Viettel bắt tay cùng Đại học Bách khoa TP. HCM nghiên cứu và sản xuất chip 5G
Ngày 9/7, tại Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel và Trường Đại học Bách khoa TP. HCM trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất chip 5G.
Lễ ký kết giữa Viettel và Đại học Bách khoa TP. HCM.
Theo thỏa thuận này, hai bên sẽ hợp tác chuyên sâu trong lĩnh vực điện tử và viễn thông, bao gồm nghiên cứu và phát triển vi mạch tích hợp 5G, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trẻ, triển khai ứng dụng các công nghệ mới, cũng như chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn thường xuyên theo nhu cầu thực tế của hai bên.
Thông qua việc hợp tác, Viettel mong muốn thúc đẩy nghiên cứu khoa học công nghệ tại các trường đại học bằng việc đưa các nghiên cứu, thí nghiệm từ các trường đại học vào thực tế kinh doanh.
Video đang HOT
Hai bên cam kết sẽ cùng giải quyết những vấn đề trong các lĩnh vực chuyên môn như đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như các lĩnh vực khác trên nguyên tắc hợp tác song phương, bình đẳng, cùng có lợi.
Nhân dịp này, trong bước đầu hiện thực hóa thỏa thuận hợp tác, 2 bên đã ký kết một hợp đồng. Theo đó, Đại học Bách khoa TP. HCM sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế bộ thu và bộ phát cho chip 5G sử dụng công nghệ TSMS CMOS 28nm cho Viettel trong khoảng thời gian 14 tháng.
Theo ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel, việc thiết kế và sản xuất chip 5G mang thương hiệu Viettel là một bước đi quan trọng trong hành trình tiến tới làm chủ toàn bộ công nghệ liên quan đến 5G của Viettel. Ngoài ra, Viettel cũng đặt quyết tâm vào lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và sản xuất chip Make in Vietnam.
Để thực hiện điều này, ngoài việc hợp tác với các công ty quốc tế để chuyển giao công nghệ, Viettel cũng kết hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất chip trong và ngoài nước, cùng đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu tại các trường đại học.
Đại diện Viettel nhấn mạnh việc hợp tác với các trường đại học còn là cách để Viettel tạo ra một môi trường thực tế, đưa các công trình nghiên cứu khoa học sớm đi vào thực tiễn, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Vừa mất đơn hàng chip của Huawei, lịch sản xuất của TSMC đã được MediaTek lấp kín
Không có đơn hàng từ Huawei, nhưng ngay cả việc sản xuất các chip tiến trình 5nm mới nhất của TSMC cũng phải tăng cường công suất để đáp ứng nhu cầu của MediaTek.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ giáng lên Huawei đã làm hãng gia công chip TSMC mất nhiều đơn hàng gia công chip khi không thể tiếp tục sản xuất chip cho công ty Trung Quốc này được nữa. Thế nhưng khoảng trống về đơn hàng gia công chip của TSMC đã nhanh chóng được một công ty khác lấp đầy chỉ sau một thời gian ngắn.
Một báo cáo mới đây cho biết, hãng thiết kế chip MediaTek đã nhanh chóng tiếp cận TSMC và đặt hàng 3 đợt gia công chip trên những tiến trình hiện đại. Đây là thời điểm hãng thiết kế chip MediaTek đang chứng kiến nhu cầu chip 5G tăng cao và muốn nắm bắt cơ hội này.
Hiện tại, các đơn hàng mới của MediaTek đã lấp đầy hơn 20.000 tấm wafer bổ sung mỗi tháng, bao gồm cả các chip tiến trình 7nm và 12nm. Ngay cả các chip tiến trình 5nm mới nhất hiện nay, bất chấp việc không còn đơn hàng từ Huawei, công suất của TSMC cũng đã được lấp kín với đơn hàng mới từ MediaTek.
Thông tin này không được chính thức công bố từ MediaTek hay TSMC, mà ở bên trong chuỗi cung ứng của họ. Ban đầu, TSMC dự định tạm dừng hoạt động nhà máy sản xuất chip 5nm của mình do mất đơn hàng từ HiSilicon, công ty con của Huawei.
Nhưng hiện công ty đã phải phân chia hoạt động sản xuất cho hàng loạt khách hàng lớn, bao gồm Apple, Qualcomm và SuperMicro. Giờ đây lại thêm cả đơn hàng từ dòng chip 5G Dimensity của MediaTek khi nhu cầu chip 5G tăng cao, hãng gia công chip này đã phải tăng cường năng lực sản xuất để đáp ứng các đơn hàng cho các chip Dimensity 800 và Dimensity 600.
Trong hai đợt đặt hàng đầu tiên của mình, MediaTek tập trung vào các chip tiến trình 7nm và 12nm. Đợt đặt hàng thứ ba sẽ là các chip 5nm dành cho các chipset di động 5G cao cấp của họ. Dường như việc Huawei bị Mỹ trừng phạt đang tạo cơ hội cho MediaTek tăng tốc các kế hoạch sản xuất chip 5G của mình. Hiện tại, không chỉ MediaTek, đối thủ của họ là Qualcomm cũng đang đặt hàng chip 5nm do TSMC sản xuất.
Việc chuyển dịch nhanh chóng về đơn đặt hàng gia công chip của TSMC là một dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh ghê gớm trong ngành công nghiệp này. Trong khi Huawei còn đang chật vật tìm kiếm nguồn cung thay thế sau khi bị dính lệnh cấm, các hãng chip khác đã tận dụng cơ hội này để giành lấy thị trường từ tay công ty Trung Quốc.
Các chip 5G hiện đang trở thành một tiêu chuẩn mới của ngành công nghiệp di động và sự phổ biến của nó đang ngày càng gia tăng. Hàng loạt smartphone 5G, bao gồm cả các thiết bị tầm trung và giá rẻ, đang chuẩn bị ra mắt trong thời gian tới. Dễ hiểu vì sao MediaTek lại gia tăng đặt hàng gia công chip đến vậy.
Mạng xã hội hoang mang vì nghiên cứu 'giãn cách xã hội đến 2022' Nghiên cứu của đại học Harvard về việc giãn cách xã hội đến 2022 đang trở thành chủ đề bàn tán mới với hàng chục nghìn bình luận trái chiều. Người dân trên khắp thế giới có thể phải thực hiện các biện pháp cách ly xã hội không liên tục đến 2022 để ngăn chặn Covid-19 và giảm tải cho hệ thống...