Viettel xin chính phủ hỗ trợ để mở rộng ở Tây Phi
Trang TMT Finance cho biết Viettel đang nhắm tới các cơ hội M&A (mua lại và sáp nhập) tại Tây Phi khi tìm kiếm cơ hội tăng cường sự hiện.
Viettel đang hoạt động tại Mozambique với thương hiệu Movitel. Ảnh: Internet
Trang TMT Finance cho biết Viettel đang nhắm tới các cơ hội M&A (mua lại và sáp nhập) tại Tây Phi khi tìm kiếm cơ hội tăng cường sự hiện diện khắp khu vực này.
TMT Finance dẫn lời nguồn tin cho biết Viettel đang trong quá trình huy động tài chính từ Chính phủ Việt Nam để tài trợ các giao dịch trong tương lai tại một số quốc gia Tây Phi nói tiếng Pháp. Nhà mạng cũng để mắt tới các cơ hội tại Tanzania (Đông Phi). Mục tiêu là mua băng tần từ các nhà mạng thông qua giao dịch M&A và tạo ra sức mạnh tổng hợp thông qua các quan hệ đối tác bản địa.
Nguồn tin trong ngành cho biết trong số các đối tượng tiềm năng có thể có Comium Telecom (Li-băng). Theo website của nhà mạng, Comium Telecom đã xuất hiện tại Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Gambia, Liberia và Cộng hòa Sierra Leone. Một đối tượng khác có thể là Expresso Telecom ( Senegal), đang hoạt động tại Senegal, Mauritania, Ghana và Guinea. Hãng viễn thông BinTel (Ba-ranh) cũng được xem là người bán tiềm năng tại châu Phi.
“Những nhà mạng đang nắm giữ băng tần hay có hoạt động tại khu vực dường như đều hấp dẫn với Viettel và chắc chắn một số sự hợp tác sẽ đơm hoa kết quả”, một nhà tư vấn viễn thông nhận định.
Gần đây, Viettel đã thua Alpha Telecom Mali (Monaco) trong cuộc đua xin giấy phép hoạt động mới tại Mali, song đã tấn công lại Maroc Telecom, KT Corp và Bharti Airtel để trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động thứ 3 tại Cameroon năm 2012.
Video đang HOT
Một nguồn tin khác của TMT Finance nhận xét: “Ban đầu, vô cùng bất ngờ khi Viettel lại tham gia vào thị trường Cameroon. Tuy nhiên, rõ ràng là nhà mạng vô cùng nghiêm túc về việc mở rộng dấu ấn khắp Tây Phi và hiện đang đảm bảo năng lực tài chính để làm điều này. Công ty sẽ theo đuổi mô hình tài chính được chính phủ hậu thuẫn vốn rất phổ biến trong các nhà mạng Trung Quốc”.
Tập đoàn viễn thông Viettel cũng được cấp phép hoạt động tại Mozambique vào tháng 1/2011 với thương hiệu Movitel. Từ giữa tháng 3 tới tháng 9/2012, Movitel đã thu được thành tích ấn tượng khi có tới 7,9% người dùng di động Mozambique là khách hàng của hãng trong khi các đối thủ mCell và Vodacom chứng kiến thuê bao sụt giảm. Nhà mạng cũng dự kiến lắp đặt 12.600km cáp quang và xây dựng 1.800 trạm di động khắp đất nước.
“ Viettel đang làm kinh doanh tại châu Phi với quy mô khác biệt. Hãng tung ra các trạm gốc (base station) nhanh hơn nhiều so với đối thủ và đặc biệt nhắm tới khu vực nông thôn. Nhà mạng đã thành công trong việc tăng độ phủ rộng lớn chỉ trong một thời gian ngắn và có khả năng tạo ra các trạm gốc với chi phí chỉ bằng 1/3 so với đối thủ”, nguồn tin của TMT Finance đưa ý kiến.
Ngoài những bước tiến gần đây vào châu Phi, Viettel còn hiện diện tại Campuchia, Haiti, Lào, Peru và đang nhắm tới Argentina, Cuba. Theo thông tin trên website, mục tiêu của Tập đoàn là năm 2015 lọt vào top 10 nhà đầu tư viễn thông lớn nhất thế giới và muốn tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư vào châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi.
