Vinachem muốn 3 dự án thua lỗ được kéo dài thời hạn vay với VDB từ 20 năm lên 30 năm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ( Vinachem) đã kiến nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định các giải pháp tín dụng đối với các khoản vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho các dự án Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bấc và DAP số 2 Lào Cai theo hướng kéo dài thời hạn vay của các hợp đồng tín dụng tối đa thành 30 năm. Trước đó, Vinachem chỉ đề nghị 20 năm.
Vinachem muốn 3 dự án thua lỗ được kéo dài thời hạn vay với VDB từ 20 năm lên 30 năm
Ngoài kéo dài thời hạn vay, Vinachem cũng đề nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định cho các khoản vay của 3 dự án nêu trên với VDB được hướng chế độ không tính lãi phạt trên lãi và gốc chậm trả kể từ khi phát sinh;
Được điều chỉnh lãi suất tiền vay theo hướng: trong 4 năm (2020 – 2024) hưởng lãi 6,9%/năm; từ năm 2025 trở đi, các khoản vay có lãi suất trên 8,55%/năm điều chỉnh về mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước (tại thời điểm hiện nay là 8,55%/năm).
Đối với các khoản vay của 3 dự án nêu trên với các ngân hàng thương mại (gồm Vietinbank, BIDV, Vietcombank), Vinachem đề nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định cho các dự án được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và không chuyển nhóm nợ;
Có giải pháp đặc thù về xếp nhóm nợ cho các đơn vị, xếp nhóm nợ theo tuổi nợ tại từng tổ chức tín dụng (vận dụng phân loại nợ theo Điều 10 Thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà nước ngày 21/1/2013), không chuyển nhóm nợ căn cứ theo kết quả sản xuất kinh doanh;
Video đang HOT
Tiếp tục cho các công ty vay vốn lưu động và duy trì hạn mức vay vốn lưu động để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng với 3 dự án nêu trên, Vinachem còn kiến nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước đề xuất Bộ Tài chính cho phép các dự án được tiếp tục điều chỉnh giảm 50% mức trích khấu hao tài sản cố định các năm tiếp theo từ 2020 – 2025 để tháo gỡ khó khăn.
Để “tạo sự bình đẳng giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu”, Vinachem đề nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ đẩy nhanh việc trình Quốc hội sửa Luật số 71/2014/QH13 theo hướng đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 0%;
Ngoài ra, Vinachem cũng muốn Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật số 106/2016/QH13.
Vĩnh Chi
Theo vietnamfinance.vn
Phong tỏa thêm nghìn tỷ đồng cổ phiếu của Vinachem, "quả bom nợ" Đạm Ninh Bình vẫn treo lơ lửng
Quyết định phong tỏa khối cổ phiếu trị giá nghìn tỷ đồng thuộc Vinachem vừa được đưa ra vào đầu tháng 4, kéo dài thêm chuỗi nghĩa vụ nợ tiềm tàng. Trong khi đó, khoản nợ của Đạm Ninh Bình do Vinachem bảo lãnh vẫn lơ lửng khi hạn trả nợ năm 2021 đang ngày càng gần hơn.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Thêm nghìn tỷ đồng cổ phiếu thuộc sở hữu của Vinachem bị phong tỏa
Ngày 4/4, Tòa án Nhân dân TP HCM đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thực hiện phong tỏa tài khoản và tài sản Vinachem gồm 24 triệu cổ phiếu phân bón Bình Điền (BFC), 10 triệu cổ phiếu Bột giặt Lix (mã chứng khoán LIX) và 7,5 triệu cổ phiếu Hóa chất Việt Trì (mã HVT) thuộc quyền sở hữu của Vinachem.
Trước đó, đã có một loạt biện pháp khẩn cấp tạm thời được công bố. Đầu tháng 1, TAND TP Hà Nội yêu cầu tạm thời dừng thanh toán bảo lãnh tạm ứng số tiền hơn 8,4 triệu USD của BIDV cho Vinachem để chờ phán quyết của VIAC. Vinachem đã có đơn khiếu nại nhưng không được chấp nhận. Cuối tháng 2 vừa qua, TAND TP HCM quyết định phong tỏa 12,17 triệu cổ phiếu BFC và 13 triệu USD trên tài khoản của Tập đoàn tại BIDV.
