Vietnam Airlines họp đại hội cổ đông bất thường vào 29/12
Không lâu sau khi Quốc hội thông qua phương án giải cứu, Vietnam Airlines đã lên kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào ngày 29/12/2020.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo đầu tư)
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) vừa thông qua kế hoạch tổ chức đại hội cổ đông bất thường năm 2020.
Theo đó, ngày đăng kí cuối cùng để tham dự đại hội là 15/12. Đại hội dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 29/12/2020.
Tuy nhiên, trong thông báo mới nhất, Vietnam Airlines chưa tiết lộ địa điểm và nội dung họp cụ thể. Doanh nghiệp cho biết nội dung cuộc họp bất thường sẽ được thông báo cụ thể trong giấy mời họp gửi tới cổ đông doanh nghiệp.
Như vậy, Vietnam Airlines đã tiến hành triệu tập họp cổ đông bất thường diễn ra không lâu sau khi Quốc hội đồng ý phương án “giải cứu” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã nhất trí với đề nghị của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Theo đó, Quốc hội đã cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vietnam Airlines cũng được phép chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ khi đáp ứng được quy định của Luật Chứng khoán.
Điều này có nghĩa Vietnam Airlines chỉ cần đáp ứng điều kiện tại thời điểm đăng ký chào bán vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng trở lên; có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; có công ty chứng khoán tư vấn… và bỏ qua yếu tố hoạt động kinh doanh có lãi, không có lỗ lũy kế.
Trước đó Vietnam Airlines đề xuất phương án hỗ trợ tổng cộng 12.000 tỷ đồng, gồm 4.000 tỷ đồng thông qua cho vay và tăng vốn điều lệ 8.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo kết quả 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần giảm 57% còn 32.411 tỷ đồng. Doanh nghiệp lỗ sau thuế 10.472 tỷ đồng và lỗ lũy kế hiện 8.874 tỷ đồng. Mức lỗ 9 tháng này đã “thổi bay” lợi nhuận của 5 năm trước đó.
Việc lỗ lớn dẫn đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm 6.270 tỷ đồng trong khi cùng kỳ dương 7.874 tỷ đồng.
Nguồn lực tài chính của hãng cũng giảm đáng kể khi lượng tiền và tiền gửi còn khoảng 3.327 tỷ đồng, giảm so với mức 6.540 tỷ đồng đầu năm hay 4.270 tỷ đồng cuối quý II.
Tổng vay nợ tài chính đang là 35.056 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ so với đầu năm. Trong đó, Vietnam Airlines đã vay ngắn hạn thêm gần 6.100 tỷ đồng để bù đắp dòng tiền.
Dự kiến lỗ hơn 15 ngàn tỉ đồng, Vietnam Airlines lên kế hoạch bán 9 máy bay
Với những diễn biến của dịch Covid-19, Vietnam Airlines dự kiến lỗ hơn 15 ngàn tỉ đồng trong năm 2020. Để trả nợ và bù đắp dòng tiền thâm hụt, hãng sẽ phải thực hiện cơ cấu lại tài sản, trong đó có việc đẩy sớm chương trình bán máy bay.
Theo báo cáo kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dự kiến trình tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 dự kiến tổ chức sáng 10-8 tới, dự kiến trong năm 2020, sản lượng vận chuyển hành khách của Vietnam Airlines chỉ đạt 14,5 triệu lượt, giảm 36,8% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 2 triệu lượt, khách quốc nội đạt 12,3 triệu lượt.
Vietnam Airlines dự kiến đạt doanh thu hợp nhất năm 2020 là 40.586 tỉ đồng, bằng 40,5% so với kết quả năm 2019, trong đó công ty mẹ đạt 32.535 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất là -15.117 tỉ đồng, trong đó công ty mẹ lỗ 14.487 tỉ đồng.
Tổng doanh thu công ty mẹ giảm 56,4%, tương ứng 42.158 tỉ đồng do nguyên nhân dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến đi lại của người dân.
Kết quả kinh doanh này chưa bao gồm doanh thu, chi phí của hoạt động bán 2 máy bay Airbus 321 giao tháng 6 không thành công và 6 máy bay Airbus 321 dự kiến bán cuối năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Những tác động của dịch bệnh và biện pháp ứng phó dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh trong năm 2020 của Vietnam Airlines
Đặc biệt, theo Vietnam Airlines, dư tiền cuối kỳ năm 2020 của doanh nghiệp chỉ đạt 397 tỉ đồng với điều kiện được tiếp cận khoản hỗ trợ trị giá 12.000 tỉ đồng của cổ đông nhà nước thời hạn 3 năm và Tổng công ty chưa thực hiện các giải pháp tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2020.
