Viettel: Doanh thu viễn thông tại nước ngoài đạt 600 triệu USD
Tại hội nghị tổng kết năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cho biết, doanh thu riêng về dịch vụ viễn thông tại nước ngoài của Viettel đến năm 2012 đạt gần 600 triệu USD, tăng trưởng 45%.
Thương hiệu Unitel đang khẳng định được uy tín trên đất Lào – Ảnh: P.M.
Số doanh thu trên được Viettel thực hiện tại 7 thị trường mà tập đoàn đang đầu tư, kinh doanh, trong đó có 4 thị trường đã kinh doanh, còn lại đang ở giai đoạn triển khai đầu tư, xây dựng.
Dù vậy, trước đó, chưa có một số liệu cụ thể, chi tiết về số vốn đầu tư thực sự, khả năng sinh lời, khấu hao tại mỗi thị trường mà Viettel đầu tư được công bố ra ngoài.
Một lãnh đạo của Viettel cho VnEconomy biết, trong tổng số vốn đầu tư tại mỗi thị trường, Viettel chỉ mang dưới 50% số vốn trong nước đi đầu tư, còn lại hơn 50% là Viettel tự đi vay ngân hàng tttel cũng phải có uy tín”, ông nóại những quốc gia đầu tư và nợ tiền từ các nhà cung cấp thiết bị, sau đó có lợi nhuận sẽ khấu hao, trừ nợ dần. “Tất nhiên, vay được, nợ được thì Viei.
Đến hết 2012, theo Tổng giám đốc Viettel Hoàng Anh Xuân, tập đoàn này đã chuyển 84 triệu USD về nước. Trong đó, được biết, chiếm tỷ trọng phần lớn là thị trường Camphuchia.
Viettel dự kiến, năm 2013 sẽ chuyển về nước 150 – 160 triệu USD từ bốn thị trường đã kinh doanh gồm Campuchia, Lào, Mozambique và Haiti.
Video đang HOT
Theo thông tin mà ông Xuân đưa ra tại cuộc họp giữa Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ít hôm trước, nếu bóc tách từng thị trường thì mức độ từ doanh thu, thời gian sinh lời, khấu hao cũng như tiềm năng tại mỗi thị trường mà Viettel đầu tư là tương đối khác nhau.
Tại Campuchia, Viettel đầu tư với số vốn là 40 triệu USD. Ông Xuân tự tin nói, hết năm 2013, Viettel sẽ trả hết toàn bộ nợ vay ngân hàng để đầu tư cho mạng ở Campuchia, trở thành mạng đã khấu hao hoàn toàn. Ông cho biết, mạng di động Metfone của Viettel tại Campuchia được chuyên gia thế giới đánh giá năm 2014 có giá trị thị trường là từ 800 – 900 triệu USD.
Với mạng di động Unitel tại Lào, Viettel đầu tư sang với số vốn là 8 triệu USD – gấp đôi số tài sản mà mạng viễn thông của Lào có lúc đó. Hiện Unitel đã có lãi.
Ông Xuân cho biết, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu – dòng tiền đã trừ đi khấu hao của Unitel cỡ 50%, nghĩa là doanh thu 10 đồng thì dòng tiền dương đem lại được 5 đồng.
Tiếp đến là mạng tại Mozambique. Viettel khai trương tháng 5/2012 và cuối năm nay cũng bắt đầu có lãi. Dự kiến doanh thu tại Mozambique năm 2013 là 240 triệu USD, trong đó, 120 triệu USD doanh thu không phải trừ chi phí khấu hao tài sản cố định. Viettel dự kiến trong vòng 3 năm sẽ khấu hao và trả hết nợ ngân hàng.
Tại Haiti, khoản vốn đầu tư của Viettel vào thị trường này được tính toán khoảng 300 triệu USD, gấp gần 8 lần so với số vốn bỏ vào mạng Metfone tại Campuchia, tuy nhiên, tỷ trọng lợi nhuận tại thị trường Haiti trong tổng nguồn thu tại nước ngoài của Viettel còn khá thấp.
Theo Thủy Diệu
Vneconomy
"Mạng di động thứ 8" bị thu hồi giấy phép hoạt động
Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (Indochina Telecom) đã chính thức bị Bộ Thông tin và Truyền thông rút giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động.
