VietSunshine và OPSWAT cung cấp giải pháp an ninh mạng toàn diện
Giải pháp MetaDefender Core của OPSWAT tích hợp nền tảng phát hiện và ngăn chặn mã độc vào các giải pháp và cơ sở hạ tầng công nghệ hiện có của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xử lý hầu hết các vấn đề an ninh mạng.
Cơ sở hạ tầng trọng yếu là mục tiêu của tội phạm mạng
Nguy cơ tấn công mạng trên các hạ tầng trọng yếu không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho tổ chức, doanh nghiệp mà còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường cũng như sức khỏe của người tiêu dùng và người dân nói chung. Bên cạnh đó, Covid-19 đã khiến tình hình trở nên phức tạp với việc đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, làm tăng nhu cầu kết nối và để lộ ra những lỗ hổng bảo mật mới.
Gartner dự đoán rằng, tác động tài chính của các sự cố an ninh mạng dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng sẽ lên tới hơn 50 tỷ USD vào năm 2023. Chỉ trong năm qua, 56% cơ sở tiện ích năng lượng đã báo cáo ít nhất một cuộc tấn công mạng gây mất dữ liệu hoặc ngừng hoạt động.
Mới đây nhất, vụ tấn công mạng nhắm vào công ty năng lượng Colonial Pipeline đã làm gián đoạn toàn bộ hoạt động trên một đường ống dẫn lớn cung cấp khoảng 45% trong tổng số nhiên liệu tiêu thụ ở Bờ Đông nước Mỹ.
Giải pháp bảo vệ toàn diện từ MetaDefender Core
Bảo vệ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT – IT) và công nghệ vận hành (CNVH – OT) – tài sản giá trị nhất của mỗi doanh nghiệp không thể chỉ phụ thuộc vào các công cụ phòng chống mã độc bằng phương pháp nhận diện các mẫu đã biết (signatures) hay những hành vi đặc trưng của virus, bởi các mã độc zero-day và các loại mã độc khác được thiết kế để lẩn tránh các bộ lọc bảo mật truyền thống này. Các doanh nghiệp cần một giải pháp an ninh tiên tiến gồm đa phương thức phòng chống các cuộc tấn công mạng.
Giải pháp MetaDefender Core của OPSWAT giúp các doanh nghiệp tích hợp nền tảng phát hiện và ngăn chặn mã độc tiên tiến hàng đầu thế giới vào các giải pháp và cơ sở hạ tầng CNTT/ CNVH hiện có của doanh nghiệp, để xử lý hầu hết các vấn đề an ninh mạng phổ biến như: bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công bằng tập tin độc hại, tăng cường hiệu quả của các sản phẩm an ninh mạng và hệ thống phân tích mã độc hiện có.
Giải pháp MetaDefender
Video đang HOT
Công nghệ giải giới và tái lập nội dung chuyên sâu (Deep Content Disarm and Reconstruction – Deep CDR) của MetaDefender bảo vệ khỏi các mối đe dọa đã biết và chưa biết của tệp tin bằng cách phân rã, loại bỏ các thành phần có tiềm ẩn nguy cơ và tái tạo lại tệp tin an toàn. Mọi mối đe dọa có thể xảy ra đều được vô hiệu hóa trong khi vẫn duy trì tính khả dụng và nội dung đầy đủ của tệp tin.
Công nghệ giải giới và tái lập nội dung chuyên sâu
Ông Lã Mạnh Cường, Tổng Giám đốc OPSWAT Việt Nam cho biết, OPSWAT sẽ là sự bổ sung cần thiết và quan trọng vào danh mục sản phẩm, giải pháp của VietSunshine, qua đó giúp khách hàng có được sự bảo vệ toàn diện trước các cuộc tấn công mạng. “Với những thế mạnh của hai bên, sự kết hợp giữa VietSunshine và OPSWAT sẽ giúp khách hàng bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu với các giải pháp hàng đầu thế giới”, ông Cường chia sẻ.
