Viettel thoái vốn ở 5 công ty con, lập 4 tổng công ty
Thủ tướng vừa phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) giai đoạn 2013-2015. Theo đó, Viettel sẽ thoái toàn bộ vốn trong nhiều trông ti con, trong đó có Công ty cổ phần công nghệ Viettel.
Nhân viên Tập đoàn Viettel kéo cáp điện thoại lên miền núi vùng sâu, vùng xa
Theo quyết định 753/QĐ-TTg, Đề án tái cơ cấu, ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Viễn thông Quân đội gồm: viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; bưu chính, chuyển phát; nghiên cứu, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông.
Vốn điều lệ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là 100.000 tỉ đồng.
Giai đoạn 2013-2015, Tập đoàn có:
11 đơn vị (gồm: Tổng công ty Viễn thông Viettel; Tổng công ty mạng lưới Viettel; Công ty Bất động sản Viettel; Công ty truyền hình Viettel…) và 63 Chi nhánh Viettel tại các tỉnh, thành phố trong nước hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ.5 Công ty TNHH một thành viên là đơn vị độc lập do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1; Thông tin M3; Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel; Kinh doanh nhà Viettel; Đầu tư công nghệ Viettel.
Bên cạnh đó, Công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 7 đơn vị (Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel; Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel; Công ty cổ phần công trình Viettel…) và nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 4 đơn vị là Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB); Công ty cổ phần phát triển đô thị Vinaconex-Viettel; Công ty cổ phần Vĩnh Sơn.
Video đang HOT
Cũng theo Đề án tái cơ cấu, thực hiện sáp nhập Công ty Thông tin viễn thông điện lực vào Công ty mẹ.
Đồng thời, từ nay đến hết năm 2015 phải hoàn tất việc thoái toàn bộ vốn của Công ty mẹ tại 5 công ty cổ phần:
Công ty cổ phần Công nghệ ViettelCông ty cổ phần Phát triển thương mại VinaconexCông ty cổ phần EVN Quốc tếCông ty cổ phần Công nghiệp cao su CoeccoCông ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel
Đồng thời thành lập 4 tổng Công ty:
Tổng công ty Sản xuất thiết bị Viễn thông ViettelTổng công ty Thương mại và Dịch vụ ViettelTổng công ty Quản lí Hạ tầng ViettelTổng công ty Phần mềm Viettel
Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo Viettel xây dựng; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành lập các công ty con 100% vốn nhà nước nêu trên.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Viễn thông Quân đội thực hiện tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, tập trung vào sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lí nội bộ; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lí, điều hành; hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực.
Đồng thời tăng cường công tác kiểm soát nội bộ cũng như đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và chỉ đạo của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đối với người đại diện vốn của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác…
Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tài chính để triển khai nhiệm vụ được giao, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án này để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
Theo Thongtincongnghe
Triết lý đào tạo 'ngược đời' tại Viettel
Cách đây vài năm, trong một lớp đào tạo cho hơn 50 nhân viên kỹ thuật mới, vị phó tổng giám đốc tập đoàn này - ông Nguyễn Mạnh Hùng, là người đứng lớp. Thay vì thực hiện các bài giảng như thường lệ, ông Hùng yêu cầu nghiên cứu 1 chương hoặc 1 trang của bất kỳ quyển sách nào mà học viên thích, có thể không liên quan gì đến viễn thông. Tiếp đó, học viên cần phải trả lời được rất nhiều câu hỏi tại sao mà giáo viên đặt ra với nội dung có liên quan trong trang sách đó.
Lãnh đạo của Viettel giải thích: "Có 2 điều chúng tôi muốn học viên nhận thức rõ. Thứ nhất, họ phải quen với việc liên tục tự đặt câu hỏi tại sao và tìm cách trả lời được. Thứ hai, giáo viên chỉ đóng vai trò huấn luyện viên, hướng dẫn cách làm và chỉnh sửa những sai sót; còn người học là những vận động viên tự luyện mọi kỹ năng cần thiết cho mình".
Trong vài tuần đầu tiên, các học viên khá hoang mang bởi không được dạy gì mà mỗi lần lên lớp toàn bị vặn vẹo hỏi liên hoàn hết câu hỏi tại sao này đến tại sao khác chỉ quanh quẩn nội dung trong 1 trang sách. Bên cạnh đó, điều làm họ lo lắng nữa là kết quả tốt nghiệp của toàn lớp học chỉ được công nhận khi người kém nhất lớp học qua được kỳ sát hạch.