Theo GenK
Công thức đầu tư của Viettel
Với 7 giấy phép đầu tư ra thị trường ngoài nước, Viettel đã có thị trường 110 triệu dân, lớn hơn thị trường trong nước. Bốn nước đã kinh doanh có lãi với tổng số thuê bao đang hoạt động là gần 10 triệu. Vậy công thức thành công của Viettel là gì?
Năm 2013 là mốc thời gian đánh dấu 6 năm Viettel đầu tư ra nước ngoài với "viên gạch" đầu tiên là thị trường Campuchia. Chia sẻ với báo giới, ông Dương Văn Tính - Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Viettel cho biết, thời điểm Viettel quyết định đầu tư ra nước ngoài, ngay cả các chuyên gia viễn thông của VN cũng chỉ xem đó là bước khởi đầu, không ai nghĩ nó sẽ gặt hái được thành quả. Nếu tổng kết lại, có thể thấy 5 công thức đầu tư thành công của Viettel như sau:
Luôn nghĩ khác
Với 7 giấy phép đầu tư, Viettel đã có thị trường 110 triệu dân, lớn hơn thị trường trong nước (gồm 3 nước Lào, Campuchia, Đông Timor; 2 nước Châu Phi là Mozambique, Cameroon; 2 nước Châu Mỹ là Haiti và Peru). Bốn nước đã kinh doanh có lãi với tổng số thuê bao đang hoạt động là gần 10 triệu. Đặc biệt, tại Mozambique, Viettel đã có lợi nhuận chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh.Với hơn 2 triệu thuê bao được phát triển mới, Movitel được đánh giá là dự án đầu tư hiệu quả nhất của VN vào Châu Phi kể từ năm 2008 đến nay.
Những mạng do Viettel đầu tư đều trở thành mạng viễn thông có thị phần và cơ sở hạ tầng lớn nhất. "Mục tiêu của Viettel là đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để năm 2015 sẽ có thị trường với quy mô 400 - 500 triệu dân vào 2015 và 1 tỉ dân vào năm 2020. Nếu đạt được con số này, Viettel sẽ đạt doanh thu từ thị trường nước ngoài lớn gấp 3 lần thị trường trong nước và trở thành 1 trong 10 DN viễn thông lớn nhất đầu tư ra nước ngoài.
Đã đầu tư bao giờ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt lại đầu tư vào những thị trường xa về địa lý và phong tục tập quán, khác cả về chế độ chính trị. Gần như đối với mỗi thị trường mới, chúng tôi lại phải nghiên cứu để có bước đi thích hợp. Điều khác biệt lớn nhất trong kinh doanh là những kinh nghiệm. Anh có thể thành công ở thị trường này nhưng sẽ thất bại ở thị trường khác. Cách để Viettel vượt qua được những thách thức ấy chính là luôn nghĩ khác. Một trong những công thức đem lại thành công cho Viettel khi đầu tư ra nước ngoài là: Nghĩ khác và lao động sáng tạo.
Trên thế giới, chúng tôi có những đối thủ khổng lồ và những đối thủ này không bao giờ cho bạn 1 phút bình yên. Ở Viettel, chúng tôi rất may là đã nhận ra được điều này. Và tại VN, chúng tôi mong VNPT sẽ tạo sức ép cho Viettel để cả 2 cùng phát triển" - ông Tính cho biết
Chạy nhanh nhất
Ngạn ngữ Châu Phi có câu: Mỗi buổi sáng thức dậy, con Linh dương nghĩ rằng nó phải chạy nhanh hơn con Sư tử để tồn tại. Mỗi buổi sáng thức dậy, con sư tử cũng nghĩ rằng nó phải chạy nhanh hơn con Linh dương, nếu không nó sẽ bị chết đói. Sự thật hiện nay trong bất kỳ lĩnh vực nào thì việc "chạy nhanh" cũng mang yếu tố quyết định đến sự thành công của các DN. Ông Hoàng Anh Tuấn - Chuyên gia lĩnh vực viễn thông cho hay: Đấy là triết lý, còn thực tế việc "chạy nhanh" chưa đủ mà phải là "chạy nhanh nhất". Điều này được thể hiện trong văn hóa, cách làm của Viettel.