OPSWAT là các giải pháp an ninh mạng cho các hệ thống Công nghệ thông tin (IT), Công nghệ vận hành (OT), điều khiển công nghiệp trong cơ sở hạ tầng trọng yếu, và công nghệ Deep CDR, nhằm bảo vệ các tổ chức quan trọng trên thế giới khỏi phần mềm độc hại và các cuộc tấn công zero-day.
Website: www.opswat.com.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm, VietSunshine mang tới cho khách hàng, đối tác các giải pháp an ninh mạng, cơ sở hạ tầng hàng đầu trên thế giới. Không chỉ về công nghệ, với đội ngũ kỹ sư và chuyên gia giàu kinh nghiệm, khách hàng sẽ được trang bị các giải pháp phòng thủ cũng như các giải pháp kiểm thử xâm nhập (pentest).
Website: https://www.vietsunshine.com.vn/
Hơn 48.600 cuộc tấn công vào các hệ thống CNTT trọng yếu nửa đầu năm nay
Theo ghi nhận của Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm nay, đã phát hiện 48.646 cuộc tấn công với nhiều hình thức tinh vi vào các hệ thống CNTT trọng yếu của Đảng và Nhà nước.
Số liệu thống kê trên về tình hình đảm bảo an toàn, an ninh mạng của các hạ tầng CNTT trọng yếu quốc gia vừa được Đại tá Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết tại phiên hội thảo chuyên đề "Tăng cường an toàn thông tin mạng cho Chính phủ số: Mục tiêu và thách thức", trong khuôn khổ Vietnam Security Summit 2022.
Tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu tăng gần 20%
Theo nhận định của ông Trần Đức Sự, thời gian gần đây, các cuộc tấn công mạng, gián điệp, tội phạm mạng không ngừng gia tăng nhằm đánh cắp dữ liệu, thông tin bí mật nhà nước, phá hoại hệ thống thông tin. Ngày càng nhiều tổ chức tội phạm mạng, tổ chức phản động được thành lập, hoạt động tinh vi gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đe dọa đến trật tự an toàn xã hội và sự ổn định chính trị, an ninh quốc gia.
Giám đốc Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng (Ban Cơ yếu Chính phủ) Trần Đức Sự trao đổi tại Vietnam Security Summit 2022.
Nhấn mạnh tình hình an toàn, an ninh thông tin trên thế giới và trong nước diễn biến hết sức phức tạp, ông Trần Đức Sự cho hay, tại Việt Nam, theo báo cáo của Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng, trung bình hàng năm phát hiện hàng trăm nghìn cuộc tấn công mạng nguy hiểm nhằm vào các hệ thống CNTT trọng yếu của các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Với gần 20 hệ thống mạng CNTT của Đảng và Nhà nước, năm 2021 đã phát hiện 76.977 cuộc tấn công mạng. Và tính đến tháng 6 năm 2022, đã ghi nhận 48.646 cuộc tấn công với nhiều hình thức tinh vi. So với năm 2021, số lượng tấn công mạng ghi nhận 6 tháng đầu năm nay tăng gần 20%.
Cũng theo thống kê của Trung tâm này, trong 48.646 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống CNTT trọng yếu nửa đầu năm 2022, tấn công khai thác lỗ hổng vẫn chiếm đa số, tới gần 53% tổng số cuộc tấn công; tiếp đó là tấn công dò quét mạng (15,65%), tấn công APT (14,36%); tấn công xác thực (9,39%); tấn công cài mã độc (7,58%)...
Báo cáo giám sát an toàn thông tin của Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng trong 6 tháng đầu năm 2022.
Phân tích về nguyên nhân đưa đến các nguy cơ mất an toàn thông tin của các hệ thống, ông Phạm Minh Thuấn, Phó Trưởng phòng Đánh giá an ninh mạng, Trung tâm CNTT và Giám sát an ninh mạng cho rằng, bên cạnh tình trạng tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật trong các hệ điều hành, ứng dụng, các nguy cơ còn đến từ việc người dùng sử dụng hệ điều hành, phần mềm ứng dụng không bản quyền; trang thiết bị về an toàn thông tin chưa được đầu tư; chính sách an toàn thông tin chưa chặt; và đặc biệt là nhận thức về an toàn thông tin còn chưa cao.
