Viettel đặt mục tiêu thành tập đoàn toàn cầu
Đến thời điểm hiện tại, Viettel đã đầu tư ở 9 nước thuộc 3 châu lục, với tổng dân số 146 triệu người…
Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của Viettel, sáng 20/2
“Thành tích 25 năm qua là đáng tự hào, nhưng triết lý của Viettel không cho phép chúng tôi sống bằng quá khứ”, Trung tướng Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), nói tại lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (lần thứ 2), sáng 20/2.
Sau 25 năm, Viettel hiện xem được doanh nghiệp số 1 Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông – công nghệ thông tin, với trên 50.000 trạm thu phát sóng, gần 180.000 km cáp quang, thực hiện quang hoá gần 100% số xã trong toàn quốc.
Viettel cũng là doanh nghiệp duy nhất phủ sóng 100% các đồn biên phòng, khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo với 670 trạm BTS; triển khai phủ sóng thành công dọc bờ biển dài hơn 3.000 km với cự ly phát sóng cách bờ 100 km, đồng thời phủ sóng 100% các đảo ven bờ, các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ, đảo Trường Sa, nhà giàn DK1.
Tổng giám đốc Hoàng Anh Xuân nói, với việc chủ động mở rộng đầu tư ra nước ngoài, chiến lược đầu tư quốc tế của Viettel không chỉ đơn thuần là kinh tế, mà đã kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và chính trị.
Video đang HOT
Đến thời điểm hiện tại, Viettel đã đầu tư ở 9 nước thuộc 3 châu lục, với tổng dân số 146 triệu người. Tại các quốc gia như Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti…, các doanh nghiệp của Viettel đã trở thành doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng lưới, thuê bao và doanh thu lớn nhất.
Ngoài ra, tập đoàn này đã triển khai xây dựng thành công tuyến đường trục truyền dẫn Đông Dương dung lượng 400 Gbps, nối trực tiếp 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia.
Tổng giám đốc Viettel cũng cho biết, trong chặng đường sắp tới, Viettel sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài, phấn đấu trở thành tập đoàn toàn cầu, là 1 trong 10 doanh nghiệp đầu tư viễn thông lớn nhất thế giới.
Theo VnEconomy.vn
Viettel được cấp phép đầu tư tại Burundi, vẫn "nuôi mộng" tiến vào Myanmar
Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel vừa được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại một quốc gia châu Phi là Burundi - một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người hằng năm chỉ đạt khoảng 200 đô la Mỹ.
Năm 2013 Viettel đạt doanh thu 163.000 tỉ đồng và lợi nhuận 35.000 tỉ đồng.
Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel vừa được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại một quốc gia châu Phi là Burundi - một trong những nước nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người hằng năm chỉ đạt khoảng 200 đô la Mỹ.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Viettel, cho biết Burundi là quốc gia hơn 10 triệu dân nhưng mới có khoảng 10% dân số sử dụng dịch vụ di động cho nên còn nhiều cơ hội. Hiện Viettel đang xúc tiến thành lập công ty Viettel Burundi và triển khai mạng lưới để kinh doanh.
Burundi là một nước nằm ở phía đông châu Phi, có trên 90% dân số sống bằng nông nghiệp và nông nghiệp chiếm khoảng 35% sản lượng kinh tế quốc gia.
Kinh tế Burundi chủ yếu dựa vào trồng trọt (cà phê, ngô, đậu, lúa miến, chè, bông vải, dầu cọ) và chăn nuôi (dê, cừu, bò); các mặt hàng xuất khẩu gồm cà phê, chè và chuối.
Burundi là nuớc nghèo tài nguyên, công nghiệp kém phát triển.
Ông Dũng còn cho biết hiện châu Phi là châu lục mà Viettel thấy còn nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh di động. "Viettel đang cố gắng tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài mỗi năm thêm ba nước và phấn đấu doanh thu từ thị trường nước ngoài chiếm 20-30% doanh thu của tập đoàn vào 2020," ông Dũng nói.
Trước Burundi, Viettel đã được cấp phép kinh doanh di động tại Đông Timor, Peru, Cameroon, Mozambique, Campuchia, Lào và Haiti.
Một nguồn tin của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cho biết, hiện Viettel đang nỗ lực tìm cơ hội kinh doanh tại hai quốc gia khác là Tanzania và Myanmar. Tại Tanzania, Viettel đang tìm cơ hội mua lại hoặc tham gia cổ phần vào một mạng di động và đang chờ chính phủ quốc gia này phê chuẩn và nhiều khả năng sẽ được thông qua. Còn tại Myanmar, sau khi không thành công trong cuộc đấu thầu giấy phép kinh doanh di động vào năm ngoái, Viettel chuyển sang tìm cơ hội tham gia cổ phần vào một mạng di động tại quốc gia này. Tuy nhiên quá trình thương thảo đang diễn ra, phía đối tác không muốn để Viettel nắm thị phần chi phối (51%) như mong muốn của tập đoàn này nên thương vụ chưa thành công. Myanmar là quốc gia mà Viettel đánh giá là có cơ hội tốt nhất trong các thị trường nước ngoài mà tập đoàn này có ý định đầu tư kinh doanh.
Viettel "thi trượt" giấy phép viễn thông ở Myanmar
Vẫn theo nguồn tin trên thì Viettel còn đang tìm cơ hội đầu tư vào Cuba ở Trung Mỹ, Kenya và một số quốc gia khác tại khu vực châu Phi.
Trả lời câu hỏi vì sao Viettel chỉ đi đầu tư vào các nước nghèo, lạc hậu hơn Việt Nam, ông Dũng cho biết thường tại các nước nghèo, những thị trường khó thì Viettel mới còn cơ hội. Trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Viettel phải cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông lớn của thế giới như Telenor, France Telecom, Vodafone... và so với những tập đoàn này thì Viettel không khác gì một đứa trẻ trong khi họ đã là người lớn. Tuy nhiên do được "sinh ra" tại nước nghèo nên Viettel không ngại khó ngại khổ, còn các tập đoàn viễn thông lớn vốn được sinh ra ở nước giàu nên ngại khó khổ và ít kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường nghèo.
Theo Thesaigontimes.vn
Facebook tuyên chiến với nhà mạng toàn thế giới? Facebook thâu tóm Whatsapp với giá 19 tỷ USD, nhưng không nhiều người biết rằng con số đó quá nhỏ bé so với 100 tỷ USD mà các nhà mạng toàn thế giới đang thu về từ tin nhắn. Vấn đề là Whatsapp đang dần gặm nhấm mảng doanh thu cực lớn đó. Con số 19 tỷ USD mà Facebook bỏ ra khiến...