Viettel, VNPT, FPT… tham gia Ngày hội Máy tính cho cuộc sống 2014
Ngày hội Máy tính cho cuộc sống lần thứ nhất do Bộ TT&TT phối hợp tổ chức với UBND tỉnh Thái Nguyên và Hội Tin học Việt Nam sẽ diễn ra từ 21 – 22/3/2014 tại Thái Nguyên với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp CNTT-TT lớn như Viettel, VNPT, FPT, Intel, Microsoft, Tinh Vân…
Ngày hội Máy tính cho cuộc sống được tổ chức nhằm thúc đẩy hoạt động phổ cập CNTT-TT tại Thái Nguyên, tạo “sân chơi” để kết nối các doanh nghiệp CNTT với người dân ở các vùng khó khăn, ít cơ hội tiếp cận công nghệ. Tham gia sự kiện này, người dân có thể tiếp cận một cách trực tiếp nhất với các dịch vụ, giải pháp CNTT, máy tính và Internet phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất và đời sống của các nhà cung cấp hàng đầu như Viettel, VNPT, FPT, Intel, Microsoft, Tinh Vân…
Mặt khác, Ngày hội sẽ góp phần truyền tải thông điệp về tiềm năng và lợi ích của CNTT tới giới trẻ, sinh viên tại các vùng miền núi phía Bắc.
Chương trình Máy tính cho cuộc sống được Bộ TT&TT khởi xướng từ năm 2009, đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn như Intel… Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Ngày hội Máy tính cho cuộc sống sẽ có hoạt động tổng kết giai đoạn đầu của hoạt động quyên góp, trao tặng máy tính, kết nối miễn phí Internet thuộc Chương trình Máy tính cho cuộc sống ( PCs for Life).
Video đang HOT
Chương trình Máy tính cho cuộc sống là sáng kiến do Bộ TT&TT phát động trong khuôn khổ Diễn đàn CNTT Thế giới (WITFOR) 2009 nhằm thu hẹp khoảng cách số tại Việt Nam. Phương thức hoạt động của Chương trình là vận động quyên góp máy tính từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để trao tặng cho người dân tại các vùng khó khăn, giúp người dân tăng cơ hội sử dụng máy tính, truy cập Internet tìm kiếm thông tin hữu ích để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ tháng 11/2008 đến tháng 5/2013, Chương trình đã vận động trao tặng tổng cộng 2.293 máy tính, 329 máy in, 1.776 bộ tài liệu, kết nối miễn phí Internet cho 43 tỉnh, thành phố và nhiều tổ chức xã hội; tổ chức 21 lớp đào tạo về sử dụng máy tính và truy cập Internet tại 8 tỉnh. Ước tính đã có khoảng 10.000 người thụ hưởng Chương trình này.
Dự kiến, Chương trình Máy tính cho cuộc sống được tổ chức 2 lần/năm và luân phiên tại các địa phương.
Theo CTnews
Doanh nghiệp công nghệ Việt vươn ra thế giới để khẳng định mình
Hai doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin lớn nhất nhì Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel và Tập đoàn FPT đang đẩy mạnh chiến lược "toàn cầu hóa" của mình.
Sản xuất thiết bị viễn thông tại nhà máy của Viettel. Nguồn: internet
Sẽ là 1 trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới
Những năm qua, trong khi VNPT vẫn loay hoay với bài toán tái cơ cấu và tìm đường ra nước ngoài, thì Viettel đã thành công trong việc đầu tư ra nước ngoài. Điều mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng làm được, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên toàn thế giới kéo dài suốt những năm qua.
Phát biểu tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014 của Bộ Thông tin - Truyền thông, Phó Tổng giám đốc Viettel - Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng (nay là Tổng giám đốc) cho biết, doanh thu từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel trong năm 2013 đã đạt 1 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với năm 2012. Lợi nhuận từ việc đầu tư ra nước ngoài của Viettel đạt 150 triệu USD trong năm 2013. Như vậy, tính từ năm 2011 đến nay, Viettel đã chuyển khoảng 270 triệu USD lợi nhuận từ đầu tư nước ngoài về nước. Ở thị trường nước ngoài, trong năm 2013, Viettel có thuê bao điện thoại lũy kế toàn mạng 14,75 triệu thuê bao.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, chiến lược của Viettel đang chuyển dịch từ công ty viễn thông trong nước sang công ty đa quốc gia. Viettel đặt mục tiêu đến năm 2020, doanh thu từ thị trường nước ngoài sẽ lớn hơn trong nước và Viettel sẽ là một trong 10 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về đầu tư ra nước ngoài và là một trong 20 công ty viễn thông lớn nhất thế giới.
