Viettel sẽ phá giá thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam?
Thông tin Viettel đang ráo riết chuẩn bị để tham gia thị trường truyền hình trả tiền khiến nhiều nhà cung cấp khác lo lắng bởi “miếng bánh” truyền hình trả tiền sẽ được chia nhỏ hơn, thị trường có thêm đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược bù giá chéo?
Lý do khiến Tập đoàn Viettel muốn cung cấp dịch vụ truyền hình cáp là bởi thị trường dịch vụ di động sắp bão hòa nên khó tăng doanh thu, trong khi thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn còn khá tiềm năng khi mới chỉ có khoảng 4,5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền (vệ tinh, IPTV, truyền hình cáp…) trên toàn quốc.
Viettel có “doanh thu khủng” từ viễn thông bù lỗ cho dịch vụ mới của mình.
Theo nguồn tin từ Viettel thì đơn vị này đã có ý định tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền từ giữa năm 2010. Điểm mạnh hiện nay của Viettel so với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác là nguồn lực tài chính dồi dào và khả năng gánh lỗ cho dịch vụ truyền hình trả tiền từ doanh thu viễn thông.
Theo VTC, mức phí hàng tháng của dịch vụ trả tiền là quá thấp trong thời điểm hiện nay.
Với lợi thế này, Viettel có thể tung ra mức giá cước “đè bẹp” các nhà cung cấp dịch vụ khác và có thể làm phá giá thị trường truyền hình trả tiền hiện nay. Chiến lược bù giá chéo đã được các tập đoàn đa ngành sử dụng từ lâu để nuôi các dịch vụ chưa mang lại lợi nhuận nhưng sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các cung cấp dịch vụ khác không có hậu thuẫn tài chính.
Truyền hình trả tiền sẽ cạnh tranh khốc liệt.
Video đang HOT
Hiện tượng các doanh nghiệp viễn thông đang tham gia thị trường truyền hình trả tiền bù chéo để cân bằng và duy trì hoạt động thời gian qua là có. Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đã khuyến cáo và sắp tới sẽ đưa ra quy định cấm việc thực hiện bù giá như vậy. Nếu đơn vị truyền hình nào mà bản thân đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác mà lấy lợi nhuận của ngành kia để nuôi hoạt động truyền hình sẽ là hình thức cạnh tranh không công bằng với những doanh nghiệp đổ nhiều vốn vào hệ thống truyền dẫn phát sóng và chỉ cung cấp đơn thuần dịch vụ truyền hình.
Doanh thu từ mảng viễn thông của Viettel là rất lớn.
Theo đại diện của nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình hiện tại, mức giá mà họ đang áp dụng là không thể rẻ hơn và họ chưa thu được nhiều lợi nhuận từ dịch vụ được biết đến là mất nhiều tiền của để đầu tư. Ông Nguyễn Lâm Thanh – Giám đốc chiến lược của VTC cho biết, mức giá trung bình hiện nay mà các đơn vị đang đưa ra ở mức 4 USD/tháng (tương đường 82.000 đồng/tháng) là quá thấp và nếu vẫn duy trì như thế sẽ không đủ để các nhà cung cấp dịch vụ tồn tại.
Rõ ràng, phát triển thuê bao truyền hình khó khăn hơn nhiều so với dịch vụ viễn thông khi thói quen và nhu cầu xem truyền hình trả tiền của người dân Việt Nam chưa cao. Thêm nữa, mỗi hộ gia đình chỉ cần 1 bộ đầu thu, trong khi thuê bao di động mỗi người sở hữu một tài khoản và hiện ở mức khoảng 100 triệu thuê bao di động/86 triệu dân.
Lo ngại tiềm năng Viettel?
Cùng nhìn lại thị trường truyền hình trả tiền (Pay TV) của Việt Nam hiện nay thì thấy thị trường này khá dồi dào nhà cung cấp, lớn hơn rất nhiều so với số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng nhu cầu khách hàng lại nhỏ hơn viễn thông. Đây là thị trường cung cấp dịch vụ truyền hình có thu phí trên các hạ tầng khác nhau và trên thực tế, đa số người dân vẫn chỉ xem các chương trình truyền hình quảng bá.
