Vietnam Airlines và Vietjet Air bị phạt vì chậm chuyến bay
Cục Hàng không Việt Nam vừa ra quyết định xử phạt hành chính 15 triệu đồng đối với Vietnam Airlines và Vietjet Air. Nguyên nhân là 2 hãng này để xảy ra chậm chuyến bay nhiều giờ nhưng chậm thông báo và thông tin không đầy đủ tới hành khách.
Quyết định xử phạt của Cục Hàng không Việt Nam áp dụng với chuyến bay VN1370 Vietnam Airlines từ TPHCM đi Huế hôm 10/3.
Theo đó, chuyến bay VN1370 dự kiến cất cánh lúc 6h10 từ sân bay Tân Sơn Nhất nhưng do thời tiết tại Huế xấu và hãng chưa có máy bay để vận chuyển nên chuyến bay đã bị hoãn lại nhiều lần. Cho đến 14h25 cùng ngày, chuyến bay VN1370 mới cất cánh đi Huế, trong khi đó nhiều hành khách tỏ ra bức xúc vì phải ngồi chờ vạ vật tại sân bay Tân Sơn Nhất hơn 9 tiếng đồng hồ.
Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định xử phạt Vietnam Airlines 15 triệu đồng do chậm thông tin tới hành khách trong trường hợp chuyến bay thay đổi giờ khởi hành. Áp dụng quy định xử phạt theo Nghị định 147/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Cục Hàng không vừa xử phạt hành chính 15 triệu đồng với Vietnam Airlines
Với Vietjet Air, Cục Hàng không Việt Nam cũng quyết định xử phạt 15 triệu đồng áp dụng với chuyến bay VJ321 từ Phú Quốc đi TPHCM ngày 9/3.
Cụ thể, lúc 8h45, chuyến bay VJ321 đã đóng cửa và đang lăn ra đường băng thì cơ trưởng phát hiện có cảnh báo hệ thống phanh. Để đảm bảo an toàn cho hành khách, cơ trưởng đã quyết định dừng khởi hành đưa hành khách trở lại nhà ga để kiểm tra kỹ thuật.
Dự kiến ban đầu chuyến bay VJ321 sẽ khởi hành đi TPHCM vào 13h, nhưng để khắc phục triệt để lỗi kỹ thuật nên cơ trưởng quyết đình dừng bay để sửa chữa. Đến 19h cùng ngày, công tác kiểm tra kỹ thuật đã hoàn tất, đảm bảo điều kiện an toàn bay, chuyến bay đã cất cánh đưa hành khách về TPHCM lúc 20h40 (chuyến bay bị chậm gần 12 tiếng – PV).
Video đang HOT
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Vietjet Air đã thực hiện xử lý đúng quy trình trong trường hợp chuyến bay bị chậm, hãng cũng đã phục vụ ăn uống, thông báo phát thanh và bồi thường thiện chí 300.000 đồng/hành khách. Tuy nhiên, lỗi của Vietjet Air là trong phát thanh thông báo chuyến bay tới hành khách không đầy đủ thông tin về sự việc nên bị phạt.
Trao đổi về sự việc, đại diện Vietjet Air cho hay, hiện nay nhiều dịch vụ của hãng chưa được phép tự làm mà phải sử dụng của các công ty dịch vụ tại các cảng hàng không. Nhưng áp lực dịch vụ từ khách hàng và các cơ quan quản lý vẫn đặt rất nặng lên hãng. Đây là một thách thức rất lớn đối với Hãng. Hãng cũng thường xuyên phối hợp, nhắc nhở và làm việc cùng với các Cảng hàng không để đảm bảo cao nhất khả năng phục vụ cho hành khách tại Cảng hàng không tại tất cả các đầu sân bay mà hãng có chuyến bay.
Vietjet Air bị phạt 15 triệu đồng vì thông tin không đầy đủ tới hành khách khi chuyến bay bị chậm
Được biết, đây là lần đầu tiên Cục Hàng không ra quyết định xử phạt đối với hãng hàng không vì chậm thông tin chuyến bay và thông tin chưa đầy đủ về chuyến bay tới hành khách. Theo quy định, chuyến bay cất cánh muộn 15 phút so với giờ khởi hành bị coi là chậm, chuyến bay bị chậm dài là chuyến bay có giờ khởi hành thực tế (tính từ thời điểm rút chèn) muộn hơn 4 tiếng so với giờ dự kiến cất cánh theo lịch bay.
Trong Thông tư quy định về bồi thường ứng trước không hoàn lại đối với hành khách khi các chuyến bay bị chậm hủy mà Cục Hàng không Việt Nam đã trình lên Bộ Giao thông Vận tải,mức bồi thường đối với hành khách bị ảnh hưởng vì chậm/ hủy chuyến bay được căn cứ theo đường bay nội địa hay quốc tế và cự ly chặng bay.
Dự kiến từ 1/7 tới đây, Thông tư về bồi thường ứng trước không hoàn lại sẽ bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, với chuyến bay nội địa bị hủy, chậm chuyến trên 4 giờ có mức bồi thường tăng 100.000 đồng so với quy định hiện hành: Chuyếnbay có độ dài dưới 500 km mức đền bù 200.000 đồng/hành khách; từ 500 km đến dưới 1.000 km bồi thường 300.000 đồng/hành khách; từ 1.000 km trở lên bồi thường 400.000 đồng/hành khách.
