Viettel nhận thêm 2 bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ
Theo danh sách của Cơ quan Quản lý sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Viettel là doanh nghiệp Công nghiệp – Công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhiều.
Viettel vừa nhận thêm 2 bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ. Đó là sáng chế về “Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu” và sáng chế “Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng”.
Đến hết tháng 8/2021, Viettel đã có tổng cộng 339 đơn đăng ký sáng chế trong nước, 49 đơn đăng ký sáng chế tại Mỹ. Trong đó, 44 bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam và 07 bằng sáng chế được cấp tại Mỹ.
Mỗi năm, số lượng bằng độc quyền sáng chế được cấp của Viettel tăng 142%, gấp gần 8 lần so với mức tăng trung bình 18% của các chủ đơn trong nước. Viettel đang là đơn vị tiên phong và chủ lực thực thi chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16 – 18%/năm.
Theo ông Lê Đăng Dũng- Q. Chủ tịch kiêm TGĐ Tập đoàn: “Viettel đẩy mạnh việc đăng ký bản quyền để tiến tới mục tiêu lớn hơn, đó là việc đóng góp vào các tiêu chuẩn trên thế giới”.
Sáng chế “Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu” giúp vận hành mạng viễn thông hiệu quả và đảm bảo an toàn dữ liệu cho khách hàng. Sáng chế “Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng được ứng dụng trong việc sản xuất đài Radar 3D. Cả hai sáng chế này đều do nhóm kỹ sư nằm trong độ tuổi 9X của Viettel đưa ra.
Danh sách những sáng chế của Viettel đã được công nhận:
1. Sáng chế Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu
2. Sáng chế Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng
Video đang HOT
3. Sáng chế Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý
4. Sáng chế Hệ cơ cấu trợ lực cho robot song song bằng hệ lò xo với trợ lực hằng số
5. Sáng chế Phương pháp phát hiện mục tiêu mặt nước trong môi trường nhiễu
6. Sáng chế Cơ cấu dẫn động trực tiếp hai trục
7. Phương pháp hiệu chỉnh và điều khiển công suất tuyến thu thích ứng theo môi trường truyền dẫn trong hệ thống trạm thu phát gốc vô tuyến
Viettel, VinaPhone, MobiFone cùng bắt tay tuyên chiến với SIM rác
Dưới sự điều phối của Cục Viễn thông, 3 nhà mạng lớn đã bắt tay nhau cùng ký kết kế hoạch quản lý thông tin thuê bao, tiến đến việc xử lý dứt điểm tình trạng SIM rác, SIM kích hoạt sẵn.
Nhà mạng sẽ cùng nhau giải câu chuyện SIM rác
Thực hiện Nghị định 49/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm vừa qua, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin & Truyền thông - TT&TT) đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm xử lý tình trạng SIM kích hoạt sẵn.
Số liệu thống kê của Cục Viễn thông cho thấy, trong thời gian qua, các nhà mạng đã thu hồi tới 26 triệu SIM rác. Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng đánh giá cao đối với kết quả này. Theo đó, số lượng SIM kích hoạt sẵn trên thị trường ngày càng giảm theo thời gian, ngành viễn thông đã ngăn chặn một cách đáng kể tình trạng SIM rác.
Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2021, tình hình SIM rác đang có dấu hiệu phức tạp trở lại. Trước tình hình đó, Cục Viễn thông và 3 nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone đã trao đổi, tiến tới thống nhất bổ sung thêm các biện pháp nhằm tăng cường xử lý SIM rác.
Đây là động thái thiết thực nhằm gia tăng tính hiệu quả của bản kế hoạch quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn và xử lý SIM rác mà các nhà mạng đã ký năm 2019.
Các nhà mạng lớn ký bổ sung kế hoạch quản lý thông tin thuê bao di động và ngăn chặn, xử lý SIM rác.
Theo đó, việc kích hoạt thuê bao từ nay sẽ được thực hiện trên hệ thống tập trung của doanh nghiệp, do chính nhân viên của doanh nghiệp thực hiện. Nhân viên đại lý chỉ được hỗ trợ bán hàng, nhập liệu thông tin thuê bao (nếu có).
Ngoài ra, theo bản kế hoạch này, 3 nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone sẽ triển khai các giải pháp công nghệ như video call để xác thực khách hàng trước khi kích hoạt thuê bao. Bản kế hoạch mới cũng bổ sung trách nhiệm xử lý cá nhân, đơn vị của doanh nghiệp nếu để xảy ra sai phạm.
Hơn ai hết, những người lãnh đạo của các nhà mạng hiểu rõ việc xử lý SIM rác sẽ tạo tiền đề để phát triển các dịch vụ mới như Mobile Money, từ đó tạo ra không gian tăng trưởng mới. Do vậy, các nhà mạng đều thể hiện sự quyết tâm trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông tin thuê bao di động, ngăn chặn và xử lý SIM rác.
Động thái nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng rác viễn thông
Ngành viễn thông đã tuyên chiến với vấn nạn SIM rác trong nhiều năm. Các kết quả hiện nay đáng ghi nhận, tuy nhiên vấn đề này chưa được giải quyết triệt để và vẫn còn nổi cộm.
Theo đó, vấn nạn tin rác có chiều hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, xuất hiện hiện tượng tin nhắn từ nước ngoài qua mạng Internet được đổ qua SIM rác và gửi tới các thông bao trong nước.
Sau một thời gian dài tiến triển, tình trạng SIM rác, SIM kích hoạt sẵn đang có chiều hướng phức tạp trở lại trong những tháng đầu năm 2021.
Trong những tháng đầu năm 2021, theo khảo sát của Cục Viễn thông, hiện tượng SIM rác, SIM kích hoạt sẵn đang có dấu hiệu quay trở lại. Tỷ lệ thuê bao mới trong 3 tháng đầu năm 2021 tăng 10%, cao hơn hẳn tốc độ bình quân trong cả năm 2020 (6%).
Thực tiễn cho thấy, SIM kích hoạt sẵn vẫn còn tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên đó lại là các SIM được đăng ký thông tin thuê bao hợp pháp. Điều này cho thấy, việc quản lý thuê bao di động trả trước hiện vẫn còn lỗ hổng.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, giải quyết vấn nạn rác viễn thông không chỉ cần sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước cũng phải có trách nhiệm hoàn thiện thêm khuôn khổ pháp lý của mình.
Với việc ký kết hợp tác, các doanh nghiệp đã thể hiện cam kết và quyết tâm của mình một cách rõ ràng hơn. Theo thỏa thuận, sẽ có một quy chế xử phạt nội bộ nghiêm khắc. Bộ sẽ căn cứ vào mức độ thực thi để đánh giá cam kết và quyết tâm của các nhà mạng.
Việc ký kết thỏa thuận thể hiện quyết tâm của các doanh nghiệp viễn thông trong việc xử lý dứt điểm tình trạng SIM rác.
Thứ trưởng đề nghị tổ công tác dưới sự điều phối của Cục Viễn thông có biện pháp đảm bảo môi trường bình đẳng để các doanh nghiệp viễn thông thực hiện nghiêm túc thỏa thuận này.
Sự quyết tâm của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ tạo ra sự chuyển biến căn bản, thực chất trong vấn đề quản lý thông tin thuê bao di động trả trước, từ đó xóa sạch tình trạng SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
Bên cạnh việc triển khai các biện pháp theo bản kế hoạch đã được ký kết, trong năm 2021, Bộ TT&TT sẽ hoàn thiện trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 49/2017/NĐ-CP.
Khi được triển khai, Nghị định mới sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi, từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để doanh nghiệp có thể xử lý tình trạng SIM rác.
Bộ TT&TT cũng sẽ phối hợp trao đổi với Bộ Công an để thúc đẩy việc kết nối đối soát thông tin giữa CSDL thuê bao với CSDL dân cư. Đây là những hành động cụ thể nhằm tạo ra một môi trường không gian mạng an toàn, tin cậy.
Giải mã việc Viettel liên tiếp đứng số 1 về chất lượng mạng diđộng Việc phân tích dữ liệu lớn (Big data) hỗ trợ Viettel Networks đánh giá và xử lý các trường hợp có trải nghiệm dịch vụ chưa tốt, từ đó nâng cao chất lượng mạng di động. Trong kết quả đo kiểm về chất lượng mạng di động được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố đầu tháng 4, Viettel là nhà mạng...