Vietnam PFA 2020 kỳ vọng thu hút 25.000 lượt khách tham quan
Triển lãm quốc tế về công nghiệp chế biến, đóng gói và bảo quản nông sản thực phẩm - Vietnam PFA 2020, do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Cục Công Nghiệp ( Bộ Công Thương) cùng Công ty Quảng cáo và Hội chợ triển lãm CIS Việt Nam phối hợp tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 5 – 7/11/2020 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Sài Gòn -SECC (TP.HCM).
Vietnam PFA được tổ chức tháng 11/2020 sẽ đóng vai trò quan trọng, góp phần phục hồi thị trường sau khủng hoảng dịch bệnh nghiêm trọng, kết nối và tiếp sức cho doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh tế chủ lực của Việt Nam.
Đây là cơ hội để doanh nghiệp trong nước và quốc tế giới thiệu, tổ chức trình diễn các mô hình máy móc, thiết bị, công nghệ mới phục vụ chế biến, đóng gói, bảo quản nông sản và thực phẩm; các nhà cung cấp, các vùng nguyên liệu, các mặt hàng nông sản tiêu biểu của các địa phương, các sản phẩm được chế biến sâu… góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt Nam.
Trong khuôn khổ Vietnam PFA 2020 sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú đa dạng như hội thảo, diễn đàn quốc tế về xúc tiến thương mại và khoa học công nghệ chuyên ngành công nghiệp chế biến, đóng gói và bảo quản nông sản thực phẩm. Cùng với đó là chương trình “Kết nối giao thương” sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các chủ đầu tư, nhà cung cấp và các doanh nghiệp tham gia.
Theo Ban tổ chức, Vietnam PFA được tổ chức tháng 11/2020 sẽ đóng vai trò quan trọng, góp phần phục hồi thị trường sau khủng hoảng dịch bệnh nghiêm trọng, kết nối và tiếp sức cho doanh nghiệp trong lĩnh vực chủ lực của kinh tế Việt Nam. Triển lãm sẽ mở cửa miễn phí cho khách tham quan từ 9 giờ – 17 giờ 30 hàng ngày. Với nhiều hoạt động hấp dẫn, Vietnam PFA 2020 kỳ vọng thu hút 25.000 lượt khách tham quan, khẳng định vai trò là triển lãm chuyên ngành uy tín và chuyên nghiệp nhất trong lĩnh vực chế biến, đóng gói và bảo quản nông sản thực phẩm.
Trong 10 năm trở lại đây, công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt khoảng 5 – 7%/năm; hình thành hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất lớn. Tuy nhiên, để ngành công nghiệp chế biến thật sự phát triển và mang lại giá trị lớn cho toàn ngành nông nghiệp thì còn cả chặng đường dài…
Đầu tư vào chế biến, đóng gói và bảo quản là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, thực phẩm; đồng thời giải quyết tốt nhất tình trạng “được mùa mất giá” diễn ra thường xuyên trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất nhập khẩu nông sản, thực phẩm của nhiều quốc gia thì công nghiệp chế biến lại càng chứng minh vai trò quan trọng.
Video đang HOT
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa tăng nhẹ do nguồn cung thấp
Tuần qua (ngày 4/5 đến 9/5), do nguồn cung trong nước thấp đã đẩy giá lúa gạo tăng nhẹ, cùng với đó giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam lên mức cao mới của 2 năm qua.
Thị trường nông sản trong nước
Theo Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO), giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tăng nhẹ, từ 200 - 400 đồng/kg so với tuần cuối tháng 4/2020.
Tại An Giang, giá gạo các loại tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg tùy loại, như gạo tẻ thường bán lẻ ở mức 11.500 đồng/kg, gạo Nàng hương là 16.500 đồng/kg, gạo Jasmine 16.500 đồng/kg, nếp tươi 6.800 đồng/kg, lúa IR 50404 - lúa tươi 5.600 đồng/kg...
