Viettel thành lập Công ty An ninh mạng
Sáng nay, 12.4, Viettel đã ra mắt Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security Company) với tham vọng đến năm 2030 lọt top 3 Đông Nam Á, top 50 các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trên thế giới.
Viettel chính thức thành lập Công ty An ninh mạng – Ảnh VT
Tại Việt Nam, các vụ tấn công mạng cũng có sự gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ phức tạp. Theo số liệu mới nhất của Kaspersky Labs, Việt Nam nằm trong top 10 những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất thế giới năm 2018. Rất nhiều trong số này là những vụ tấn công có chủ đích hướng tới các hệ thống mạng của Việt Nam, lấy cắp thông tin, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống.
Tại buổi ra mắt Công ty An ninh mạng Viettel, ông Lê Đăng Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, chia sẻ năm 2011, Viettel tiếp cận an ninh mạng với mục tiêu ban đầu bảo vệ khách hàng và các hệ thống quản trị nội bộ với một nhóm chỉ 6 thành viên. Đội ngũ này sau đó đã phát triển nhanh chóng, trung bình ngăn chặn 25.000 cuộc tấn công mạng vào Viettel các khách hàng hàng năm.
Video đang HOT
Theo ông Dũng, Công ty An ninh mạng Viettel có nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển chuyên sâu các giải pháp, cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin. Hệ sinh thái sản phẩm của Công ty An ninh mạng trải rộng ở các nhóm khách hàng: nhóm khách hàng Chính phủ và doanh nghiệp lớn; nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhóm khách hàng cá nhân; nhóm khách hàng viễn thông; dịch vụ an toàn thông tin.
Công ty hiện đang sở hữu những chuyên gia người Việt hàng đầu trong lĩnh vực an ninh mạng, sở hữu nhiều chứng chỉ an toàn thông tin uy tín và danh tiếng được toàn thế giới công nhận như CISSP, CCIE, CEH, Security …
Công ty An ninh mạng Viettel cũng đã phát hiện gần 100 lỗ hổng 0-day, là những lỗi chưa từng được phát hiện trên thế giới của các hệ thống bảo mật uy tín toàn cầu. Trong đó, nhiều lỗ hổng tìm ra đã được Google, Facebook, Microsoft vinh danh và trao thưởng.
Theo thanh niên
Nga thông qua dự luật cho phép ngắt kết nối Internet
Hạ viện Nga ngày 11/4 đã phê chuẩn dự luật cho phép nước này ngắt truy cập Internet khỏi các máy chủ nước ngoài.
Việc tạo ra mạng Internet riêng giúp Nga loại bỏ nguy cơ bị tấn công mạng
Theo đó, với tỉ lệ 322 phiếu thuận và 15 phiếu chống, dự luật đã chính thức được thông qua. Ngày 1/11 tới, dự luật sẽ chính thức trở thành luật và bắt đầu có hiệu lực.
Với dự luật này, Nga có thể xây dựng công nghệ giám sát đường truyền Internet và thiết lập mạng Internet độc lập ngay trong năm nay, hoạt động hoàn toàn tách biệt với hệ thống tên miền trên Internet (DNS) đang được sử dụng trên toàn thế giới suốt nhiều năm qua.
Việc tạo ra mạng Internet riêng giúp Nga loại bỏ nguy cơ trở thành nạn nhân của một vụ tấn công mạng dây chuyền trên diện rộng.
Những người soạn thảo dự luật nói rằng, Nga phải đảm bảo an ninh cho hệ thống mạng của mình sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chiến lược an ninh mạng mới của Mỹ hồi năm ngoái, trong đó cáo buộc Nga thường xuyên tiến hành tấn công mạng.
Hồi tháng trước, quân đội Nga thông báo đã bắt đầu xây dựng mạng Internet riêng có tên Mạng Truyền tải Thông tin Đa dịch vụ (MTSS) trong dự án kéo dài 2 năm, giai đoạn đầu tiên sẽ kết thúc vào cuối năm 2019.
Mạng MTSS sử dụng đường truyền cáp quang, có công cụ tìm kiếm riêng và dịch vụ điện toán đám mây tương tự iCloud.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, MTSS sẽ không kết nối với mạng Internet toàn cầu để tránh tin tặc tấn công.
Theo Valleycentral
Mỹ thúc đẩy cấm cửa Huawei và ZTE Mỹ đang đẩy mạnh kêu gọi các đồng minh châu Âu cùng 'cấm cửa' thiết bị mạng 5G được cung cấp bởi các tập đoàn Trung Quốc là Huawei và ZTE do lo ngại vấn đề bảo mật. AFP Ngày 9.4, Bloomberg dẫn lời ông Rob Strayer, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề an ninh mạng, cho rằng một...