VietnamPlus-Insider hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số trong báo chí
VietnamPlus sẽ là đơn vị tiên phong thực hiện việc thu phí nội dung.
Sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ báo trong nỗ lực chuyển đổi người dùng từ những độc giả thông thường thành độc giả trả phí.
Ngày 6/1, Báo điện tử VietnamPlus (Thông tấn xã Việt Nam) và Công ty giải pháp công nghệ Insider đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, mở rộng tiềm năng của thị trường truyền thông trong lĩnh vực thu thập-phân tích dữ liệu.
Theo thỏa thuận, Insider sẽ cung cấp các gói giải pháp cũng như công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm giúp VietnamPlus tăng lưu lượng người dùng, truyền tải thông điệp được cá nhân hóa đến từng bạn đọc với nhu cầu khác nhau, gợi ý các nội dung yêu thích của người đọc theo dạng Thư tòa soạn (Newsletter) hay Tin tuyển chọn từ Ban biên tập (Editors Picks)…
Thông qua vai trò tích hợp, giám sát,… của Trung tâm Kỹ thuật (TTXVN), VietnamPlus đã thử nghiệm các mô hình Thư tòa soạn, WebPush (Gửi tin trực tiếp đến người dùng trình duyệt Chrome) và đạt được những kết quả khả quan.
Việc hiểu đúng đối tượng người dùng sẽ giúp VietnamPlus phục vụ bạn đọc một cách tốt hơn, xây dựng tệp độc giả thân thiết, mang lại những trải nghiệm mới mẻ trong kỷ nguyên internet vạn vật (IoT), khi dữ liệu trở thành nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu.
Báo điện tử VietnamPlus là đơn vị tiên phong thực hiện việc thu phí nội dung chất lượng cao tại Việt Nam và sự hợp tác này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ báo trong nỗ lực chuyển đổi người dùng từ những độc giả thông thường thành độc giả trả phí.
Đổi lại, VietnamPlus cũng sẽ hỗ trợ Insider phát triển thị trường, mở rộng hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng. Hai bên sẽ ưu tiên quảng bá hình ảnh cho nhau trên các kênh truyền thông, các sản phẩm dịch vụ, các sự kiện trong phạm vi cho phép.
Video đang HOT
Ông Jack Nguyễn (thứ 3 từ phải sang), đại diện công ty Insider, phát biểu trong lễ ký thỏa thuận hợp tác với VietnamPlus. (
Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Trung tâm Kỹ thuật (TTXVN), VietnamPlus luôn là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mang tính mở đường trong lĩnh vực báo chí-truyền thông, như sử dụng Chatbot nhằm tương tác với độc giả, bên cạnh những sản phẩm đột phá như RapNewsPlus, Timeline, NewsGame, Podcast…
Trong bối cảnh chính phủ đang đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thì những nỗ lực của VietnamPlus có thể được coi như viên gạch nền góp vào công cuộc xây dựng một môi trường truyền thông hiện đại, bắt kịp xu hướng của báo chí thế giới. Trong cuốn Sáng tạo báo chí 2020-2021 do TTXVN phát hành, các tác giả thuộc Mạng lưới truyền thông quốc tế FIPP đã nhấn mạnh rằng, “việc thấu hiểu và nắm bắt những xu thế mới nhất trong ngành công nghiệp của chúng ta chính là chìa khóa để dẫn tới thành công.”
Trong khi đó, Insider là một trong những đối tác hàng đầu của các cơ quan báo chí trong lĩnh vực thu thập-phân tích dữ liệu. Insider cung cấp nền tảng công nghệ quản lý tăng trưởng tổng thể, giúp các đơn vị tương tác với người dùng trên mọi điểm chạm đa kênh xuyên suốt phễu chuyển đổi (Thu hút khách hàng – Tương tác với khách hàng -Tạo doanh thu – Giữ chân khách hàng); truyền tải hành trình cá nhân hóa trên các kênh tương tác như Web Push, Email, Desktop & Mobile Web, Mobile App, Email, SMS và Kênh quảng cáo (Ad Channel).
Công ty này tự hào có mặt trong Gartner Magic Quadrant for Multichannel Marketing Hubs 2020 và được bầu chọn giải pháp số 1 của Best Mobile Marketing Software và Best Personalization Grid dựa trên ý kiến người dùng trong 16 quý liên tiếp. Insider có 25 văn phòng tại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Việc hợp tác giữa VietnamPlus và Insider nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, hỗ trợ nhau cùng phát triển, cũng như gợi ý cho các cơ quan báo chí khác trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
An ninh mạng - yếu tố then chốt trong chuyển đổi số
Việc thiết lập môi trường an toàn, an ninh mạng được các chuyên gia đánh giá là điều kiện cơ bản để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia.
