Viettel thử nghiệm thành công công nghệ kết nối vạn vật
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội ( Viettel) công bố đã kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiên cùng nền tảng triển khai dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT( NarrowBand-Internet of Things) tại Hà Nội, trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam và Top 70 nhà mạng thế giới triển khai mạng công nghệ NB-IoT thương mại.
Sau 2 năm nỗ lực nghiên cứu và thử nghiệm, Viettel ngày 03/12/2018 công bố đã kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiên cùng nền tảng triển khai dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT (NarrowBand-Internet of Things – Mạng lưới kết nối vạn vât) tại Hà Nội. Toàn bộ hệ thống hạ tầng và nền tảng sẽ sẵn sàng cung cấp cho khách hàng vào nửa đầu năm 2019.
Gần 40.000 trạm 4G phủ rộng khắp cả nước là một trong những lợi thế rất lớn giúp mạng lưới viễn thông có thể kết nối vạn vật.
Cán bộ, kỹ sư Viettel đang tích cực đẩy nhanh tiến độ các ứng dụng IoT (Ảnh: Diệu Linh)
Ông Tào Đức Thắng – Phó Tổng Giám đốc Viettel cho biết: Trong cuộc cách mạng 4.0, Viettel xác định phải trở thành doanh nghiệp tiên phong ở Việt Nam. Hiện nay, khái niệm khách hàng đã được mở rộng, không chỉ là con người. Khách hàng là vạn vật. Với định nghĩa ấy, con số khách hàng phải là hàng tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ. Việc triển khai IoT là một minh chứng hiện thực hóa sứ mệnh ấy của Viettel, thể hiện cam kết, nỗ lực của chúng tôi vì một xã hội thông minh hơn, một Việt Nam hiện đại hơn.
Video đang HOT
Hiện Viettel cũng đang thử nghiệm một số ứng dụng dựa trên hạ tầng kết nối và nền tảng IoT như: đỗ xe thông minh (smart parking), giám sát chất lượng không khí (air monitoring), giám sát vị trí (location tracking), thiết bị đo lường (metering devices)…, từ đó tạo cơ sở để chính thức phát triển và bùng nổ hệ sinh thái các dịch vụ IoT trong thời gian tới.
Ngoài thủ đô Hà Nội, dự kiến trong tháng 12/2018, Viettel sẽ tiếp tục triển khai diện hẹp trạm tại TP. Hồ Chí Minh và hoàn thành phủ sóng toàn bộ hai đô thị lớn này ngay trong Quý I/2019 trước khi từng bước đầu tư diện rộng toàn quốc cũng như các thị trường nước ngoài.
IoT là kết nối mạng Internet cho các vật, máy móc. Đặc điểm của nhóm này là tính kết nối truyền tin ít, tốc độ thấp. Công nghệ NB-IoT có khả năng ngắt kết nối với thiết bị khi không hoạt động. Chính vì thế thời gian liên lạc của thiết bị đầu cuối được kéo dài tới 5 năm mà không cần thay pin.
Theo ước tính đến năm 2020 có khoảng 20 tỷ thiết bị được gắn cảm biến và điều khiển thông qua công nghệ NB-IoT, chiếm 74% tổng số thiết bị sử dụng trên toàn cầu. Đây là tiền đề để tạo nên một xã hội số đích thực trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0./.
Theo Báo Mới
Thử nghiệm tấn công mạng doanh nghiệp qua các lỗ hổng ứng dụng web có tỷ lệ thành công 73%
Kết quả trong báo cáo &'Đánh giá An ninh của hệ thống thông tin doanh nghiệp năm 2017' của Kaspersky Lab, tỷ lệ thử nghiệm tấn công bằng cách lợi dụng các điểm yếu lỗ hổng trên ứng dụng web thành công vào mạng lưới doanh nghiệp đạt gần ba phần tư (73%).
Mỗi cơ sở hạ tầng công nghệ Thông tin (CNTT) đều mang một nét đặc trưng riêng, điều này khiến những cuộc tấn công nguy hiểm nhất khi nhắm vào các tổ chức này cũng rất riêng biệt. Hàng năm, bộ phận đều thực hiện một cuộc mô phỏng thực tế về các kịch bản tấn công có thể xảy ra để giúp các doanh nghiệp trên toàn thế giới xác định được các lỗ hổng trong mạng lưới của họ cũng như tránh được các thiệt hại về mặt tài chính, vận hành và uy tín. Mục đích của báo cáo hàng năm về thử nghiệm thâm nhập là giúp các chuyên gia bảo mật CNTT nhận thức về các lỗ hổng liên quan, các tấn công chống lại hệ thống thông tin doanh nghiệp hiện đại, để từ đó tăng cường khả năng bảo vệ của tổ chức.