Chuẩn bị nguồn hàng gạo xuất khẩu tại Công ty Lương thực sông Hậu (Tổng công ty Lương thực miền Nam). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Với giá lúa ổn định từ 5.000 - 5.900 đồng/kg và thương lái đẩy mạnh việc thu mua, người trồng lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang kỳ vọng sẽ tiếp tục có lãi trong vụ Hè Thu sắp tới. Đặc biệt, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang ổn định đầu ra, giá bán đang cao hơn so với cùng kỳ.
Hiện lúa Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển tốt. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá bước đầu, các trà lúa đang trổ chín, do thuận lợi về thời tiết nên năng suất ước đạt 7 - 8 tấn/ha. Dự kiến vụ Hè Thu 2020, toàn vùng sẽ đạt sản lượng 8,7 triệu tấn lúa; trong đó, sẽ có khoảng 2,3 - 2,4 triệu tấn gạo hàng hóa cung ứng cho xuất khẩu.
Trong khi đó, nguồn cung trong nước thấp đã đẩy giá gạo 5% tấm của Việt Nam lên mức cao mới của 2 năm, tuy vậy hoạt động trên thị trường xuất khẩu vẫn khá yên ắng. Một nhà giao dịch tại Tp. Hồ Chí Minh cho hay không có nhiều hợp đồng mới được ký kết gần đây do nguồn cung trong nước xuống thấp. Nhiều doanh nghiệp trong nước đang tập trung mua gạo từ nông dân để phục vụ cho chương trình dự trữ gạo quốc gia.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tuần qua ở mức 468-472 USD tấn với gạo 5% tấm (so với mức 458-462 USD/tấn của tuần trước); với gạo 25% tấm 448-452 USD/tấn), Jasmine là 573-577 USD/tấn, tương đương so với tuần trước.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, nhằm ứng phó với tác động của dịch COVID-19, Indonesia có kế hoạch thu mua khoảng 950.000 tấn gạo trong dân nhằm duy trì tồn kho ở mức 1-1,5 triệu tấn. Trong khi đó, Trung Quốc đang nỗ lực gia tăng sản lượng nông nghiệp nội địa khi khuyến khích trồng trở lại 2 vụ lúa/năm.
Các chuyên giá lúa gạo nhận định, xuất khẩu gạo đã được khơi thông trở lại, các doanh nghiệp cần tranh thủ cơ hội giá tốt để xuất khẩu. Hiện giá xuất khẩu gạo của Việt Nam ngang bằng với Pakistan, cao hơn Ấn Độ và thấp hơn Thái Lan.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá gạo hiện nay tăng tại hầu khắp các thị trường, tuy nhiên cần lưu ý tồn kho trong dân tại khu vực châu Á tăng có thể tác động đến nhu cầu trong thời gian tới.
Trong khi đó, giá cà phê nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên không thay đổi. Nguồn từ Diễn đàn của người làm cà phê giá cà phê cho thấy, giá nhân xô tại các vùng trọng điểm Tây Nguyên tương đương so với tuần trước, ở mức 30.300 - 30.700 đồng/kg. Tại cảng Tp. Hồ Chí Minh, giá cà phê xuất khẩu loại 2,5% đen vỡ, đứng ở mức 1.296 USD/tấn, với mức chênh lệch cộng 80 - 90 USD/tấn theo giá kỳ hạn tháng 9 tại London.
Thị trường nông sản thế giới
Tại Mỹ, giá giao dịch các loại nông sản trên Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT) biến động ngược chiều nhau trong phiên 8/5; trong đó giá ngô và đậu tương tăng lên còn giá lúa mỳ giảm.
Khép phiên 1/5, giá ngô Mỹ giao tháng 7/2020 tăng 1,25 xu Mỹ (0,39%) lên 3,1925 USD/bushel, giá đậu tương Mỹ giao tháng 7/2020 tăng 6,25 xu Mỹ lên 8,505 USD/bushel, trong khi giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn cũng giảm 0,5 xu Mỹ xuống 5,22 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Các nhà giao dịch trên sàn CBOT ước tính các quỹ đã đặt 4.500 hợp đồng đậu tương và 5.800 hợp đồng ngô và bán 2.100 hợp đồng lúa mỳ.