Với khả năng “không sợ lỗ” của mình, Viettel có thể sẽ giết chết thị trường truyền hình trả tiền.
Trong khi đó, với hạ tầng cáp đã có các nhà cung cấp SCTV (truyền hình cáp Saigon tourist), VCTV (truyền hình cáp Việt Nam), HTVC (truyền hình cáp Tp. HCM), HCTV (truyền hình cáp Hà Nội) cùng với khoảng 55 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trong phạm vi một tỉnh, thành phố trên 63 tỉnh, thành. Hạ tầng truyền hình vệ tinh hiện có K , VTC, HTV và AVG. Hạ tầng IPTV đã có My TV (VNPT), iTV (FPT), net TV (Viettel). Còn với hạ tầng số mặt đất hiện có VTC, VTV và AVG.
Một thị trường có dân số thu nhập chưa cao như Việt Nam, tốc độ đô thị hóa chưa đều thì với số lượng nhà cung cấp dịch vụ như kể trên đã thấy nguồn cung đang dồi dào nếu không nói là vượt cầu. Việc bùng nổ số lượng các đơn vị truyền hình cáp đang khiến thị trường truyền hình trả tiền phát triển manh mún, lãng phí tiền của nhà nước đầu tư những dịch vụ truyền hình cáp ở các địa phương, trong khi hiện đã có 3 nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc. Với số lượng các nhà cung cấp như trên nên mức phí thuê bao tháng của thị trường truyền hình trả tiền đang rất thấp, không thể so sánh với thị trường viễn thông. Toàn thị trường Pay TV đang có doanh thu 192 triệu USD (nguồn Media Partner Asia 2011) chia cho 60 đơn vị lớn nhỏ.
Thị trường Việt Nam hiện đang “bội thực” các nhà cung cấp truyền hình trả tiền.
Từ đó có thể thấy, nếu Viettel đầu tư thêm một mạng cáp toàn quốc thì có thể thấy ngay khó có một nhà cung cấp dịch vụ hiện tại nào có tiềm lực cạnh tranh được với Viettel. K mạnh nhất là sở hữu bản quyền bóng đá giải Ngoại hạng Anh nhưng cũng chỉ mùa này là hết, trong khi giá cước thuộc dạng cao nhất hiện nay. VTC chất lượng chương trình không được cải thiện nhiều ngoài những kênh HD cũng tập trung vào bóng đá, giá cước cũng cao.
Bài toán về giá cước chắc chắn vì thế sẽ được các đơn vị cung cấp truyền hình, trong đó có Viettel tính toán kỹ để làm sao đưa ra mức giá rẻ nhất, hấp dẫn nhất để thu hút khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của mình. Nếu Viettel đưa ra mức giá rẻ hơn các nhà cung cấp khác vì được bù giá chéo thì sẽ gián tiếp tiêu diệt các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác, từ đó khai tử thị trường truyền hình trả tiền để độc chiếm thị trường trong một thời gian ngắn. Bởi thế, các nhà đài lo là phải!.
Theo Genk
Internet sẽ khai tử TV?
Kỷ nguyên tivi sẽ dần kết thúc khi lần đầu tiên, số lượng thuê bao sử dụng dịch vụ tivi có trả tiền tại Mỹ tụt giảm đột ngột. Nhiều nhận định cho rằng, đây chính là kết quả tiềm ẩn khi nhu cầu internet ngày càng tăng cao. Vậy có phải chính công nghệ đã giết chết truyền hình truyền thống và cả những nhà sản xuất chương trình truyền hình trả tiền?
Tầm quan trọng của Youtube ngày càng lớn, Youtube dần trở thành một kênh thông tin quan trọng.
Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen (Mỹ)ghi nhận có sự tụt giảm về số lượng người sở hữu truyền hình tại nhà trong thời gian gần đây, từ 98,9% xuống còn 96,7%. Trong khi đó, công ty khảo sát IMS Research (Mỹ) lại dự đoán đến năm 2015, lượng thuê bao truyền hình cáp kỹ thuật số tại Mỹ sẽ tăng thêm khoảng 7,8 triệu người.