Kết quả của cuộc nghiên cứu năm 2017 cho thấy trong số các doanh nghiệp được phân tích, chỉ có khoảng 43% tổ chức có biện pháp bảo vệ chống lại các tấn công bên ngoài, tỷ lệ này được đánh giá là rất thấp. 73% là tỷ lệ thành công của các cuộc tấn công từ bên ngoài vào mạng lưới doanh nghiệp trong năm 2017 thông qua các lỗ hổng ứng dụng web. Một vector phổ biến khác dùng để thâm nhập là tấn công vào các giao diện quản lý có sẵn một cách công khai, có tính xác thực yếu hoặc mặc định. Trong dự án thử nghiệm thâm nhập từ bên ngoài, các chuyên gia Kaspersky Lab đã đạt được những đặc quyền cao nhất trong toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT đối với 29% các doanh nghiệp, bao gồm quyền truy cập cấp quản trị cho các hệ thống kinh doanh, máy chủ, thiết bị mạng và máy tính nhân viên, với tư cách là một &'kẻ tấn công' không hề có kiến thức về nội bộ tổ chức mục tiêu và ẩn náu trên Internet.
Tình hình bảo mật thông tin trong mạng nội bộ của các công ty thậm chí còn có những biểu hiện tệ hơn. Tỷ lệ bảo mật chống lại các tấn công nội bộ được xem là thấp hoặc cực kỳ thấp khi 93% các doanh nghiệp được khảo sát hoàn toàn không quan tâm điều này. Các đặc quyền cao nhất trong mạng nội bộ bị chiếm đoạt ở 86% các công ty được phân tích; và 42% trong số đó chỉ cần hai bước tấn công là có thể đạt được. Trung bình, với hai đến ba vector tấn công, các đặc quyền cao nhất có thể bị chiếm đoạt trong mỗi dự án. Một khi những kẻ tấn công có được đặc quyền trong hệ thống, chúng có thể toàn quyền kiểm soát toàn bộ mạng lưới bao gồm các hệ thống kinh doanh quan trọng.
MS17-010 - lỗ hổng đã bị khai thác rộng rãi trong các cuộc tấn công nhắm vào cá nhân và bởi ransomware WannaCry và NotPetya/ExPetr - được phát hiện ở 75% các công ty đã qua thử nghiệm xâm nhập nội bộ sau khi thông tin về lỗ hổng trên được công khai. Các tổ chức này đã không cập nhật hệ thống Windows của họ cả 7-8 tháng sau khi bản vá được phát hành. Nhìn chung, phần mềm lỗi thời đã được tìm thấy ở mạng lưới hoạt động của 86% các công ty được phân tích và trong mạng nội bộ của 80% các công ty này, điều này cho thấy việc thực hiện yếu kém các quy trình bảo mật CNTT cơ bản ở nhiều doanh nghiệp có thể khiến họ trở thành mục tiêu tấn công dễ dàng của bọn tội phạm.
Theo kết quả của các dự án đánh giá bảo mật, các ứng dụng web của những cơ quan chính phủ được xem là kém an toàn nhất, với nguy cơ có lỗ hổng cao, được tìm thấy trong mỗi ứng dụng (100%). Ngược lại, các ứng dụng thương mại điện tử được bảo vệ tốt hơn nhờ sự can thiệp khả thi từ bên ngoài, chỉ hơn một phần tư lỗ hổng chứa nguy cơ cao, khiến chúng trở thành những phần mềm an toàn nhất.
Để cải thiện an ninh mạng, các công ty nên:
- Đặc biệt chú ý đến bảo mật ứng dụng web, cập nhật kịp thời các phần mềm dễ bị tấn công, mật khẩu bảo vệ và các quy tắc tường lửa.
- Thực hiện đánh giá bảo mật thường xuyên cho cơ sở hạ tầng CNTT (bao gồm cả các ứng dụng).
- Đảm bảo sự cố bảo mật thông tin được phát hiện càng sớm càng tốt. Phát hiện kịp thời các hoạt động và hành vi đe dọa ở giai đoạn đầu của cuộc tấn công và phản ứng nhanh chóng có thể giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu đáng kể thiệt hại gây ra. Các tổ chức thuần thục, nơi có các quy trình được thiết lập tốt để đánh giá bảo mật, quản lý lỗ hỏng và phát hiện các sự cố bảo mật thông tin, có thể xem xét việc kiểm định Red Teaming (cách xác định bất kỳ lỗ hổng nào có trong hệ thống phòng thủ, và giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng phòng thủ hiện tại). Các đánh giá này giúp kiểm tra xem cơ sở hạ tầng được bảo vệ tốt như thế nào đối với những kẻ tấn công có kỹ năng hoạt động tiềm tàng tối đa, cũng như giúp đào tạo dịch vụ bảo mật thông tin để xác định các tấn công và phản ứng với chúng trong điều kiện thực tế.
Nguồn: Nghe Nhìn VN
Amazon thử nghiệm công nghệ cửa hàng không thu ngân ở không gian lớn Theo The Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall - WSJ), Amazon đang hướng đến việc mở rộng quy mô các cửa hàng không nhân viên thu ngân của mình tại các cửa hàng lớn hơn. Cửa hàng không nhân viên thu ngân Amazon Go ở Seattle, Mỹ Theo The Wall Street Journal (Nhật báo Phố Wall - WSJ), Amazon đang hướng đến...