Vietnam Airlines thanh lý 5 máy bay A321; khả năng hoạt động liên tục phụ thuộc vào hỗ trợ của Chính phủ và gia hạn các khoản vay
Tại ngày 31/12/2019, tổng nợ phải trả trên báo cáo hợp nhất của Vietnam Airlines là gần 58.000 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn hơn 31.400 tỷ đồng, bao gồm gần 16.000 tỷ đồng phải trả người bán và hơn 6.500 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn.
Vietnam Airlines vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 2019 đã được kiểm toán. Các số liệu tài chính không có nhiều thay đổi so với báo cáo tự lập.
Tuy nhiên hãng hàng không này đã nhấn mạnh tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động kinh doanh. Ban giám đốc Vietnam Airlines đánh giá ảnh hưởng tiềm tàng của Covid-19 đối với tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, kèm theo các kế hoạch thích hợp trong ngắn hạn và dài hạn để kiểm soát sự không chắc chắn. Theo đó, khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ và gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp.
Công ty đã gửi công văn kêu gọi Chính phủ đưa ra những hỗ trợ cần thiết gồm:
Cung cấp các khoản vay trong gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Giảm thuế và các khoản phải nộp ngân sách
Hỗ trợ trong vấn đề thương thảo với các bên cho vay/chủ nợ và tổ chức khác nhằm gia hạn các khoản vay, giãn nghĩa vụ thanh toán.
Khoản hỗ trợ tài chính đang trong quá trình xem xét và phụ thuộc vào quyết định phê duyệt của Chính phủ. Bên cạnh đó, Ban giám đốc Vietnam Airlines đang chủ động xem xét lại chiến lược kinh doanh, làm việc với các đối tác, các ngân hàng và tổ chức tín dụng nhằm ứng phó với tình hình hiện tại.
Video đang HOT
Vietnam Airlines cũng cho biết trong năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã chấp nhận phương án tái cơ cấu khoản đầu tư vào hãng hàng không Cambodia Angkor Air và hiện Tổng công ty đang triển khai việc thoái vốn.
Bên cạnh đó, trong năm 2020, Vietnam Airlines đã ký các hợp đồng bán 5 máy bay A321 với tổng giá trị thanh lý khoảng 37 triệu USD. Các máy bay này đang thực hiện bàn giao và dự kiến hoàn thành trước tháng 6/2020.
Tại ngày 31/12/2019, tổng nợ phải trả trên báo cáo hợp nhất của Vietnam Airlines là gần 58.000 tỷ đồng. Trong đó nợ ngắn hạn hơn 31.400 tỷ đồng, bao gồm gần 16.000 tỷ đồng phải trả người bán và hơn 6.500 tỷ đồng vay nợ ngắn hạn.
Báo cáo của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước gửi Chính phủ ngày 1/4 đánh giá Vietnam Airlines là doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6712 tỷ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng.
Dự kiến cả năm 2020 nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý 4, tổng doanh thu của Vietnam Airlines ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 72.411 tỷ đồng so với kế hoạch 2020 và ước lỗ 19.651 tỷ đồng.
Báo cáo cho biết Vietnam Airlines có lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỉ đồng nhưng đến nay đã cạn kiệt, doanh nghiệp đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Tuy nhiên, dư nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp này tính đến ngày 20-3 đã lên tới 3.568 tỉ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng. Dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế xấp xỉ 15.000 tỉ đồng trong năm 2020.
Trước những áp lực về tài chính nêu trên, Vietnam Airlines cho biết nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho doanh nghiệp và các công ty con vay, ngoài số vay ngắn hạn đến cuối năm 2020 là 3.517 tỉ đồng.
“Để đảm bảo khả năng thanh toán trong năm 2020, Vietnam Airlines cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỉ đồng và phải bắt đầu giải ngân từ tháng 4-2020″ – báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn nêu kiến nghị.
Cổ phiếu Vietnam Airlines đang hồi phục mạnh từ đáy
Trường An
Nguồn thu chở khách eo hẹp, Vietnam Airlines chuyển hướng sang hàng trăm chuyến bay chỉ chở hàng hóa
Vì nhiều chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đã bị giảm mạnh và bị đình chỉ do COVID-19, hoạt động của các chuyến bay chỉ chở hàng sẽ cho phép các hãng hàng không đối phó với tình trạng máy bay nằm yên, tối ưu hóa nguồn lực sẵn có của Vietnam Airlines và cải thiện doanh thu trong giai đoạn này.
