Vinaconex bất ngờ khóa room ngoại về 0%, khối ngoại buộc phải bán ra hàng chục triệu cổ phiếu đang nắm giữ
Hiện tại, khối ngoại đang nắm giữ khoảng 11% cổ phần Vinaconex, tương ứng hơn 48 triệu cổ phiếu. Trong đó, Pyn Elite Fund là cổ đông ngoại lớn nhất nắm giữ hơn 31 triệu cổ phiếu VCG (7,1%), ngoài ra, VNM ETF cũng nắm giữ khoảng 7,5 triệu cổ phiếu VCG.
Ngày 9/11, Tổng CTCP Vinaconex (VCG) đã có văn bản gửi Sở GDCK Hà Nội (HNX), Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) thông báo về việc giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Vinaconex về 0%.
Hiện tại, khối ngoại đang nắm giữ khoảng 11% cổ phần Vinaconex, tương ứng hơn 48 triệu cổ phiếu. Trong đó, Pyn Elite Fund là cổ đông ngoại lớn nhất nắm giữ hơn 31 triệu cổ phiếu VCG (7,1%), ngoài ra, VNM ETF cũng nắm giữ khoảng 7,5 triệu cổ phiếu VCG.
Với việc giảm tỷ lệ sở hữu về 0%, khối ngoại sẽ phải bán ra toàn bộ cổ phiếu VCG đang nắm giữ để đáp ứng tiêu chí room ngoại.
Video đang HOT
Không nhưng vây, vơi viêc chôt ty lê room ngoai tai VCG la 0%, khối ngoại se không thể tham gia mua cổ phần tại hai thương vụ thoái vốn VCG của Viettel và SCIC vào ngày 22/11 tới.
Theo kế hoạch mới được công bố, SCIC và Viettel sẽ cùng đấu giá trọn lô 79% cổ phần của Vinaconex với giá 21.300 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị tối thiểu hơn 7.400 tỷ đồng. Trước đó, vào cuối năm 2017, phiên đấu giá cổ phần VCG của SCIC đã diễn ra không thành công khi nhà đầu tư chỉ mua lượng 5,5% lượng chào bán.
Kết thúc phiên giao dịch 9/11, thị giá cổ phiếu VCG chỉ còn 18.800 đồng/cp, thấp hơn đáng kể so với mức khởi điểm chào bán.
Diễn biến cổ phiếu VCG từ đầu năm tới nay
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
SCIC chính thức ra thông báo bán gần 22% vốn điều lệ của Vinaconex
SCIC sẽ thoái vốn tại Vinaconex theo hình thức đấu giá với giá khởi điểm 25.600 đồng/cổ phần.
Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa chính thức thông báo bán hơn 96,23 triệu cổ phiếu VCG của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Số cổ phần VCG mà SCIC đưa ra bán chiếm 21,79% vốn cổ phần Vinaconex.
Trước đó, SCIC thông báo muốn thoái vốn theo hình thức chào bán cạnh tranh trên HNX với giá khởi điểm 25.600 đồng/cổ phần, thu về tối thiểu 2.464 tỷ đồng. Phiên đấu giá diễn ra vào sáng 08/12/2017 tại Sở GDCK Hà Nội. Nếu chào bán thành công toàn bộ số cổ phần này, SCIC vẫn còn nắm giữ 36% vốn điều lệ của Vinaconex.
Trước thông tin SCIC thoái vốn, cổ phiếu VCG đã tăng mạnh từ đầu tháng 11 đến nay và hiện giao dịch quanh vùng giá 27.700 đồng/cổ phiếu - cao hơn rất nhiều so với mức giá khởi điểm mà SCIC đưa ra.
Vinaconex là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của ngành xây dựng, thành lập từ tháng 9/1988. Ngày Ngày 5/9/2008 Vinaconex chính thức đưa cổ phiếu lên giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Điểm thu hút nhất của Vinaconex có lẽ là tổng quỹ đất đang quản lý là 3,2 triệu m2, trong đó đất được giao là 132 nghìn m2 và hơn 3 triệu m2 đất thuê.
Diễn biến giá cổ phiếu VCG trong 6 tháng gần đây.
Theo Trí thức trẻ/HNX
Vinaconex báo lãi hợp nhất 185 tỷ đồng trong quý 3, giảm gần 30% so với cùng kỳ 2017 Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinaconex ghi nhận 368 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 274,3 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 621 đồng. Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (VCG) công...