Neil Gaydon, Giám đốc Điều hành công ty phát triển công nghệ truyền hình OTT (Mỹ), chỉ ra rằng sự gia tăng số lượng thuê bao trong 2 quý vừa qua là minh chứng cho thấy hình thức xem tivi trả tiền phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Nghiên cứu từ những thất bại của Google TV và Apple TV, Gaydon nhận ra rằng khó khăn và thách thức của hình thức xem tivi trả tiền chính là sự phóng đại quá mức. Các dịch vụ tivi internet (OTT) có lợi thế là đánh thẳng vào mong muốn của người tiêu dùng đáp ứng nhu cầu được xem những gì mình thích tại bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, còn một phần mà OTT chưa trả lời được, đó là chưa xây dựng được mô hình kinh doanh cho thấy rõ cách thức kiếm lợi của các dịch vụ này".
Các sản phẩm như AppleTV cho phép người dùng stream các kênh ưa thích của mình trực tiếp của internet.
Ông Gaydon không cho rằng dịch vụ xem tivi trả tiền đang giậm chân tại chỗ. Theo ông, chính OTT đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh các nhà khai thác truyền hình phải sáng tạo ra các dịch vụ có nhiều tính năng kết hợp hơn trong tương lai.
Vậy bộ giải mã truyền hình có thay đổi được thực trạng của ngành truyền thông hiện nay? Suranga Chandratillake, nhà sáng lập Blinkx, công cụ tìm kiếm video, cho biết: "Trong tương lai, mỗi một thiết bị đều có khả năng kết nối internet đúng chuẩn. Còn hiện nay, bộ giải mã chỉ là giải pháp tạm thời". Dù vậy, Chandratillake vẫn không cho rằng thời đại tivi truyền thống sẽ chấm dứt như nhiều người vẫn nghĩ. Christopher Schouten, Giám đốc Marketing cấp cao của công ty công nghệ Irdeto (Mỹ), cho rằng hầu hết người tiêu dùng vẫn còn thích sử dụng tivi truyền thống.
Khả năng xem TV qua internet cũng đang được tương thích trong các sản phẩm SmartTV.
Nhưng trên thực tế, điều này đang thay đổi. Các nhóm khách hàng đang dần tách ra để hình thành những nhóm nhỏ mà ta hay gọi là các nhà kỹ thuật số nghiệp dư. Họ thường đòi hỏi hình thức này phải chính xác như những gì họ muốn. Như vậy, truyền thông sẽ khó bị khai tử, ngược lại nhu cầu này sẽ ngày càng tăng, linh hoạt hơn, cá nhân hơn và nhỏ gọn tiện ích hơn.
Điều này sẽ thúc đẩy các nhà khai thác dịch vụ truyền hình trả tiền phải sáng tạo hơn, chịu khó nhận ra nhu cầu của khách hàng. Đó chính là truyền thông 3.0, có thể trải nghiệm tại bất cứ thời gian nào ở bất cứ đâu.
Tại thị trường VN, các nhà mạng cung cấp dịch vụ internet như Viettel, FPT cũng đang triển khai dịch vụ Internet TV trả tiền. Người tiêu dùng có thể sử dụng internet để stream trực tiếp nội dung các kênh truyền hình mà mình yêu thích thông qua, một số gói dịch vụ trả phí nhất định. Chính vì thế, Xu hướng "internet hóa" cũng không phải là một điều gì quá xa lạ và không thể xảy ra ở thị trường Việt.
Theo Genk
Hãng viễn thông Thái Lan muốn "tấn công" thị trường Việt Nam Tờ Bưu điện Bangkok của Thái Lan (Bangkokpost) đưa tin tập đoàn viễn thông hàng đầu Thái Lan là True Corporation đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh viễn thông và sẽ tiến vào thị trường Việt Nam vào năm 2015. Bangkokpost cho biết vào năm 2015 khi tổ chức Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC)chính thức được thành lập, True Corp...