Lẽ ra, công ty đã bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động từ tháng 8/2011, vì theo quy định, nếu doanh nghiệp nhận giấy phép sau hai năm mà không triển khai thì sẽ bị thu hồi.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), do Đông Dương Telecom có đưa ra một số lý do chính đáng nên đã cho thêm thời gian.
"Tuy nhiên, đến thời điểm này thì Bộ kiên quyết thu hồi lại giấy phép, vì mạng di động này chưa có động thái gì trong việc triển khai cung cấp dịch vụ", ông Hải cho biết.
Cũng theo Cục trưởng Cục Viễn thông, việc rút giấy phép mạng di động của Đông Dương Telecom khẳng định sự kiên quyết của cơ quan quản lý trong việc thực thi pháp luật và đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Trước đó, ông Hải cũng cho biết, Bộ đã gửi "tối hậu thư" yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình triển khai thực tế và hạn cuối cùng là trong tháng 10/2012, Đông Dương Telecom phải có báo cáo lên Bộ, nếu không có được triển khai cụ thể, Bộ sẽ tiến hành rút giấy phép.
Về phía Đông Dương Telecom, mới đây Phó tổng giám đốc Nguyễn Minh Khánh cho biết rằng đơn vị này vẫn đang theo đuổi việc tham gia thị trường viễn thông di động.
Theo ông Khánh, về mặt chủ trương, cụ thể Đông Dương Telecom đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc về dùng chung hạ tầng mạng 3G với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), tuy nhiên, về quan điểm, thỏa thuận chi tiết thì các bên vẫn chưa thống nhất, vì thế vướng mắc lúc này của Đông Dương Telecom là ở khâu đàm phán với Viettel.
Ngoài những lý do dẫn đến việc Đông Dương Telecom bị rút giấy phép theo quy định và quan điểm của Bộ, ở một góc cạnh nào đó, theo như giải thích của lãnh đạo mạng này, thì việc "chậm triển khai trên thực tế" là do việc đàm phán thỏa thuận chi tiết với Viettel vẫn chưa có những thống nhất cuối cùng.
Là mạng di động thứ 8 được cấp phép tại Việt Nam, cách thức hoạt động của Đông Dương Telecom có khác biệt so với các mạng đi trước. Đó là doanh nghiệp này sẽ đi thuê lại hạ tầng mạng cũng như tần số của doanh nghiệp khác để triển khai dịch vụ, chứ không có băng tần riêng - lý do vì sao Đông Dương Telecom hay được gọi nôm na là "mạng di động ảo".
Tại lễ cấp giấy phép cho Đông Dương Telecom, tháng 8/2009, một vị thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khi đó đã nhận xét: "Đây là mô hình thử nghiệm đầu tiên về chính sách bán lại dịch vụ trong viễn thông di động".
Cũng tại buổi lễ đó, đại diện Đông Dương Telecom cho biết, sau khi được cấp giấy phép doanh nghiệp sẽ khẩn trương xây dựng hạ tầng mạng, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông di động, và dự định đến hết năm 2009 mạng di động này sẽ đi vào triển khai, sau đó sẽ cung cấp dịch vụ ra thị trường với đầu số 099 và chia sẻ sử dụng chung mạng vô tuyến 3G với Viettel.
Sau ba năm, rõ ràng giữa kỳ vọng và thực tế là một khoảng cách khó lấp đầy. Đã có nhiều phân tích, nhận định cho rằng, trong bối cảnh thị trường viễn thông ngày càng khốc liệt, với những tên tuổi nắm thị phần chi phối, thì cơ hội cạnh tranh của Đông Dương Telecom là rất nhỏ.
Ông Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phân tích, thông thường mạng di động ảo chỉ có khả năng tồn tại ở giai đoạn bắt đầu mở cửa thị trường, khi còn tồn tại độc quyền hoặc mức độ cạnh tranh chưa cao giữa các nhà mạng. Còn khi các nhà mạng đã cạnh tranh quyết liệt, giá bán sát giá thành thì "cửa sống" cho các mạng ảo không còn.
Theo: VnEconomy
Viettel cung cấp dịch vụ di động ở quốc gia thứ 7 Ngày 3/12, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ chính thức ký kết đầu tư hạ tầng để cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet tại quốc gia Cameroon. Thủ đô Yaoundo của Cameroon. Đây là một trong những nước đông dân nhất tại châu Phi, với diện tích 475.440 km2, dân số (năm 2008) là 18.467.692. Thông tin trên được...