Vinaconex lên tiếng về thông tin triệu tập ông Nguyễn Xuân Đông, khẳng định sự việc xảy ra trước khi Nhà nước thoái vốn
Tổng công ty cam kết các nội dung trên không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty.
Ngày 23/7/2019, Tổng công ty CP Vinaconex nhận được văn bản số 1572 của cơ quan chức năng TP Hà Nội thông báo về việc đang xác minh vụ việc một cá nhân cùng đồng phạm mua bán trái phép hóa đơn làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức xảy ra tại Hà Nội.
Để phục vụ công tác nghiệp vụ, cơ quan chức năng đề nghị Tổng công ty CP Vinaconex rà soát và cung cấp một số hồ sơ tài liệu có liên quan từ năm 2016 đến 2018, và gửi Giấy triệu tập ông Nguyễn Xuân Đông – với tư cách là Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật hiện nay của Vinaconex đến làm việc với cơ quan chức năng về các vấn đề trên.
Ngay sau khi nhận được Văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng, Tổng giám đốc Vinaconex đã giao nhiệm vụ cho bộ phận Tài chính kế toán khẩn trương kiểm tra, rà soát và thống kê toàn bộ hóa đơn/chứng từ có liên quan đến danh sách các công ty/đơn vị cần xác minh theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Kết quả bước đầu, toàn bộ số hóa đơn liên quan đến giao dịch giữa Tổng công ty với các đối tượng trong danh sách công ty/đơn vị theo yêu cầu của cơ quan chức năng, được thực hiện trước thời điểm các cổ đông Nhà nước hoàn tất việc thoái vốn tại Vinaconex (tháng 12/2018, trước thời điểm ông Nguyễn Xuân Đông chưa tham gia bất kỳ công việc, chức vụ gì tại Tổng công ty).
Tổng giám đốc Vinaconex đã chỉ đạo bộ phận nghiệp vụ tập hợp toàn bộ hóa đơn/chứng từ có liên quan để cung cấp cho cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh theo yêu cầu. Tổng công ty cam kết các nội dung trên không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty.
Trên mạng xã hội tối hôm qua (24/7) tràn ngập hình ảnh giấy triệu tập được đóng dấu đỏ với nhiều bình luận bôi nhọ danh dự và uy tín của ông Nguyễn Xuân Đông.
Video đang HOT
Sau khi SCIC thoái vốn khỏi Vinaconex, Tổng công ty bị vướng vào tình cảnh “cơm không lành canh không ngọt” khi các cổ đông lớn là An Quý Hưng và nhóm Cường Vũ, Star Invest không có tiếng nói chung.
Đại diện Cường Vũ và Star Invest phản đối việc quy chế tài chính của công ty cho phép Chủ tịch HĐQT được ký duyệt các vấn đề có giá trị 1.000 tỷ và Tổng giám đốc được ký duyệt các nội dung có giá trị đến 500 tỷ đồng.
Ngày 18/7/2019, Tổng công ty cổ phần VINACONEX đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Tổng công ty tại Công ty CP VIPACO, Công ty CP Xuân Mai Đà Nẵng và Công ty CP Đầu tư và Thương mại VINACONEX.
Phương Anh
Theo Trí thức trẻ
Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam được đánh giá ở mức cao, trong khi lĩnh vực chứng khoán chỉ trung bình.
Sau khi nổi đình nổi đám từ thương vụ huy động được gần 7.400 tỷ mua 58% cổ phần của Vinaconex (mã chứng khoán VCG), Công ty TNHH An Quý Hưng gây chú ý như một "diễn biến lạ" trên thị trường chứng khoán năm 2018. Nhưng, với năm 2019 thì công ty này đã bộc lộ thực trạng là khoản nợ khổng lồ phát sinh từ thương vụ thâu tóm vượt quá sức mình và việc doanh nghiệp này huy động vốn qua phát hành trái phiếu thất bại đã phần nào phản ánh niềm tin của giới đầu tư đối với "công ty mẹ" của Vinaconex.
Một sự kiện thu hút được sự quan tâm của thị trường trong tuần qua là việc Công ty TNHH An Quý Hưng và một công ty con của doanh nghiệp này là An Quý Hưng Land huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu lên đến 5.300 tỷ đồng, nhưng không bán được một trái phiếu nào.
Theo thông tin được công bố, An Quý Hưng đã chào bán 2.600 tỷ đồng và An Quý Hưng Land chào bán 2.700 tỷ đồng trái phiếu theo hình thức trái phiếu không chuyển đổi. Tài sản đảm bảo cho các đợt phát hành này là toàn bộ lô 255 triệu cổ phiếu Vinaconex, tương đương toàn bộ 58% cổ phần phổ thông của Vinaconex mà An Quý Hưng bỏ gần 7.400 tỷ đồng mua vào hồi cuối năm 2018.
Trái phiếu của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land có lãi suất rất cao và được đảm bảo bằng cổ phiếu VCG. Theo đó, các trái phiếu này của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land trả lãi tới 12%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên. Các kỳ sau lãi suất không thấp hơn mức này, được tính bằng lãi tiết kiệm 12 tháng của 4 ngân hàng cộng thêm 4,5%. Trong bối cảnh lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang ở mức thấp thì trái phiếu "công tỵ mẹ" của VCG lẽ ra phải là một sản phẩm đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên, toàn bộ hai lô trái phiếu của An Quý Hưng và An Quý Hưng Land đã không có nhà đầu tư nào đăng ký mua. Có lẽ đây phản ứng của các nhà đầu tư tài chính, nằm ngoài dự kiến của đơn vị phát hành trái phiếu.