Không kết nối thiết bị chưa kiểm tra an toàn vào hệ thống Chính phủ điện tử
Tại hội thảo, ông Phạm Minh Thuấn cũng đưa ra dự báo về tình hình an toàn thông tin thời gian tới, trong đó có sự gia tăng số lượng các sự kiện tấn công mạng nhắm đến đối tượng là hệ thống mạng của các cơ quan Đảng, Chính phủ. Nguy cơ tấn công Phishing (tấn công lừa đảo - PV) tiếp tục tăng. Ngày càng nhiều các lỗ hổng bảo mật được phát hiện.
Cùng với đó, hệ thống mạng truyền thống dần chuyển sang nền tảng điện toán đám mây, kéo theo nhu cầu về bảo đảm an toàn thông tin hạ tầng điện toán đám mây. Đồng thời, nhu cầu về thuê hạ tầng, dịch vụ CNTT trong các hệ thống mạng trọng yếu cũng có thể là một xu hướng trong thời gian tới.
"Các nguy cơ và hiểm họa gây mất an toàn thông tin ngày càng nhiều và mức độ kỹ thuật sử dụng ngày càng tinh vi. Việc tăng cường triển khai đồng bộ, tổng thể các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trong đó có giám sát an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước là việc hết sức cần thiết và cấp bách", ông Phạm Minh Thuấn nhận định.
Theo các chuyên gia, nguy cơ và hiểm họa gây mất an toàn thông tin ngày càng nhiều và mức độ kỹ thuật sử dụng ngày càng tinh vi (Ảnh minh họa: Internet)
Cũng trong khuôn khổ Vietnam Security Summit 2022, tại phiên toàn thể, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cũng đã nêu ra một số vấn đề trong đảm bảo an toàn thông tin mạng năm nay.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Thành Phúc, hiện nay tỷ lệ các hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ và triển khai phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ còn khiêm tốn. Theo thống kê, đến tháng 5/2022, cả nước có 3.014 hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ xác định cấp độ an toàn thông tin, đạt tỷ lệ 30%.
Trong khi đó, tại Chỉ thị 02 ngày 26/4, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu hoàn thành việc phân loại, xác định và phê duyệt đề xuất cấp độ hệ thống thông tin vào tháng 12 năm nay. Và đến tháng 6/2023, phải triển khai đầy đủ phương án bảo đảm ao toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Một vấn đề nữa cũng cần được tập trung triển khai là kiểm tra an toàn thông tin thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử. Thực tế, nhiều thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử đang sử dụng nhưng chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin.
Để giải quyết vấn đề trên, thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã ban hành 11 bộ tiêu chí yêu cầu kỹ thuật với thiết bị an toàn thông tin; tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin các dòng thiết bị như camera giám sát, loa không dây, IoT... theo đề nghị của một số cơ quan, tổ chức. Đồng thời, phát triển ứng dụng bảo vệ thiết bị đầu cuối.
Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định sử dụng các thiết bị số đối với các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử để bảo đảm an toàn thông tin, thời gian dự kiến là trong quý III/2022.
"Cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ thúc đẩy phát triển dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho thiết bị số. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho thiết bị số. Thiết bị số chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin sẽ không được kết nối vào hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử", ông Nguyễn Thành Phúc cho biết.
Cách đặt mật khẩu của các CEO khác gì so với người bình thường? Một báo cáo an ninh mạng gần đây cho thấy nhiều CEO và chủ doanh nghiệp có thể ngu ngốc đến mức nào khi đặt mật khẩu cho các hệ thống và tệp tin quan trọng. Hãy tưởng tượng kế sinh nhai của hàng trăm, thậm chí hàng nghìn nhân viên trong một công ty đang được giao phó cho một người sử...