Nếu một học sinh trong lớp không đạt yêu cầu, toàn bộ lớp học sẽ bị đánh trượt.
Theo lý giải của vị lãnh đạo Viettel, tốc độ phát triển của tổ chức tương tự như một cỗ xe ngựa; vận tốc của cỗ xe ấy sẽ phụ thuộc vào vận tốc của con ngựa yếu nhất. Chính vì thế, việc đưa ra yêu cầu học viên yếu nhất quyết định kết quả chung của toàn lớp sẽ khiến cho tinh thần tập thể, tình đồng đội phát triển mạnh và trở thành yếu tố mang tính sống còn.
Sau một thời gian hoang mang, lo sợ với cách học kỳ lạ này, lớp học gồm 57 học viên đã tự tìm ra phương pháp thích ứng. Họ phân chia ra các cặp, nhóm để đào tạo việc trả lời câu hỏi tại sao, những người giỏi nhất kèm những người yếu nhất. Họ cũng tự tìm tòi cách "ánh xạ" những kiến thức lý thuyết vào tình huống thực tiền và cùng nhau tìm cách trả lời câu hỏi tại sao cho vấn đề đặt ra...
Đến nay, sau hơn 5 năm, gần 40% những học viên của "lớp học không thầy" ngày ấy đều đã trở thành những cán bộ quản lý của Viettel.
Lớp học nói trên chỉ là một trong số những cách thức đào tạo khá kỳ lạ tại Viettel. Tập đoàn viễn thông số 1 Việt Nam là công ty trong nước đầu tiên đưa ra yêu cầu: Giám đốc phải nắm cả kỹ thuật và kinh doanh. Họ cũng là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên yêu cầu giám đốc phải có 2 bằng này và đã có 3 khóa đưa những người kỹ thuật đi học kinh doanh và sắp tới là người kinh doanh đi học kỹ thuật.
Trong các lớp đào tạo nhân viên, lãnh đạo của Viettel cũng có định hướng khác biệt về việc học so với thông thường. Thứ nhất, trước khi học, mỗi người phải xác định xem mình có vấn đề gì không để xác định mục tiêu. Thứ hai, tìm kiếm thông tin và tìm đúng cái cần đọc để giải quyết vấn đề. Thứ ba, sau khi tìm được tài liệu thì phải biết cách đọc (luôn đặt ra câu hỏi tại sao).
Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng xác định rõ, Viettel không dạy kiến thức và kỹ năng cho nhân viên bởi đó là khoản đầu tư cá nhân của mỗi người khi bước vào làm việc tại đây. Bộ phận đào tạo ngoài việc tập trug dạy văn hóa, binh pháp Viettel thì có thêm nhiệm vụ xây dựng đề thi dành riêng cho từng loại hình công việc, từng vị trí chức danh. Hàng năm, Viettel tổ chức rất nhiều cuộc thi sát hạch trình độ nhân viên. Thông qua đó, người Viettel phát hiện được mình còn hổng kiến thức ở đâu để tự bổ sung. Đó cũng là căn cứ để sắp xếp lại công việc và vị trí cho nhân viên.
Cũng vì cách làm khác biệt nói trên mà việc tuyển dụng những người làm công tác đào tạo tại tập đoàn này không hề dễ dàng. Hiện tại, Viettel có nhu cầu tuyển dụng phó giám đốc, trưởng phòng đào tạo cho Trung tâm đào tạo của Tập đoàn. Một lãnh đạo của Viettel cho biết: "Khi tuyển dụng nhân sự vào những vị trí quan trọng này, chúng tôi muốn tìm kiếm những người chia sẻ quan điểm về đào tạo với mình. Nếu họ chia sẻ với chúng tôi những điều đó thì việc gia nhập đội ngũ Viettel sẽ rất thuận lợi. Hiện nay, Viettel cần thêm rất nhiều cán bộ quản lý để thực hiện mục tiêu trở thành một công ty toàn cầu trong giai đoạn 201-2015 và vì thế 2 chức danh đang thông báo tuyển dụng là cực kỳ quan trọng với tập đoàn".
Theo GenK
Viettel cung cấp dịch vụ di động ở quốc gia thứ 7 Ngày 3/12, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ chính thức ký kết đầu tư hạ tầng để cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet tại quốc gia Cameroon. Thủ đô Yaoundo của Cameroon. Đây là một trong những nước đông dân nhất tại châu Phi, với diện tích 475.440 km2, dân số (năm 2008) là 18.467.692. Thông tin trên được...