Vietnam Airlines tổ chức ĐHCĐ sau 4 lần đổi lịch: Dự kiến lỗ hơn 15.000 tỷ đồng
Với mức lỗ dự kiến lên đến 15.000 tỷ đồng do ảnh hưởng dịch COVID-19, Vietnam Airlines cắt lỗ bằng mọi cách như giảm lương, nghỉ làm, bán tàu bay
Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTPCP tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 vào hôm nay 10/8 trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 bùng phát.
Việc 4 lần lùi ngày tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên sang giữa quý III/2020 giúp Vietnam Airines dành thời gian dồn lực duy trì các hoạt động bay, trong đó có việc thực hiện vai trò của hãng hàng không quốc gia thông qua hàng loạt chuyến bay xuyên lục địa vào các vùng tâm dịch để giải cứu công dân Việt Nam…
Đây cũng là cơ hội giúp Vietnam Airlines hoạch định chính xác hơn các kế hoạch về “đường bay” của hãng trong những tháng cuối năm 2020, khi dịch COVID-19 thêm một lần nữa giáng cú đòn lớn vào ngành hàng không.
Thực tế, sau dịch COVID-19 kéo dài, đối diện với những thiệt hại nói chung của ngành hàng không, hoạt động liên tục của Vietnam Airlines được đánh giá sẽ phải phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của cổ đông Nhà nước hiện chiếm tới 86,19% vốn điều lệ.
So với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới đã phải tuyên bố phá sản, Vietnam Airlines tuy lỗ nặng nhưng vẫn trụ được vì trước tác động của dịch COVID -19 nhờ có được nguồn tài chính lành mạnh.
Dịch COVID-19 khiến ngành hàng không Việt Nam tụt hậu 5 năm, trong đó không ngoại trừ Vietnam Airlines. Chính lãnh đạo của hãng này từng thừa nhận, COVID-19 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines ít nhất trong vòng 3 – 4 năm tới. Trên thực tế, so với nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới đã phải tuyên bố phá sản, Vietnam Airlines tuy lỗ nặng nhưng vẫn trụ được vì trước dịch nhờ có tiềm lực tài chính lành mạnh. Tại thời điểm đầu năm 2020, hãng đang có 4.000 tỷ đồng tiền mặt trong tài khoản nhờ kết quả kinh doanh năm 2019 ấn tượng với khoản lợi nhuận hợp nhất trước thuế lên tới 3.389 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp – đơn vị đang giữ vai trò cổ đông chi phối, Vietnam Airlines phải đối mặt với thách thức lớn chưa từng có trong lịch sử do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trên thế giới đã có những hãng hàng không phải tuyên bố phá sản; nhiều hãng đã thực hiện các biện pháp mạnh như sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí.
Video đang HOT
Tại thời điểm này, các cổ đông của Vietnam Airlines quan tâm nhất không phải là kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 mà là kế hoạch trụ vững, tiến tới phục hồi, tái phát triển của hãng hàng không quốc gia.
Theo ông Phạm Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, trên cơ sở dự báo môi trường kinh doanh và cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng những khó khăn và thuận lợi, cơ hội và thách thức, đặc biệt trước bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, Vietnam Airlines đã xây dựng kế hoạch sản xuất năm 2020 theo định hướng từng bước phục hồi hậu quả sau dịch COVID-19 và tái phát triển ổn định, bền vững.
Trong số các nội dung dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông thông qua, đáng chú ý nhất là kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020 của Vietnam Airlines trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp cả trong nước và quốc tế.
Theo đó, Vietnam Airlines cho biết là vẫn sẽ tạm dừng khai thác các đường bay đi châu Âu và Australia trong cả năm 2020; bắt đầu khai thác trở lại các đường bay trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ tháng 10 với tần suất hạn chế từ 3 – 5 chuyến/tuần và bắt đầu khai thác ổn định từ tháng 12. Tại thị trường nội địa, Vietnam Airlines sẽ điều tiết hợp lý mức tải cung ứng và giá bán nhằm bảo đảm hiệu quả khai thác tổng mạng và tiến hành khai thác 13 đường bay mới từ Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Mặc dù vậy, trong năm 2020, sản lượng vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines cũng chỉ đạt 14,5 triệu lượt, giảm 36,8% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 2 triệu lượt, khách quốc nội đạt 12,3 triệu lượt. Sự sụt giảm này chủ yếu là do tác động của dịch COVID – 19 làm giảm nhu cầu đi lại của người dân, ảnh hưởng lớn đến doanh thu vận tải hàng không.
