang đứng trước cơ hội phát triển lớn. Nam Long còn rất nhiều việc phải làm phía trước và 2019 mới chỉ là năm tăng tốc cho kế hoạch thành nhà phát triển đô thị hàng đầu tại Việt Nam. Tại sao công ty không dành tiền để phát triển kinh doanh mà lại mua cổ phiếu quỹ là một câu hỏi lớn.
Quyết định mua cổ phiếu quỹ của Nam Long có "ngược đời"?
Theo nhiều nhà đầu tư, dù Nam Long không thiếu tiền khi quỹ lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần tính đến hết năm 2018 lên đến hơn 2.200 tỷ đồng nhưng việc chi hàng trăm tỷ đồng trong bối cảnh vừa gia tăng thành công quỹ đất sạch là điên rồ và ngược đời. Hiện, Nam Long đã "mở khoá" quỹ đất và đang có 3 dự án mới với tổng diện tích 240ha. Nếu công ty dành tiền để phát triển dự án thay vì mua cổ phiếu quỹ thì con đường đến giấc mơ trở thành nhà phát triển khu đô thị hàng đầu tại Việt Nam sẽ ngắn hơn.
Trong khi đó, phân tích độc lập của chứng khoán BSC nhận định, khi mà quỹ đất nội đô đang dần cạn kiệt, tình trạng phê duyệt thủ tục pháp lý vẫn còn vướng mắc và các dự án giao thông hạ tầng được đẩy mạnh triển khai kết nối các tỉnh lân cận thì quỹ đất sạch ở vị trí đẹp của Nam Long có thể giúp công ty phát triển vượt bậc so với các doanh nghiệp khác. Vậy, vì sao Nam Long lại không ưu tiên tiền để phát triển dự án, thậm chí không phát hành thêm huy động vốn mà lại chọn phương án "ngược": chi tiền mua cổ phiếu?
Theo lý giải của Nam Long, việc mua cổ phiếu quỹ là để tái cơ cấu danh mục đầu tư. Tại đại hội cổ đông năm nay, đại diện của Nam Long đã chia sẻ: "Việc mua cổ phiếu quỹ là giải pháp đem lại nhiều lợi ích cho cổ đông ngoài các phương pháp truyền thống như cổ tức bằng tiền hoặc bằng cổ phiếu. Việc mua lại cổ phiếu sẽ đem lại nhiều giá trị cho công ty. Hiện tại, giá trị thị trường của Nam Long vào khoảng 6.700 tỷ đồng, tương đương 290 triệu USD. Dự kiến sau khi mở khoá 3 dự án mới, tài sản ròng của Nam Long sẽ tăng lên 550-600 triệu đô. Đồng thời, hàng năm Nam Long tiếp nhận rất nhiều cơ hội đầu tư đất đai do đó, việc mua cổ phiếu quỹ thông qua xét duyệt nghiêm ngặt của Ban lãnh đạo công ty theo đúng các quy định. Ban lãnh đạo công ty sẽ đưa ra được những quyết định tốt nhất cho công ty cũng như cho cổ đông căn cứ trên khối lượng tài sản ròng và giá trị vốn hoá hiện tại".
Khi được hỏi về việc chi lượng lớn tiền để mua cổ phiếu quỹ ảnh hưởng ra sao đến các dự án vừa "mở khoá" quỹ đất và công ty có dự định vay nợ để phát triển dự án mới hay sử dụng phương thức khác, lãnh đạo Nam Long khẳng định: "Việc mua cổ phiếu quỹ được Hội đồng quản trị cân nhắc kỹ lưỡng và chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến việc thực hiện các dự án mới. NLG tự tin vào khả năng huy động vốn ở cấp độ dự án của Công ty với các đối tác chiến lược dài hạn hiện hữu, công ty sẽ sử dụng nguồn vốn rẻ ở cấp độ dự án để triển khai. Đơn cử như mối quan hệ hợp tác của NLG với Hankyu Hanshin Properties Corp và Nishitetsu Group đã gắn kết được 5 năm. NLG và các đối tác Nhật Bản đã hợp tác liên tiếp 6 dự án Flora Anh Đào (2015), Fuji Residence, Kikyo Residence (2016), Mizuki Park (2017), Akari City, Waterpoint (2019) được thị trường và giới chuyên môn đánh giá cao. Việc dùng đòn bẩy này cũng sẽ giúp tăng hiệu quả đầu tư".
Trả lời băn khoăn của phóng viên về tỷ lệ nợ trong 3 năm tới của Nam Long sẽ thế nào, lãnh đạo Nam Long khẳng định Tỷ lệ nợ của NLG trong các năm tới sẽ được nâng từ 0.2x D/E lên 1xD/E. Theo Nam Long, việc này cũng giúp NLG nâng hiệu quả hoạt động và giúp tăng trưởng EPS thay vì dùng vốn của cổ đông như trước đây nhưng về cơ bản, tỷ lệ nợ của NLG hiện nay ở mức thấp nên dư địa huy động vốn từ nguồn vay còn rất dồi dào.
Nam Hà
Theo Trí thức trẻ
ĐHĐCĐ Nam Việt (ANV): Dự kiến quý II/2019 lãi 200 tỷ đồng, biên lãi gộp 25% Chiều 17/5, CTCP Nam Việt (ANV) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông để thông qua nhiều nội dung quan trọng. Theo báo cáo tại Đại hội, năm 2018, ANV đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 145 triệu USD, tăng 56% so với năm 2017. Tổng doanh thu 4.117 tỷ đồng, tăng 39,6% và lợi nhuận sau thuế 604 tỷ đồng, gấp...