Đại dịch Covid-19 đã làm suy kiệt dòng tiền, gây ra thâm hụt nặng nề về dòng tiền và mức lỗ lớn của Vietnam Airlines trong năm 2020. Hãng đang phải nỗ lực thực hiện các giải pháp cắt giảm chi phí, đàm phán với Tổ chức tín dụng xuất khẩu châu Âu và các ngân hàng trong ngoài nước để gia hạn và giãn tiến độ thanh toán, vay vốn ngắn hạn để bù đắp thanh khoản và đang kiến nghị Chính phủ các giải pháp giải cứu, hỗ trợ dòng tiền khẩn cấp (cho vay 12.000 tỉ đồng) để vượt qua khủng hoảng.
Để trả nợ và bù đắp dòng tiền thâm hụt, Vietnam Airlines sẽ phải thực hiện cơ cấu lại tài sản để vừa giải phóng một phần nguồn lực dư thừa do ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh Covid-19 vừa có thêm dòng tiền và thu nhập. Ngoài 6 máy bay Airbus A321 CEO sản xuất năm 2007 dự kiến bán theo kế hoạch, hãng dự kiến đẩy sớm chương trình bán 3 máy bay A321 CEO sản xuất 2008 lên 2020-2021 thay cho kế hoạch bán ban đầu là 2023-2024. Đồng thời dự phòng phương án SLB (bán và thuê lại) cho 3 máy bay này nếu có hiệu quả tài chính hơn so với phương án bán.
Theo tính toán, đội bay của Vietnam Airlines và Vietnam Airlines Group (bao gồm cả Pacific Airlines) sẽ dư thừa, cả đội máy bay thân rộng và đội máy bay thân hẹp. Theo kịch bản điều hành và các dự báo hiện tại, số lượng máy bay sẽ dư thừa khoảng 25 chiếc trong 6 tháng cuối năm 2020 và 6 chiếc vào năm 2021 (đã bao gồm 6 chiếc bán theo kế hoạch).
Đồng thời, Hãng cũng không chi trả cổ tức và để lại lợi nhuận chưa phân phối từ kết quả kinh doanh năm 2019 do sản lượng và qui mô kinh doanh giảm nhanh, dòng tiền của Vietnam Airlines rơi vào tình trạng thâm hụt ngay từ đầu tháng 2-2020 nên không có nguồn tiền để chi trả cổ tức.
Mở lại đường bay Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ tháng 10
Về kế hoạch khai thác, Vietnam Airlines cho biết sẽ tạm dừng khai thác các đường bay đi Châu Âu và Úc trong cả năm 2020, song bắt đầu khai thác trở lại các đường bay trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ tháng 10 với tần suất hạn chế từ 3 - 5 chuyến/tuần và bắt đầu khai thác ổn định từ tháng 12.
Tại thị trường nội địa, Vietnam Airlines sẽ điều tiết hợp lý mức tải cung ứng và giá bán nhằm bảo đảm hiệu quả khai thác tổng mạng và tiến hành khai thác 13 đường bay mới từ Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Với ngành hàng không mô hình phục hồi dự báo được nhận định sẽ theo "mô hình chữ L dài", do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại các quốc gia trên thế giới và tâm lý lo ngại của khách du lịch. Dự kiến 7 tháng cuối năm, khách tổng thị trường quốc tế ước đạt 3,34 triệu lượt, thấp hơn 83,3% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm 2020, khách tổng thị trường quốc tế ước đạt 9,36 triệu lượt, thấp hơn 81% cùng kỳ.
Với thị trường nội địa, dự kiến 7 tháng cuối năm sẽ đạt 18 triệu lượt khách, tương đương 90% cùng kỳ. Tính chung cả năm 2020, tổng khách nội địa đạt 34,9 triệu lượt, thấp hơn 20% cùng kỳ, song giá bình quân thị trường khả năng giảm 30%.
Vietnam Airlines họp cổ đông bất thường sau khi được đồng ý 'giải cứu' Nội dung cuộc họp bất thường lần này chưa được lãnh đạo hãng bay công bố nhưng nhiều khả năng sẽ liên quan tới vấn đề phát hành cổ phiếu tăng vốn theo đề xuất trước đó. Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng của cổ đông để...