“Mặc dù Thông tư chưa có hiệu lực thi hành nhưng các hãng hàng không đã áp dụng mức bồi thường theo tinh thần của mới, đơn cử như chuyến bay VJ321 của Vietjet Air bị chậm và hành khách đã được bồi thường 300.000 đồng” – đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bắt đường dây trộm cắp xăng máy bay
Ngày 28-1, gần 40 cảnh sát thuộc lực lượng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C45) Bộ Công an phối hợp với cảnh sát cơ động bắt quả tang, khám xét khẩn cấp một điểm chuyên tiêu thụ xăng máy bay rút trộm tại 206/6 Đào Trí, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM.
Sau một thời gian dài theo dõi và lập chuyên án, vào lúc 15 giờ cùng ngày, lực lượng trinh sát chia làm hai mũi đánh án. Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến - Cục trưởng Cục C45 chỉ đạo trực tiếp lực lượng đánh án. Một mũi bám theo để bắt quả tang chiếc xe bồn chở xăng dành cho máy bay đang rút xăng dầu tại một điểm trên đường Bạch Đằng (phường 2, quận Tân Bình).
Cùng lúc, một mũi trinh sát khác bám theo chiếc xe chở xăng vừa "rút ruột" về đến đường Đào Trí (quận 7). Khi lực lượng ập vào địa điểm trên thì một chiếc xe tải mang biển kiểm soát 54X-6133 đang chở hơn 20 can xăng từ đây đi ra chuẩn bị giao cho khách hàng. Ngoài ra, một xe bồn mang biển số 57K-4751 do tài xế tên Dũng điều khiển chạy đến điểm 206/6 Đào Trí để chuẩn bị rút xăng dầu cùng với hai xe máy chở hàng chục can rỗng chực sẵn chờ "ăn hàng".
Lực lượng cảnh sát cơ động vây xe tải chứa xăng máy bay trộm cắp tại điểm 206/6 Đào Trí.
Công an lập biên bản phạm pháp quả tang đối với Sửu (người ngồi bên phải). Ảnh trong bài: ÁI NHÂN
Lực lượng công an đã lập biên bản quả tang đối với chủ bãi số 206/6 Đào Trí là Sửu (39 tuổi, ngụ Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP.HCM) cùng với tài xế xe bồn 57K-4751 tên Dũng.
Địa điểm tiêu thụ xăng trộm được Sửu quây kín tất cả các phía bằng tôn. Khi xe bồn hoặc "lái xăng" chở xăng đến bán thì Sửu nhanh chóng mở cửa đưa xe vào bên trong rồi nhanh chóng đóng kín cửa tránh mọi sự dòm ngó từ bên ngoài.
Khám xét, cơ quan cảnh sát thu giữ hơn 20 can (loại can 30 lít) xăng trắng dành cho máy bay chứa trong xe tải 54X-6133. Cạnh đó là khoảng 10 can xăng loại A92. Chưa kể trong điểm "tập kết" của Sửu có hai bồn lớn dùng chứa xăng dầu rút trộm.
Bước đầu Sửu khai nhận đã mở địa điểm 206/6 Đào Trí hoạt động được gần một năm nay. Sửu móc nối với một đầu nậu chuyên mua xăng máy bay "rút ruột" từ xe bồn chở cho một hãng hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đầu nậu này móc nối tiếp với các tài xế xe bồn chở xăng máy bay để rút bớt xăng dầu vào lúc trưa vắng người tại đường Bạch Đằng (gần sân bay Tân Sơn Nhất). Sau đó xăng dầu rút được mang bán cho Sửu.
Cuối buổi khám xét, C45 đã niêm phong toàn bộ số hàng và các tang vật liên quan cho Công an quận 7 tạm giữ. Cơ quan công an cũng tạm giữ Sửu và một đầu nậu tại Tân Bình để lập hồ sơ làm rõ hành vi trộm cắp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Chủ yếu là xăng dầu dành cho máy bay.
Cũng cần nói rõ thêm, điểm tiêu thụ xăng dầu trộm cắp của Sửu tại 206/6 Đào Trí (quận 7) là một trong những địa chỉ "rút ruột" xăng dầu mà báo Pháp Luật TP.HCM từng theo dõi và phản ánh trong loạt bài điều tra vào tháng 11-2014. Điểm này chỉ là một trong hàng chục điểm "rút ruột" tại các tuyến đường Hoàng Quốc Việt, Đào Trí, Huỳnh Tấn Phát (quận 7) mà báo Pháp Luật đã phanh phui.
Hiện cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ.
Theo ÁI NHÂN
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Trở thành tỉ phú nhờ cái "bình sứt" Một chiếc bình hoa cũ kỹ sứt mẻ, rạn nứt ở phần miệng được chủ nhân vụng về dùng đinh ghim sửa chữa bất ngờ mang lại một "núi tiền" cho người sở hữu. Một cặp vợ chồng giấu tên được thừa kế chiếc bình gốm sứ cổ Trung Quốc sứt mẻ từ người cha quá cố và hoàn toàn không biết gì...