Với kết quả kinh doanh nói trên, Vietnam Airlines dự kiến đạt doanh thu hợp nhất năm 2020 là 40.586 tỷ đồng, bằng 40,5% so với kết quả năm 2019, trong đó công ty mẹ đạt 32.535 tỷ đồng.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam dự kiến trình kế hoạch lỗ trước thuế hợp nhất 15.177 tỷ đồng và lỗ ròng công ty mẹ là 14.487 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh này chưa bao gồm doanh thu 28 triệu USD – chi phí của hoạt động bán 2 tàu Airbus 321 giao tháng 6 không thành công và 6 tàu Airbus 321 dự kiến bán cuối năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Từ Vietnam Airlines đến ACV đều lỗ nặng nhưng một số công ty logistics hàng không vẫn sống khỏe lãi cao
Kết quả khả quan nhất thuộc về nhóm các doanh nghiệp logistics hàng không, chủ yếu phục vụ hoạt động bốc xếp, vận chuyển hàng hóa tại các nhà ga hàng hóa hàng không - mảng kinh doanh ít chịu tác động hơn nhiều so với vận chuyển hành khách.
Liên tục tăng trưởng nóng và được mệnh danh là lĩnh vực siêu lợi nhuận những năm gần đây, doanh nghiệp hàng không đang đứng trước một cơn bĩ cực chưa từng có tiền lệ - dịch Covid-19. Dự báo bởi Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), toàn ngành sẽ bị giảm doanh thu 314 tỷ USD. Song, chỉ tính đến tháng 6 con số ảnh hưởng thực tế đã lên tới 419 tỷ USD. Theo đó, ước tính các hãng hàng không sẽ lỗ 84 tỷ USD trong năm 2020, năm 2021 dự tiếp tục lỗ h àng chục tỷ USD; phải đến giữa năm 2022 mới quay trở về quy mô như năm 2019.
Trong nước, thống kê toàn ngành trong 3 tháng đầu năm (giai đoạn dịch vừa bùng phát sau Tết âm lịch) đã tổn thất hàng chục ngàn tỷ đồng. Tính riêng trên từng doanh nghiệp, với quy mô hàng trăm máy bay lớn nhỏ, đơn giá chi phí (bảo trì, thuế, lãi vay...) lên đến hàng triệu USD/đơn vị, Vietjet Air (VJC), Vietnam Airlines (HVN) đang phải gồng phí hàng chục triệu USD hàng tháng, trong khi doanh thu gần như tê liệt.
Kết quả kinh doanh đồng loạt thua lỗ nặng trong quý đầu năm không nằm ngoài dự đoán. Sang quý 2, ngoại trừ Vietjet có lãi lớn nhờ đẩy mạnh hoạt động thương mại tàu bay và hoạt động tài chính thì kết quả kinh doanh chung của toàn ngành - từ sân bay, các hãng hàng không đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phụ trợ - tiếp tục bị tác động nặng nề.
Chi tiết, quý 2/2020 Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần 6.000 tỷ đồng, chỉ bằng so với con số hơn 24.100 tỷ đồng của cùng kỳ. Theo Công ty, do tác động của Covid-19, doanh thu hành khách nội địa của riêng công ty mẹ giảm 57,7% so với quý 2/2019; doanh thu hành khách quốc tế giảm 96,6%; doanh thu thuê chuyến giảm 89%. Trừ đi các chi phí khác, Vietnam Airlines lỗ trước thuế gần 4.000 tỷ đồng trong quý 2 - đây là mức lỗ kỷ lục không chỉ trong 1 quý mà còn là trong một năm đối với một doanh nghiệp niêm yết.
Lũy kế 6 tháng, Vietnam Airlines đạt 24.800 tỷ doanh thu, giảm 50% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt -6.534 tỷ đồng.
Vietjet cũng báo lỗ gần ngàn tỷ trong quý đầu năm nhưng sang quý 2/2020 bất ngờ với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.063 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng năm trước và cải thiện đáng kể so với mức lỗ 989 tỷ đồng của quý 1 do nguồn thu từ hoạt động tài chính cùng hoạt động thương mại máy bay (SLB). Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vietjet đạt 12.200 tỷ doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 73 tỷ đồng.