Việc Trung Quốc khôi phục hoạt động mua nông sản vẫn đang tiếp sức cho giá ngô và đậu tương Mỹ trong tuần này trong bối cảnh các quỹ đã "bù đắp" một số lệnh bán để giảm rủi ro trước báo cáo Ước tính Nhu cầu và Nguồn cung Nông nghiệp Thế giới (WASADE) công bố ngày 12/5.
Theo Hội đồng Nghiên cứu nông nghiệp (ARC), báo cáo WASADE có thể hỗ trợ cho đậu tương nhưng làm giá ngô giảm giữa bối cảnh có đồn đoán rằng xuất khẩu đậu tương trong niên vụ 2019/20 sẽ bị cắt giảm 25-50 triệu bushels, còn ngô giảm khoảng 25 triệu bushels.
Thị trường gạo ở khu vực châu Á cho thấy, giá gạo tại Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu châu Á, vẫn giao dịch gần mức cao của 9 tháng trong tuần này nhờ nhu cầu tăng từ các nước ở cả châu Á và châu Phi. Ngoài ra, đồng rupee yếu cũng đang hỗ trợ thị trường. Cụ thể, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được giao dịch ở mức 378-383 USD/tấn trong tuần này, không đổi so với tuần trước đó.
Tại Thái Lan, các nhà giao dịch cho hay những lo ngại về tình hình nguồn cung trong nước đã dịu xuống nhờ những trận mưa gần đây, trong khi nhu cầu nước ngoài vẫn không đổi. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan được giao dịch ở mức 515-546 USD/tấn, giảm so với mức 535-557 USD/tấn trong tuần trước đó.
Với mặt hàng cà phê, giá cà phê Arabica (cà phê chè) giao tháng 7/2020 chốt phiên ngày 8/5 tăng 2,65 xu Mỹ/lb lên 111,65 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,454 kg) trong bối cảnh đồng nội tệ real của Brazil tăng so với đồng USD đã thúc đẩy hoạt động ôm vào một số hợp đồng cà phê kỳ hạn. Trong khi đó, cà phê Robusta (cà phê vối) giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE (Mỹ) không giao dịch cùng với Anh đóng cửa nghỉ lễ May Day.
Giá cà phê vẫn đang chịu sức ép do lo ngại rằng sự sụt giảm kinh tế do ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ làm giảm nhu cầu cà phê. Số liệu từ IRI công bố ngày 7/5 cho thấy doanh số bán cà phê Mỹ tại các siêu thị đã giảm 20% so với tuần trước trong bốn tuần kết thúc ngày 19/4.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) điều chỉnh ước tính tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2019/2020 tăng thêm 0,5% so với niên vụ cà phê trước đó, lên ở mức 166,06 triệu bao. Do đó, sản lượng dự kiến sẽ vượt mức tiêu thụ 1,95 triệu bao, thay vì thiếu hụt 0,47 triệu bao như đã ước tính trước đây.
Nguồn cung dồi dào từ Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, là yếu tố không có lợi cho giá cà phê Robusta. Tổng cục Thống kê Việt Nam trước đó báo cáo xuất khẩu cà phê từ tháng 1-4/2020 của Việt Nam tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 659.000 MT.
Lô vải thiều đầu tiên vẫn vững tin xuất Nhật Lô vải thiều đầu tiên dự kiến xuất sang Nhật Bản vào cuối tháng 5 vẫn đang được gấp rút hoàn thành các thủ tục xuất khẩu cần thiết, đại diện địa phương cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đều khẳng định như vậy với phóng viên báo Tin tức. Chỉ chưa đầy một tháng nữa, vải tươi sẽ...