Thật ra, từ khá lâu và rất nhiều lần, lãnh đạo Viettel khẳng định: thị trường trong nước to, nhưng cũng giống như cái áo đã chật, "bắt buộc" doanh nghiệp phải ra nước ngoài nếu muốn tiếp tục phát triển.
Hướng tới một tập đoàn công nghệ quy mô toàn cầu
Với FPT, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình đã khẳng định, thị trường công nghệ thông tin Việt Nam bắt đầu trở nên nhỏ bé với FPT. Đã đến lúc FPT cần có những thách thức, sân chơi lớn hơn nữa để tiếp tục phát triển và tăng trưởng mạnh như trong quá khứ. Toàn cầu hóa là con đường duy nhất để FPT tiếp tục phát triển, trở thành một tập đoàn công nghệ quy mô toàn cầu. Lãnh đạo FPT cũng cho biết, Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Myanmar và khối các nước đang phát triển sẽ là thị trường trọng tâm của FPT trong chiến lược toàn cầu hóa. Bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ ủy thác phát triển phần mềm tại các thị trường truyền thống, FPT cũng sẽ tiên phong cung cấp giải pháp ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ mới Social, Mobility, Bigdata/Analytics, Cloud (SMAC) cho thị trường Mỹ, Nhật Bản, Singapore.
Sau 25 năm phát triển, hiện nay FPT đã có văn phòng đại diện ở 16 quốc gia: Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Lào, Campuchia, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Australia, Kuwait, Bangladesh và Indonesia. Trong số các lĩnh vực hoạt động ở nước ngoài, lĩnh vực phát triển dịch vụ phần mềm của FPT đã được khẳng định ở tầm thế giới. Mới đây, FPT Software là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được vinh danh trong tốp 100 nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing) toàn cầu. Năm 2014, FPT Software dự kiến tuyển dụng 2.500 nhân viên mới và tăng trưởng doanh thu khoảng 30% so với năm 2013, hướng tới mục tiêu doanh thu 200 triệu USD và 10.000 nhân viên vào năm 2016. Năm 2013, doanh thu toàn cầu hóa của FPT đạt 2.607 tỷ đồng (khoảng 130 triệu USD, chiếm gần 10% tổng doanh thu của FPT), tăng trưởng 30% so với năm 2012. FPT đang hướng tới mục tiêu đạt 350 - 400 triệu USD doanh thu từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài vào năm 2016 và trở thành nhà tích hợp hệ thống hàng đầu khu vực ASEAN trong lĩnh vực dịch vụ tin học và ứng dụng chuyên ngành.
Mới đây, Tổng Giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc cho biết FPT đã chuẩn bị khoảng 50 triệu USD để tiến hành các thương vụ mua bán - sát nhập (M&A) với những công ty về công nghệ, thị trường hoặc dịch vụ để tăng trưởng nhanh trong hành trình toàn cầu hóa của mình ngay trong năm 2014 này. Theo đó, chiến lược M&A của FPT sẽ hướng tới những công ty nước ngoài hoặc trong nước đang có thế mạnh về công nghệ, thị trường mà FPT chưa có hoặc có nhưng chưa đủ mạnh. "Mỗi thị trường có một nét văn hóa kinh doanh riêng. Nếu có được người bản địa thì cũng là lợi thế cạnh tranh cho FPT trên hành trình toàn cầu hóa.
Theo sggp.org.vn
Tuyến cáp quang AAG đang bảo trì quan trọng ra sao với VN? Những sự cố đứt cáp và bảo trì Internet gần đây đều liên quan đến tuyến AAG đều gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới hàng triệu người dùng Internet tại Việt Nam. Vậy mọi việc đang diễn ra như thế nào và tính chất sự việc ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Tuyến cáp quang biển quốc...