Về hoạt động kinh doanh chính là vận tải hàng không, giống như các doanh nghiệp trong ngành, Vietjet vẫn chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19. Theo đó, doanh thu kinh doanh vận tải hàng không của riêng công ty mẹ giảm 80% trong quý 2 xuống 1.970 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế -1.122 tỷ đồng.
Năm 2020, Vietjet trình chỉ tiêu doanh thu hợp nhất 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 100 tỷ đồng - Công ty là đơn vị trong ngành duy nhất đặt kế hoạch có lợi nhuận. Thông tin thêm, Vietjet nhấn mạnh giai đoạn Covid-19 sẽ không những dừng mà tiếp tục các chương trình mua, sở hữu tàu bay, bởi những chính sách tốt của Nhà nước cũng giúp hãng có điều kiện phát triển đội tàu.
Ngược lại, về phía Vietnam Airlines, năm 2020 trên giả định được Chính phủ cho vay 12.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines ước tính dư tiền cuối kỳ của công ty mẹ 397 tỷ đồng. Công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 40.586 tỷ đồng, giảm 40,5% so với thực hiện năm 2019. Lỗ sau thuế là 15.177 tỷ đồng.
Không công bố con số cụ thể nhưng khó khăn của Bamboo Airways cũng thể hiện rõ qua kết quả hợp nhất của công ty mẹ FLC Group. Trong quý 2, doanh thu hợp nhất của FLC Group giảm 47% xuống 1.722 tỷ đồng và lỗ sau thuế 838 tỷ đồng. Trước đó, doanh nghiệp này cũng lỗ gần 1.900 tỷ trong quý 1.
Sự sụt giảm mạnh của các chuyến bay, đặc biệt là các chuyến bay quốc tế đã khiến doanh thu quý 2 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chỉ bằng cùng kỳ dẫn đến khoản lỗ ròng 354 tỷ trong khi quý 1 vẫn lãi hơn 1.500 tỷ đồng.
Những cái tên thua lỗ khác gồm có Suất ăn hàng không Nội Bài - NCS (lỗ 19 tỷ quý 2), Taseco Airs (-13 tỷ), Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh - CIAS (-13 tỷ) và Dịch vụ hàng không Sân bay Đà Nẵng - Masco (-6 tỷ). Vẫn giữ được lợi nhuận dương nhưng CTCP Phục vụ Mặt đất Sài Gòn và CTCP Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất - Sasco cũng chứng kiến mức sụt giảm nặng nề.
Trong khi đó, kết quả khả quan nhất thuộc về nhóm các doanh nghiệp logistics hàng không, chủ yếu phục vụ hoạt động bốc xếp, vận chuyển hàng hóa tại các nhà ga hàng hóa hàng không - mảng kinh doanh ít chịu tác động hơn nhiều so với vận chuyển hành khách.
Lũy kế 6 tháng, CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn - SCSC đạt 221 tỷ đồng LNST, giảm nhẹ 8% so với mức 240 tỷ đồng của nửa đầu 2019. Với kịch bản các chuyến bay quốc tế từ/đến Việt Nam sẽ không quay trở lại trong năm 2020, ban lãnh đạo công ty đặt kế hoạch doanh thu cả năm giảm 12% xuống 660 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế giảm 16% xuống 450 tỷ đồng.
Tương tự, lợi nhuận 6 tháng của CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài - NCT cũng chỉ giảm 14% xuống 99 tỷ đồng.
Cũng hoạt động trong lĩnh vực logistics hàng không nhưng lợi nhuận của CTCP Tập đoàn ASG - doanh nghiệp đã nộp hồ sơ niêm yết vào tháng 5/2020 - ghi nhận mức sụt giảm khoảng 40% trong quý 2 và 6 tháng đầu năm. So với NCT và SCS thì ASG cung cấp nhiều dịch vụ hơn thay vì tập trung khai thác nhà ga hàng hóa nên mức độ tác động bởi đại dịch lớn hơn.
Dự kiến lỗ hơn 15 ngàn tỉ đồng, Vietnam Airlines lên kế hoạch bán 9 máy bay Với những diễn biến của dịch Covid-19, Vietnam Airlines dự kiến lỗ hơn 15 ngàn tỉ đồng trong năm 2020. Để trả nợ và bù đắp dòng tiền thâm hụt, hãng sẽ phải thực hiện cơ cấu lại tài sản, trong đó có việc đẩy sớm chương trình bán máy bay. Theo báo cáo kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt...