Viettel tham gia vào chuỗi cung ứng ngành hàng không vũ trụ toàn cầu
Công ty Thông tin M3 (một thành viên của Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông Quân Đội) vừa chính thức trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành Hàng không Vũ trụ toàn cầu, theo thông báo của Tập đoàn Vũ trụ Meggitt.
Theo đó, Công ty Thông tin M3 sẽ là đơn vị cung ứng vật tư, linh kiện và thiết bị cho TĐ Hàng không Vũ trụ Meggitt. Đây là Tập đoàn chuyên nghiên cứu, thiết kế, phát triển, chế tạo và tích hợp các sản phẩm trong lĩnh vực Hàng không Vũ trụ, Quốc phòng và Năng lượng có trụ sở chính tại Anh Quốc.
Với mục tiêu là nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghệ cao, Viettel và các đơn vị nghiên cứu sản xuất trong Tập đoàn thúc đẩy đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đáp ứng việc nghiên cứu, sản xuất các ản phẩm theo chuẩn quốc tế. Đồng thời xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Là Công ty cơ khí chính xác trong lĩnh vực Hàng không Vũ trụ ( HKVT) và Công nghiệp Quốc phòng, Công ty Thông tin M3 đã xây dựng hệ thống đạt chứng chỉ Quản lý Chất lượng Quốc tế AS9100D trong lĩnh vực Hàng không Vũ trụ (2019)
Video đang HOT
Để được Meggitt chấp thuận là đơn vị cung ứng, M3 đã xây dựng quy trình công nghệ, chế thử, xây dựng các bài đo để đo kiểm và thử nghiệm các sản phẩm mẫu FAI (First Article Inspection) – công đoạn kiểm chứng thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo và phương pháp thực hiện. Đây là một bước khó khăn nhất vì tất cả các sản phẩm đều yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc vật liệu, dung sai, chất lượng xử lý bề mặt…
Chuyên gia người Mỹ Reid Parker của Tập đoàn Meggitt, người từng đến Viettel giúp các kỹ sư hoàn thiện kỹ thuật công nghệ chia sẻ: “Chứng nhận AS9100D khẳng định được năng lực cung ứng sản xuất của M3. Chúng tôi sẽ tiếp tục lựa chọn M3 để trong tương lai doanh nghiệp này có thể trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Meggitt.”
Xác định Nghiên cứu sản xuất công nghiệp công nghệ cao là 1 trong 4 trụ phát triển, Viettel tiếp tục hợp tác với các Tập đoàn công nghệ trên thế giới, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao.
Meggitt (Anh quốc) được thành lập năm 1947, là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất cho các lĩnh vực: HKVT, công nghiệp quốc phòng và năng lượng đặc biệt. Khách hàng của Meggitt gồm hầu hết các hãng lớn trên thế giới như: Airbus, Boeing, Lockheed Martin, Raytheon Aircraft,… Sản phẩm của hãng có trong những máy bay hiện đại nhất như Boeing 787 Dreamliner hay Lockheed Martin F35 Lightning II.
Chuyên gia hàng không vũ trụ giải thích lý do vì sao SpaceX của Elon Musk liên tiếp giành được hợp đồng quân sự béo bở
SpaceX là công ty hàng không vũ trụ tư nhân do tỷ phú Elon Musk sáng lập và điều hành. Sứ mệnh của SpaceX là tạo ra những tên lửa tái sử dụng, nhằm giảm chi phí cho việc đưa con người vào không gian.
Thế nhưng thực tế là SpaceX lại kiếm được rất nhiều hợp đồng béo bở từ quân đội Mỹ. Trong vài tháng gần đây, SpaceX đã giành được 3 hợp đồng lớn của quân đội Mỹ. Theo một chuyên gia hàng không vũ trụ thì SpaceX sẽ còn giành được nhiều hợp đồng quan trọng và có giá trị lớn hơn trong thời gian tới.
Theo ông Steve Nutt, giáo sư kỹ thuật cơ khí và hàng không tại Đại học Nam California, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày càng muốn vận chuyển nguồn cung ứng nhanh hơn. Và những chiếc tên lửa tái sử dụng của SpaceX có thể đáp ứng được điều đó.
"Các tên lửa tái sử dụng của SpaceX sẽ giải quyết vấn đề đó của Bộ Quốc phòng. Giúp vận chuyển vật tư và trang thiết bị một cách nhanh chóng tới mọi nơi trên Trái đất", ông Nutt cho biết.
Ông tiếp tục chia sẻ rằng các nhà thầu truyền thống trước đó của quân đội Mỹ sử dụng những giải pháp chậm chạp và tốn kém, đến mức SpaceX hiện tại là giải pháp thay thế duy nhất.
Vào tháng 8, SpaceX đã giành được một phần của thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD, để phóng tên lửa cho Lực lượng Không gian (Space Force) Hoa Kỳ. Hai tháng sau, SpaceX ký hợp đồng trị giá 149 triệu USD với Lầu Năm Góc, để đưa hệ thống vệ tinh theo dõi tên lửa lên quỹ đạo.
Vào ngày 8 tháng 10, quân đội Mỹ cho biết đã hợp tác với SpaceX để chế tạo một chiếc tên lửa có thể vận chuyển vũ khí đi khắp thế giới, với vận tốc lên tới 12.000 km/h. Theo The Times, với chiếc tên lửa này thì việc vận chuyển vũ khí từ Florida đến Afghanistan (12.300 km) có thể hoàn thành chỉ trong một giờ đồng hồ.
Trong khi đó, một chiếc C-17 Globemaster của Mỹ, máy bay vận tải quân sự trị giá 218 triệu USD với tốc độ 950 km/h, sẽ hoàn thành hành trình này trong vòng 15 giờ.
Ông Steve Nutt cho biết: "Thời của những chiếc xe vận tải ì ạch đang dần biến mất, vì chúng quá dễ trở thành mục tiêu tấn công và mất quá nhiều thời gian. Bộ Quốc phòng Mỹ giờ đây muốn triển khai lực lượng một cách nhanh chóng nhất và không bị phát hiện. Nhưng thật không may, tôi nghĩ rằng chúng ta đang bước vào một cuộc chạy đua vũ trang khác".
Liệu rằng trong tương lai, chúng ta sẽ thấy SpaceX thay đổi thành một công ty quân sự hay không? Khi đó Elon Musk lại càng trở nên giống với hình tượng Tony Stark. Nhưng có thể khá chắc chắn rằng SpaceX sẽ không sản xuất vũ khí giống như Stark Industries.
NASA giao kính viễn vọng trị giá gần 100 triệu USD cho Elon Musk phóng lên quỹ đạo, ôm tham vọng khám phá thời khắc vũ trụ hình thành Dự án này sẽ chính thức bắt đầu vào tháng 6/2024, trên tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Mới đây, Cơ quan hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã tin tưởng gửi gắm 1 dự án trị giá 98,8 triệu USD của mình cho công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk. Nhiệm vụ của Musk và các cộng sự là...