Triết lý này được minh chứng bằng hành động khi mạng 2G đang là đỉnh cao của thị trường viễn thông thì Viettel đã nghĩ đến việc phát triển 3G. Hiện tại mạng 3G Viettel phủ sóng toàn quốc và có chất lượng tốt nhất. Tại Đắk Nông mạng 3G đã phủ sóng đến 95% vùng phủ tại tỉnh, nơi nào có 2G thì nơi đó có sóng 3G.
Hay khi đang ở đỉnh thành công trong nước với thị phần hơn 48%, Viettel đã chuyển hướng đầu tư sang nước ngoài và bước đầu đã đạt được những thành công đáng kể tại: Lào, Campuchia, Mozambich, Haiti, Cameroon, Peru, Đông Timor...
Nông thôn bao vây thành thị
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông còn nhớ câu chuyện Viettel đã áp dụng chiến lược "Nông thôn bao vây thành thị". Và chiến lược này đã rất thành công và với sự phát triển của khoa học, điện thoại di động đã trở thành thứ bình dân.
Dò đá qua sông
Triết lý "Dò đá qua sông" đã được Viettel áp dụng thành công. Một đại diện của Viettel chia sẻ: Đứng trước một vấn đề để tìm ra được một giải pháp đáp ứng được 70% yêu cầu thì có thể bạn chỉ mất một giờ. Nhưng tìm được giải pháp đáp ứng 80%, bạn có thể mất 3 tháng, và đáp ứng tới 90% thì bạn mất tới 6 tháng hoặc hơn. Và chẳng bao giờ bạn tìm được giải pháp đáp ứng 100%. Vậy thì chi bằng bạn cứ chọn lấy một giải pháp 70% để tiến đã, rồi vừa đi vừa chỉnh, sẽ nhanh hơn rất nhiều. Quan trọng là xác định được đích đến. Và khi đã tìm được một giải pháp chỉ cần đáp ứng được 70% yêu cầu thì Viettel sẽ vừa thực hiện vừa điều chỉnh cho phù hợp thực tế.
Kỷ luật của người lính
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: một trong 8 giá trị cốt lõi của Tập đoàn này là truyền thống và cách làm của người lính. Truyền thống của người lính là có tính kỷ luật thép, tuyệt đối. Cách làm của người lính là nhanh, quyết đoán, triệt để. "Quân đội có những tư chất mà các DN rất cần, như tính kỷ luật, chấp hành mệnh lệnh. Người Viettel thừa hưởng từ quân đội truyền thống ấy". Theo ông, trong xã hội hiện đại, con người có sẵn sàng chấp nhận khó khăn, hy sinh hay không khó hơn rất nhiều so với thời chiến tranh. Tuy nhiên, ở Viettel, mọi người chấp nhận những điều đó rất đơn giản. Ngày hôm nay một cá nhân có thể ở VN, ngày mai đi Campuchia, Lào hay một nước Châu Phi, châu Mỹ là điều bình thường. "Điều này tạo nên sức mạnh của của Viettel. Đấy là những giá trị không thể đong đo bằng tiền được, nhưng những giá trị ấy tạo nên sức mạnh để Viettel chinh phục thị trường nước ngoài.
Doanh thu từ đầu tư nước ngoài đóng góp tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu doanh thu của Viettel. Nếu như năm 2010 chỉ là 7,1%, năm 2011 tăng lên 9%, thì năm 2012 đã đóng góp 11% tổng doanh thu toàn tập đoàn. Dự kiến năm 2013, tỉ trọng này sẽ tăng lên đến 15%.
Theo GenK
Viettel đã đầu tư gần 400 triệu USD vào Cameroon Các tờ báo địa phương của châu Phi vừa đưa tin, Viettel đã đầu tư khoảng 200 tỉ CFA fracns (loại tiền tệ được dùng ở Cameroon, tương đương 393,9 triệu USD) vào Cameroon. Viettel Cameroun Sarl sẽ là doanh nghiệp viễn thông của Viettel tại Cameroon. Thông tin trên được Bộ trưởng Bưu chính và Viễn thông Cameroon, ông Jean Pierre Biyiti...