Tính theo giá đóng cửa ngày 11/10, khối tài sản cổ phiếu trên trị giá gần 1.250 tỷ đồng và 13 triệu USD.
Báo cáo từ Vinachem cho biết CTCP thiết kế công nghiệp hóa chất đã có đơn khởi kiện bổ sung gửi tới Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) với giá trị còn thiếu và đòi bồi thường 12,48 triệu USD. Giá trị nhà thầu đã thực hiện là hơn 22 10 triệu USD nhưng chủ đầu tư mới thanh toán hơn 10 triệu USD. VIAC cũng nhận được đơn tranh chấp của Công ty Đại chúng TTCL và Công ty TTCL Việt Nam yêu cầu Vinachem thực hiện giá trị tranh chấp lần lượt là 110,47 triệu USD (tương đương 2.557 tỷ đồng) và 18,32 triệu USD (tương đương 424 tỷ đồng) cùng các yêu cầu khác không nêu trị giá.
Đây đều là các khoản nợ tiềm tàng của công ty mẹ Vinachem.
Đạm Ninh Bình đã tạm bàn giao nhưng không có khả năng thanh toán nợ lãi vay
Khó khăn tại "quả bom nợ" Đạm Ninh Bình vẫn đang bủa vây Vinachem, nhất là khi thời hạn đáo hạn đang đến gần. Đây là khoản vay Vinachem cho Đạm Ninh Bình vay lại để đầu tư dự án Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám, công suất 560.000 tấn/năm. Báo cáo từ Vinachem cho biết điểm ngoặt đáng chú ý là trong nửa đầu năm là dự án đã tạm bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán được công trình hoàn thành. Cùng đó, dự án không có khả năng thanh toán các khoản nợ và lãi vay - báo cáo cho hay.
Giá trị khoản nợ vay Vinachem cho Đạm Ninh Bình vay lại - Nguồn: BCTC
Dự nợ 5.643 tỷ đồng cho dự án này bao gồm 1.820 tỷ đồng đến hạn trả trong vòng 1 năm tới, còn lại hơn 3.800 tỷ đồng đến hạn trả sau 12 tháng. Trong đó, khoản nợ tín chấp 332 tỷ đồng của VietinBank sẽ đến ngày đáo hạn vào năm 2021. Ngoài ra, Vinachem còn vay tại BIDV bằng đồng USD với dư nợ 2.628 tỷ đồng, vay Ngân hàng Phát triển (VDB) bằng cả đồng USD (29 tỷ đồng) và đồng nội tệ (2.653 tỷ đồng).
Hợp nhất với các công ty con, quy mô tài sản của Vinachem đạt 55.737 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ nhích nhẹ từ 67,1% lên 67,4%. Trong khối nợ phải trả 37.360 tỷ đồng, vay nợ ngân hàng xấp xỉ 26.700 tỷ đồng. Vinachem hiện có 24 công ty con, trong đó Đạm Ninh Bình, Apatit Việt Nam và Hóa chất & Mỏ muối Việt Lào đều do Vinachem sở hữu 100% vốn.
Trong khi Đạm Ninh Bình nặng gánh nợ vay, dự án khai thác và chế biến mỏ Kali tại Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào phải ngừng triển khai giữa chừng vào tháng 5/2018. Vốn điều lệ của Vinachem tại Đạm Ninh Bình là 2.313 tỷ đồng nhưng hiện đã dự phòng toàn bộ. Phần vốn góp tại Công ty Hóa chất & Mỏ muối Việt Lào xấp xỉ 159 tỷ đồng.
Thuận An
Theo baodautu.vn
Nợ đầm đìa, đối tác kiện, tài khoản và tài sản của Vinachem bị phong tỏa Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên soát xét 2019 của Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem) thể hiện các khoản nợ tiềm tàng do tranh chấp với các đối tác khiến Tòa án nhân dân Hà Nội, TP HCM phong tỏa tài khoản cũng như các tài sản là cổ phiếu. Theo đó, Công ty cổ phần Thiết kế Công...