Tại Việt Nam, năm 2020 được coi là năm chuyển đổi số quốc gia, trong đó thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp triển khai hạ tầng, nền tảng, sản phẩm, dịch vụ áp dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật... Do đó, sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam, diễn ra ngày 2/12 tại Hà Nội, tập trung bàn về vấn đề an toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số.
"Cường quốc an ninh mạng cũng như cường quốc quân sự. Công nghiệp an ninh mạng cũng như công nghiệp quốc phòng. Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì cũng phải biết bảo vệ mình trên không gian mạng. Sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng", Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tại sự kiện.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam hiện làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm an toàn an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Dự kiến đến đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100% các dịch vụ này.
"Chuyển đổi số là công cuộc toàn dân và toàn diện. Ứng dụng số sẽ là phổ cập. Bởi vậy, đảm bảo an toàn, an ninh mạng cũng phải được phổ cập", người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông nói.
Đại diện Viettel cho rằng việc không chuẩn bị tốt về an toàn thông tin dẫn đến tình trạng e dè, không dám đưa thông tin lên mạng. Do vậy, an toàn thông tin phải là yếu tố then chốt, đi cùng với chuyển đổi số, "nhúng vào chuyển đổi số".
Bảo mật cho 5G
Một trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi số là phát triển hạ tầng số quốc gia, như hạ tầng viễn thông băng rộng 5G, cáp quang và hạ tầng điện toán đám mây.
Mạng 5G cung cấp kết nối độ trễ thấp để điều khiển từ xa các phương tiện không người lái trên mặt đất và trên không, nền tảng robot, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng quan trọng, như điện, nước, khí đốt, giao thông...
"Do đó, bất kỳ sự cố hệ thống mang 5G nào xảy ra đều có thể gây tác hại nghiêm trọng", ông David Soldani, chuyên gia về an ninh mạng của Huawei, khuyến cáo.
5G là công nghệ không thể thiếu trong chuyển đổi số. Tuy nhiên, với độ trễ thấp, 5G có thể tạo điều kiện cho hacker tấn công nhanh vào các thiết bị IoT thông qua bo mạch đơn giản hay USB cắm trực tiếp vào hệ thống để cài đặt.
Theo ông Soldani, bảo mật 5G đòi hỏi sự hợp tác về tiêu chuẩn, thiết bị và việc triển khai. Để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, các nhà cung cấp phải ưu tiên an ninh mạng một cách đầy đủ, có trách nhiệm đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo tuân thủ bảo mật.
5 nền tảng đám mây đáp ứng tiêu chuẩn
Nhằm đẩy nhanh việc phát triển các nền tảng đám mây, từ tháng 4, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá các giải pháp đám mây.
Các doanh nghiệp nhận chứng nhận nền tảng điện toán đám mây.
Tại sự kiện Ngày An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông trao chứng nhận cho 5 nền tảng đám mây "Make in Vietnam" đầu tiên đáp ứng các yêu cầu an toàn thông tin phục vụ chính phủ điện tử và chính quyền điện tử, gồm Viettel, VNG, CMC, VNPT và VCCorp. Ông Vũ Minh Trí, Giám đốc VNG Cloud chia sẻ: "Khi các doanh nghiệp chuyển đổi số, phần lớn gặp vấn đề trong việc lựa chọn dịch vụ đám mây đáp ứng đầy đủ nhu cầu về công nghệ hiện đại và tuân thủ an toàn thông tin mạng cũng như Luật An ninh mạng của Việt Nam. Việc được trao chứng nhận là một trong những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu cấp thiết trên".
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin VNISA, nhấn mạnh tầm quan trọng của các sản phẩm Make in Vietnam. "Năng lực bảo đảm an toàn thông tin của đất nước phải được dựa trên nền tảng quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái an toàn thông tin, do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ", ông Hưng nói.
Ngày An toàn thông tin Việt Nam, sự kiện thường niên của VNISA, năm nay được tổ chức theo mô hình trực tiếp kết hợp trực tuyến, với hơn 1.500 khách tham dự.
5G sẽ nới rộng khoảng cách số toàn cầu Cuộc cách mạng số, trong đó bao gồm cả 5G, đã trở thành nội dung quan tâm của công chúng toàn cầu và ngày càng trở thành động lực thúc đẩy thay đổi xã hội. Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học British Columbia (Canada), Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Helmholtz (Đức) lần đầu tiên...