Viettel tại Myanmar cán mốc 10 triệu thuê bao sau 2 năm
Viettel ngày 4/6 cho biết sau 2 năm chính thức kinh doanh, Mytel – thương hiệu của Tập đoàn Viettel tại Myanmar, đã vượt mốc 10 triệu thuê bao, vươn lên vị trí thứ 2 và gấp 2,5 lần nhà mạng đứng thứ 4 tại Myanmar.
Myanmar là thị trường quốc tế có số lượng khách hàng lớn nhất của Viettel.
Đại diện Viettel cho biết, với kết quả này, Mytel đã hoàn thành trước 6 tháng mục tiêu đã đặt ra. Đây cũng trở thành thị trường quốc tế có số lượng khách hàng lớn nhất của Viettel trên toàn cầu.
Trước đó, Myanmar cũng là thị trường nước ngoài đạt 2 triệu thuê bao nhanh nhất trong lịch sử của Tập đoàn Viettel (gồm cả thị trường Việt Nam) chỉ sau 1 tháng cung cấp dịch vụ.
Video đang HOT
Được biết, Myanmar là thị trường quốc tế thứ 10 của Tập đoàn Viettel và cũng là thị trường có quy mô dân số lớn nhất, được đầu tư lớn nhất. Vào thời điểm khai trương, Mytel có hạ tầng cáp quang chiếm 50% tổng số cáp quang tại Myanmar (36.000 km). Đây cũng là nhà mạng đi dộng đầu tiên phủ sóng 4G toàn quốc và cũng là công ty đầu tiên áp dụng cách tính cước theo block 1 giây (tính trên từng giây).
“Mytel là nhà mạng đầu tiên tại Myanmar cung cấp dịch vụ VoLTE, eSIM, giới thiệu 5G tại Myanmar. Hiện tại, 75% khách hàng của Mytel sử dụng 4G (cao nhất trong số các thị trường Viettel đầu tư)”, đại diện Viettel nhấn mạnh.
Trong quý I/2020, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ về thuê bao cũng như dịch vụ mới (eSports) nằm trong chiến lược chuyển đổi số của Viettel, Mytel đã có lãi 25 triệu USD – sớm hơn thời điểm có lợi nhuận dự kiến 2 năm.
Nhà mạng đồng loạt dừng bán SIM tại các đại lý, khách hàng liệu có bị ảnh hưởng?
Việc các nhà mạng dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới, dừng đấu nối số thuê bao tại các đại lý ủy quyền kể từ ngày 1/6 liệu có ảnh hưởng đến khách hàng sử dụng mạng di động hay không? Đây là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra.
Theo thông báo mới vừa được đưa ra, cả 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam là Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền và dừng quyền đấu nối số thuê bao của các đại lý này kể từ tháng 6/2020. Theo đó, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tập trung bán SIM, đăng ký thông tin thuê bao tại các các điểm cung cấp dịch vụ của chính nhà mạng.
Một điều được nhiều người dùng tại Việt Nam bâng khuâng đó chính là liệu rằng, việc tạm dừng như vậy có ảnh hưởng gì đến các khách hàng đang sử dụng mạng viễn thông của những "ông lớn" này hay không? Và câu trả lời ở đây đó là không.
Kể từ ngày 1/6, Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền và dừng quyền đấu nối số thuê bao của các đại lý
Một điều cần lưu ý rằng, các nhà mạng chỉ dừng bán bộ hòa mạng (KIT) mới tại các đại lý ủy quyền, còn việc bán SIM mới và đấu nối số thuê bao vẫn diễn ra bình thường ở những điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của nhà mạng. Được biết sắp tới đây, để thuận lợi cho người dùng muốn đăng ký mới thuê bao, các nhà mạng sẽ được phép triển khai việc bán sim, đăng ký thông tin thuê bao trực tuyến qua mạng.
Theo Bộ TT&TT cho biết, thay vì phát triển số lượng thuê bao, các nhà mạng giờ đây cần tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông cũng cần tìm cách triển khai các dịch vụ mới nhằm mở rộng không gian tăng trưởng.
Một trong những dịch vụ mới trên nền tảng di động là Mobile Money đòi hỏi thông tin thuê bao phải thật chính xác. Do vậy, quyết định dừng bán SIM hòa mạng tại các đại lý được các nhà mạng chủ động đưa ra nhằm chấn chỉnh tình trạng SIM rác trên thị trường.
Việc tạm dừng bán bộ hòa mạng mới, dừng đấu nối số thuê bao tại các đại lý ủy quyền được coi là biện pháp mạnh mà ba doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ di động lớn đồng loạt triển khai và cũng là giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn, xử lý triệt để SIM rác theo chủ trương của Bộ TT&TT.
Khách hàng có thể mua SIM và đăng ký thuê bao mới tại các điểm giao dịch của các nhà mạng, điều này nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng SIM rác.
Cuối năm 2019, kết quả thanh tra diện rộng trên cả nước đối với việc đăng ký, quản lý thông tin SIM thuê bao cho thấy, vẫn tồn tại tình trạng SIM rác đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước. Người dùng di động vì thế có thể dễ dàng tìm mua SIM kích hoạt sẵn mà không cần đăng ký, khai báo thông tin thuê bao. Các vi phạm này chủ yếu xuất phát từ các đại lý ủy quyền của doanh nghiệp viễn thông.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 125 triệu thuê bao điện thoại di động trên tổng số 96 triệu dân, trung bình mỗi người dân sở hữu 1,3 số thuê bao di động, con số này cho thấy việc phát triển thuê bao di động hầu như đã bão hòa.
Cảnh báo các cuộc gọi lạ Người dùng điện thoại cần cảnh giác với các đầu số lạ, thường gọi vào lúc nửa đêm. Những ngày gần đây, nhiều thuê bao điện thoại cho biết họ là nạn nhân của các cuộc gọi từ những số rất lạ. Anh DQ cho biết vào khoảng 21 giờ đêm, anh nhận được cuộc gọi từ số điện thoại lạ. Khi anh...