Tuy đơn vị phát hành trái phiếu không nói rõ mục đích của đợt huy động vốn này là gì, nhưng nhìn vào những thông tin tài chính liên quan đến An Quý Hưng thì phần nào giới đầu tư cũng đoán biết được mục đích của đợt huy động vốn, đó là áp lực của khoản nợ ngắn hạn lên đến 4.000 tỷ đồng, nợ dài hạn 8000 tỉ đồng.
Theo bản cân đối kế toán năm 2018 của An Quý Hưng thì doanh nghiệp này đang sở hữu một khoản nợ khổng lồ mà nguyên nhân đến từ thương vụ thâu tóm Vinaconex. Đầu năm 2018, tổng tài sản của An Quý Hưng chỉ ở con số hơn 999 tỷ đồng nhưng cuối năm số tài sản đã phát sinh có lên đến 12,6 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó là khoản nợ 12 nghìn tỷ đồng.
Trong số các khoản nợ của An Quý Hưng thì số nợ ngắn hạn là con số không hề nhỏ, 4.000 tỷ đồng và chủ yếu là khoản "phải trả ngắn hạn khác", nằm ngoài các khoản tiền liên quan đến các hoạt động chính của doanh nghiệp này. Khoản nợ dài hạn của An Quý Hưng được xác định là 8.000 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của An Quý Hưng chỉ có khoảng 600 tỷ đồng và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 20 lần, trong khi đối với một công ty có trạng thái tài chính bình thường thì tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ ở mức 3 lần. Với chênh lệnh quá lớn như trên thì năng lực thực sự của doanh nghiệp này nhà đầu tư nào cũng có thể đoán biết. Đối với một doanh nghiệp xây dựng và bất động sản, áp lực trong việc huy động tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp những nguy cơ và rủi ro cao.
Câu hỏi đặt ra là, An Quý Hưng vẫn đang có trong tay 255 triệu cổ phiếu VCG, đó là tài sản lớn có sức thanh khoản cao thì tại sao các nhà đầu tư lại không quan tâm đến trái phiếu được đảm bảo bằng lô cổ phiêu này? Lý giải về điều này, Luật sư Nguyễn Chí Đại, Công ty luật Việt Bắc cho rằng, việc phát hành trái phiếu chủ yếu nhằm huy động vốn từ các ngân hàng và các nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp, ít nhằm đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc các nhà đầu tư không mua trái phiếu, phản ánh độ tín nhiệm của đơn vị phát hành. Nói cách khác, dù lãi suất cao thì các ngân hàng và nhà đầu tư không quan tâm nếu đơn vị vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.
"Việc phát hành trái phiếu để huy động vốn thường thì tổ chức huy động vốn phải nêu rõ mục đích sử dụng vốn và có kế hoạch khả thi cho thấy việc sử dụng vốn hiệu quả và hoàn vốn đúng thời hạn. Nhưng, trường hợp này, nhiều khả năng các nhà đầu tư đã biết An Quý Hưng và An Quý Hưng Land huy động vốn để trả nợ, đây là điều khiến các nhà đầu tư hiểu rằng, cho An Quý Hưng vay tiền để trả nợ không phải là khoản đầu tư an toàn và không biết công ty sẽ lấy nguồn tiền nào để trả nợ trái phiếu", Luật sư Nguyễn Chí Đại giải thích.
Bên cạnh đó, theo một số luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng và chứng khoán thì uy tín của đơn vị phát hành trái phiếu là rất quan trọng, đặc biệt là đối với số tiền huy động rất lớn. An Quý Hưng Land thực chất vẫn là An Quý Hưng vì đây đều là công ty do ông Nguyễn Xuân Đông thành lập và làm Chủ tịch HĐTV, mới hoạt động từ đầu năm 2017, chưa có vị thế trên thương trường . Do đó, công ty này dù có vay tiền bằng tài sản là cổ phiếu VCG thì cũng khó đảm bảo được uy tín với các nhà đầu tư.
Trước đây đã từng có nhiều trường hợp doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng sau đó đã không trả được nợ và đơn vị bảo lãnh đã phải gánh hậu quả, như trường hợp của Vina Megarstar cách đây nhiều năm. Chính Công ty tài chính Vinaconex - Viettel (VVF) là đơn vị mua trái phiếu của Vina Megarstar sau đó phải quay sang truy đòi ngân hàng bảo lãnh nhưng bất thành vì chứng thư bảo lãnh bị vô hiệu.
Với trường hợp An Quý Hưng và An Quý Hưng Land, việc phát hành trái phiếu được bảo lãnh bằng cổ phiếu VCG nhưng câu hỏi đặt ra là nếu An Quý Hưng và An Quý Hưng Land không trả được nợ thì chủ nợ có xử lý được lô cổ phiếu theo phương thức "nhận cả lô" hay bị chia lẻ? Đó chính là rủi ro mà các nhà đầu tư đều có thể nhìn thấy được.
Có vẻ như với đợt huy động vốn thất bại này, thị trường đã phản ánh thiếu niềm tin vơid An Quý Hưng chứ không phải là cái danh "công ty mẹ" của Vinaconex như cái danh xưng xuất hiệu sau vụ thâu tóm "cá bé nuốt cá lớn" diễn ra cuối năm 2018.
Bình Minh
Theo baophapluat.vn
Đại gia Nguyễn Xuân Đông đã huy động vốn như thế nào để thanh toán cổ phần Vinaconex? Theo nguồn tin của Dân Việt, chiều tối qua, An Quý Hưng của ông Nguyễn Xuân Đông đã thanh toán toàn bộ số tiền trên 7.000 tỷ mua cổ phần Vinaconex cho SCIC. Việc huy động được một số tiền quá lớn trong thời gian ngắn (gấp 14 lần vốn điều lệ của An Quý Hưng) khiến không ít nhà đầu tư băn...