Từ ngày 12 - 31/3/2020, Vietnam Airlines cho biết đã triển khai 45 chuyến bay để vận chuyển hàng hóa từ Tp.Hà Nội và Tp.HCM đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia và Bangkok. Các máy bay vận chuyển gồm Boeing 787-9 và Airbus A350, khối lượng khoảng 20 - 25 tấn hàng hóa/chiều, tương đương hệ số vận tải 95 - 100%.
Đáng chú ý, đây là những chuyến bay đầu tiên chỉ có hàng hóa của Vietnam Airlines, không có hành khách và tiếp viên hàng không. Các thành viên phi hành đoàn buồng lái vẫn được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Đồng thời, tất cả các khoang chở hàng đều được khử trùng khi hạ cánh.
Trong bối cảnh vận tải hàng khách bị cắt giảm mạnh giữa dịch bệnh, các chuyến bay chỉ chở hàng của Vietnam Airlines đang duy trì việc cung cấp các nhu yếu phẩm sinh hoạt, cũng như đồ bảo hộ, khẩu trang, vật tư và thiết bị khẩn cấp y tế để chống lại COVID-19. Mới đây, Vietnam Airlines đã vận chuyển miễn phí ba tấn hàng hóa của Bệnh viện Chợ Rẫy, bao gồm các thiết bị bảo vệ y tế chuyên dụng, khẩu trang y tế từ Tp.HCM đến Hà Nội, hay chuyến bay vận chuyển 10 máy hỗ trợ thở do Quỹ Temasek (Singapore) gửi tặng Việt Nam.
Theo Vietnam Airlines, việc vận chuyển hàng hoá trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp chia sẻ công tác hỗ trợ, ứng phó dịch bệnh chung mà còn tiếp tục hoạt động thương mại toàn cầu - mấu chốt giúp ngành công nghiệp xuất nhập khẩu có thể duy trì công việc.
Vì nhiều chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đã bị giảm mạnh và bị đình chỉ do COVID-19, hoạt động của các chuyến bay chỉ chở hàng sẽ cho phép các hãng hàng không đối phó với tình trạng máy bay nằm yên, tối ưu hóa nguồn lực sẵn có của Vietnam Airlines và cải thiện doanh thu trong giai đoạn này.
Về phía hãng, vì nhiều chuyến bay chở khách trong nước và quốc tế đã bị giảm mạnh do COVID-19, việc vận chuyển hàng hoá sẽ giúp Vietnam Airlines đối phó với tình trạng máy bay nằm yên, tối ưu hóa nguồn lực sẵn có và cải thiện doanh thu trong giai đoạn này.
Hãng cũng thông báo thêm, trong tháng 4/3030, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục mở rộng các chuyến bay vận chuyển hàng hóa nhằm thúc đẩy thương mại trong nước và toàn cầu. Hãng dự kiến sẽ khai thác khoảng 150 chuyến bay chỉ chở hàng giữa Hà Nội, Tp.HCM, Nha Trang, Cần Thơ.
Về các tuyến quốc tế, hãng sẽ mở rộng tới 130 chuyến bay chỉ chuyên chở hàng hóa đến Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông), Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore), Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Nga) và Úc.
Biến động giá cổ phiếu Vietnam Airlines trong 1 năm
Đây không phải sáng kiến đầu tiên để tự tạo doanh thu, Vietnam Airlines mới đây cũng đã giới thiệu mới dịch vụ mua ghế trống. Dịch vụ áp dụng trên tất cả các chuyến bay khai thác bởi Vietnam Airlines, đáp ứng nhu cầu có thêm nhiều không gian riêng cho khách hàng.
Trong đó, mức phí chọn ghế trống thấp hơn rất nhiều so với việc trả tiền mua vé cho ghế bên cạnh. Mức giá ghế trống trước đó được chào bán ở mức 2 EUR/ghế trống, tương đương 52.000 đồng/ghế trống và giá sẽ giảm khi khách hàng mua nhiều ghế trống. Theo bảng giá hiển thị, khách hàng có thể mua được tới 18 ghế trống.
Vietnam Airlines tiếp tục hạn chế bay nội địa Vietnam Airlines thông báo điều chỉnh lịch bay nội địa trong thời gian từ 01/04 đến 15/4/2020. Ảnh minh họa. Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cho biết, tiếp tục chủ động các biện pháp phòng ngừa dịch Covid-19, thực hiện chỉ thị của nhà chức trách, Vietnam Airlines thông báo điều chỉnh lịch bay nội địa trong thời gian...