Viettel, MobiFone đua “xuất ngoại”
Trong thời gian gần đây, giới truyền thông nước ngoài dồn dập đưa tin về hai doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam là Viettel và MobiFone đầu tư ra nước ngoài. Đặc biệt, Viettel đầu tư vào tới ít nhất là 4 thị trường gồm: Peru, Đông Timor, Ethiopia, Kenya.
Viettel đang tiếp tục mở rộng đầu tư nước ngoài với đích ngắm là thị trường châu Phi và châu Mỹ.
Viettel dồn dập đầu tư ra nước ngoài
Cơ quan xúc tiến đầu tư tư nhân Peru (ProInversíon) ngày 14/8 thông báo Viettel Peru SAC, chi nhánh của Tập đoàn viễn thông Viettel, đã giành được một hợp đồng mới cung cấp dịch vụ viễn thông tại quốc gia Nam Mỹ này. Trong một thông cáo báo chí, ProInversíon cho biết Viettel Peru sẽ cung cấp dịch vụ điện thoại di động trên toàn quốc. Sau năm hoạt động đầu tiên, công ty sẽ có khả năng cung cấp dịch vụ cho ít nhất là 15.000 thuê bao điện thoại di động và sau 5 năm sẽ tăng lên 357.000 thuê bao.
Viettel Peru giành được hợp đồng có giá trị 20 năm này sau khi cam kết cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng miễn phí trong 10 năm cho 718 trường học, cơ sở y tế hoặc trụ sở chính quyền được chọn trong số 830 huyện nghèo nhất Peru.
Viettel Peru cũng cam kết cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho 48 huyện tại khu vực nông thôn, nơi vẫn chưa được phủ sóng hoặc mới chỉ có 1 nhà cung cấp dịch vụ.
Mới đây, hãng tin thông tấn của Mỹ Latin Prensa Latina đưa tin Viettel đang tiếp tục mở rộng thị trường, quyết định thành lập chi nhánh tại Đông Timor có tên là Viettel Timor Leste. Như vậy, cho đến nay Đông Timor trở thành thị trường nước ngoài thứ 6 mà Viettel đã đầu tư kinh doanh. Viettel đã chính thức thiết lập dịch vụ tại Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique và Peru.
Prensa Latina cho biết Viettel thành lập chi nhánh ở Đông Timor với mục tiêu nâng cao mạng lưới điện thoại ở đây. Trong khi đó, theo thông cáo của Bộ Cơ sở hạ tầng Đông Timor được đăng trên website Timor-leste.gov.tl, Chính phủ Đông Timor đã công bố Viettel và hãng viễn thông Telin của Indonesia (PT Telekomunikasi Indonesia International) sẽ là hai công ty nước ngoài được nhận giấy phép kinh doanh viễn thông tại Đông Timor. Đây là giấy phép đầu tiên được Chính phủ Đông Timor cấp ra trong quá trình tự do hóa thị trường viễn thông của Đông Timor.
Video đang HOT
Theo đó, hãng Telin dự kiến sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ trong vòng 6 tháng, và cam kết phủ sóng di động GSM và truy cập Interent 3G tốc độ cao tới 94% dân số Đông Timor. Telin sẽ nhận được sự hỗ trợ của tập đoàn Telkom Indonesia và công ty Telkomsel – hãng di động lớn nhất Indonesia tính về số lượng thuê bao.
Còn Viettel cam kết cung cấp dịch vụ truy cập Internet 3G tốc độ cao và dịch vụ di động GMS tới 93% dân số của Đông Timor và đến 95% dân số trong vòng 3 năm. Viettel là một trong 15 hãng viễn thông lớn nhất thế giới tính về số thuê bao, theo hãng tin Prensa Latina. Ngoài Đông Timor, Prensa Latina còn cho biết Viettel có kế hoạch giới thiệu dịch vụ ở El Salvador – một quốc gia nhỏ nhất và có mật độ dân số dày đặc nhất tại Trung Mỹ.
Ở một diễn biến khác, các tờ báo của Ethiopia và châu Phi trong tuần qua đã đồng loạt đưa tin về việc Viettel chuẩn bị đầu tư vào thị trường viễn thông Ethiopia cũng như các nước châu Phi vùng cận Sahara (sub-Saharan Africa).
Báo The Reporter cho biết Viettel chính thức công bố với The Reporter qua email rằng Viettel đang “để mắt” đến thị trường viễn thông Ethiopia, đặc biệt là việc lắp đặt đường dây cáp quang. Theo công bố, Viettel không tiết lộ thời điểm sẽ chính thức đầu tư, cũng như vốn đầu tư, song có mối quan tâm sâu sắc đến Ethiopia và các nước châu Phi vùng cận Sahara.
Không dừng lại ở đó, các trang thông tin của châu Phi và Kenya vừa qua đã đồng loạt đưa tin về việc Viettel đưa Kenya vào “đích ngắm” trong chiến lược kinh doanh di động tại châu Phi.
Trang Dailykenya thậm chí còn nói Kenya có thể sẽ có hãng cung cấp dịch vụ di động thứ 5 trong “những ngày sắp tới”, và Viettel đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại quốc gia Đông Phi này khi thiết lập chi nhánh ở Nairobi – thủ đô và là thành phố lớn nhất của Kenya.
Theo Telegeography, ngoài Kenya, Viettel đang bày tỏ mối quan tâm tới các thị trường Triều Tiên, Cuba, Venezuela, Slovakia, Paraguay, Tanzania và Cameroon.
MobiFone muốn đầu tư vào thị trường Myanmar
Tân Hoa Xã cho biết nhằm mở rộng kinh doanh viễn thông vào thị trường Myanmar, gần đây một phái đoàn của VNPT, dẫn đầu là ông Lê Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc VNPT và là Giám đốc công ty VMS MobiFone đã đến Myanmar.
Về vấn đề này, trang thông tin trực tuyến Myanmar là myanmarupdate.com cho biết vào ngày 28/7, VNPT đã có chuyến thăm 4 ngày đến Myamnar để gặp gỡ các đối tác Myanmar trong lĩnh vực viễn thông. Chuyến đi này đánh dấu bước đi đầu tiên của MobiFone trong kế hoạch mở rộng kinh doanh ra các thị trường nước ngoài.
Ông Lê Ngọc Minh nói Việt Nam mong muốn giúp đối tác viễn thông của Myanmar rút ngắn thời gian đưa dịch vụ ra thị trường, đồng thời sử dụng hiệu quả lực lượng lao động nhằm biến ngành dịch vụ di động từ một dịch vụ xa xỉ, chỉ một số ít người có thể sử dụng hàng ngày, thành một dịch vụ cơ bản với người dân Myanmar. “Chuyến đi này giúp chúng tôi có cái nhìn rõ hơn về những nét văn hóa tương đồng giữa hai quốc gia. Không còn nghi ngờ gì nữa, công cuộc chuyển đổi viễn thông của Myanmar là một cơ hội quan trọng và là một bước ngoặt lịch sử không chỉ với viễn thông mà còn với sự phát triển kinh tế, xã hội của Myanmar”, ông Minh nói.
Myanmar bắt đầu mở cửa đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài từ cuối năm 1998.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, chính sách quản lý viễn thông trong thời gian tới cần phải xác lập môi trường kinh doanh viễn thông theo pháp luật, giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và vươn ra quốc tế. Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng nhấn mạnh, cần phải đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài.
Theo VNE
Phát hiện mộ tập thể bí ẩn tại văn phòng Thủ tướng Đông Timor
Cảnh sát ở Đông Timor đã phát hiện một mồ chôn tập thể 52 người tại phủ thủ tướng ở Dili và kiểm tra ban đầu cho thấy các xác chết không phải là người Đông Timor.
Thủ tướng Đông Timor Xanana Gusmao (trái)
Công nhân xây dựng đã phát hiện được mồ chôn tập thể trên vào tuần trước tại một khu vườn bên ngoài tòa nhà chính phủ, tòa nhà nhìn ra bờ biển ở thủ đô Dili. Tòa nhà này chứa văn phòng của Thủ tướng Xanana Gusmao. Sau đó, họ đã thông báo cho cảnh sát.
Năm 1975, Indonesia đã chiếm mảnh đất từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha này và bắt đầu 24 năm chiếm đóng. Ước tính 183.000 người đã bị giết hại hoặc bị chết đói.
Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan điều tra hình sự Đông Timor Calisto Gonzaga cho biết điều tra ban đầu cho thấy những bộ hài cốt này có thể có từ năm 1975, nhưng có kích thước lớn, khó có thể là người Timor.
"Chúng tôi đã xem xét các hộp sọ, chúng rất lớn và một số bộ xương rất dài. Tóm lại tôi cho rằng họ không phải là người Timor", ông cho biết.
"Cho đến nay chúng tôi đã tìm thấy 52 thi thể, nhưng chỉ có 11 thi thể là hoàn chỉnh", ông cho biết thêm và cho rằng cách họ được chôn cất cho thấy đây là một vụ giết người.
Gonzaga cho biết cảnh sát sẽ đợi chuyên gia từ Australia tới để có thêm đánh giá.
Theo giáo sư Australia Damien Kingsbury, nếu các bộ xương không phải là người Timor thì rất có thể họ là người Hoa.
"Người Hoa vẫn ở Timor khi Indonesia xâm chiếm vào năm 1975 và họ là một trong những mục tiêu chính của quân đội Indonesia vào thời điểm đó", ông cho hay.
Kingsbury, chuyên gia về Đông Timor, tại Đại học Keakin của Australi, cho rằng người Inodnesia sẽ không được chôn người của họ trong một nấm mồ tập thể và cũng ít có khả năng những thi thể này là người Bồ Đào Nha.
Năm 1999, Đông Timor đã bỏ phiếu trở thành một quốc gia độc lập, trong một cuôc trưng cầu dân ý do Liên hợp quốc ủng hộ.
Theo Dân Trí
Cựu TT Đông Timor Francisco Xavier do Amaral qua đời Cựu tổng thống (TT) Đông Timor Francisco Xavier do Amaral đã qua đời tại một bệnh viện ở thủ đô Dili hôm 6-3 sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư, hưởng thọ 74 tuổi. Lễ tang cựu tổng thống Francisco Xavier do Amaral tại Dili hôm 6-3. Ảnh: AFP Theo hãng tin AFP, ông Amaral cũng là một...