VietJetAir: Đưa nụ cười và dịch vụ 5 sao trên mỗi cánh bay
“Em nhắc tiếp viên mình làm dịch vụ lúc nào cũng phải tươi cười, cho dù hôm đó lòng mình đang “dậy sóng” vì nhiều chuyện hỉ, nộ, ái ố đời thường”, Hoàng Nga, Phó trưởng đoàn tiếp viên VietJetAir mở đầu câu chuyện với tôi như thế.
VietJetAir luôn mang đến cho khách hàng nụ cười từ những “chuyến bay vui”.
Cao Kiến Quốc, phụ trách mặt đất của VietJetAir cũng nói: “Bí quyết của chúng em là nụ cười, cười cả khi bị khách… mắng mỏ và thậm chí cả khi mình đúng và khách vì bức xúc mà thiếu kiềm chế”.
Nghe chuyện hai “người trong cuộc” kể mới nhớ cách đây có 5 tháng một cuộc khảo sát nhỏ về dịch vụ hàng không của Việt Nam, nhiều hành khách đã chê tiếp viên quá “tiết kiệm nụ cười”. Đưa nụ cười lên mỗi cánh bay, VietJetAir đã làm được một điều mà bất cứ hãng hàng không nào cũng mong muốn, đó là sự hài lòng của hành khách.
Ấn tượng từ những “chuyến bay vui”
Video đang HOT
Giá rẻ mỗi ngày, sau gần 1 năm cất cánh, VietJetAir đã hiện thực được giấc mơ “mọi người cùng bay” một cách ấn tượng. VietJetAir còn lập những kỷ lục Guiness về sự “độc” và “lạ” của một hãng hàng không thân thiện, an toàn, hiện đại và cực kỳ… funny. Hành khách không thể quên hình ảnh nóng “bỏng mắt” của các tiếp viên và Miss Ngôi sao cùng vũ điệu mùa hè Hawaii sôi động. Không thể không bật cười khi thấy hàng trăm bạn trẻ nhảy điệu Flash Mob cùng “Lady Gaga” trong màu xanh mướt mát của thành phố hoa phượng đỏ. Còn chuyện phụ nữ bước lên máy bay được nhận quà (vào ngày 8/3, 20/10), trẻ em được nhận gấu ( dịp 1/6)… là chuyện thường tình.
Tiêu chuẩn 5 sao, giá thành hợp lý
Không chỉ dừng lại ở “chiêu trò” làm cho khách vui vẻ , quên đi chuyến bay mệt mỏi, VietJetAir đã nỗ lực cải thiện cung cách phục vụ hành khách, nâng cao chất lượng dịch vụ với nhiều tiện ích mà các hãng hàng không tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.
VietJetAir là hàng không đầu tiên tại VN áp dụng “Check -in” tự động” với máy làm thủ tục tự động đặt tại sân bay. VietJetAir cũng cung cấp cho hành khách dịch vụ “web -check in”, mua vé và làm thủ tục trực tuyến tại website, dùng di động để tìm thông tin chuyến bay, mua vé trực tuyến và làm các thủ tục khác.
Điểm ưu việt của VietJetAir là có nhiều gói dịch vụ để hành khách lựa chọn từ tối thiểu tới tối ưu. Chu Thị Thanh Hà, phụ trách bộ phận chăm sóc khách hàng của VietJetAir cho biết: dịch vụ cơ bản mà VietJetAir hướng tới sẽ đạt chất lượng “5 sao” trong khi chi phí thì hết sức tiết kiệm và hợp lý. Với dịch vụ này, hành khách luôn là số 1 với các tiện ích như: ưu tiên ra tàu bay, không phải xếp hàng, hành lý ký gửi được chuyển ra đầu tiên tại ga đến, được đặt chỗ ngồi tốt nhất, chọn thức ăn ngon nhất…
Khảo sát sơ bộ của VietJetAir thông qua kênh chăm sóc khách hàng có thể thấy sự ủng hộ của khách hàng dành cho dịch vụ của VietJetAir khá lớn. “Chúng tôi đang tiếp tục các khảo sát để “chiều lòng” khách hàng hơn nữa – Thanh Hà chia sẻ và “bật mí” thêm – Mong muốn đem dịch vụ 5 sao đến với hành khách, VietJetAir mới đây đã tuyển khá nhiều nhân sự là người nước ngoài, thậm chí từng làm quản lý ở các khách sạn 5 sao”.
Còn bà Jacqueline Andrew Sigar, Trưởng đoàn tiếp viên “tiết lộ”, yêu cầu khắt khe nhất của một tiếp viên VietJetAir là phải luôn tươi cười. “Công việc của tiếp viên hàng không vất vả và nặng nhọc. Mỗi chuyến bay 1 tiếp viên phục vụ gần 50 khách, làm liên tục và phải cười nói liên tục. 180 hành khách/ chuyến bay nghĩa là có 360 con mắt sẵn sàng “soi lỗi” tiếp viên. Nghề cực nhọc như thế lẽ ra thật khó mà thường xuyên nở được nụ cười, nhưng tiếp viên của VietJetAir đã thực sự đại diện cho một hãng hàng không thân thiện, vui vẻ”.
Và phía sau nụ cười…
“Hôm vừa rồi có một chị gọi cho em rụt rè hỏi: em ơi chị đặt được cái vé khuyến mại chỉ 10 ngàn đồng bay khắp Việt Nam của bên em rồi, liệu với giá vé như thế chị có phải xách theo… ghế nhựa để ngồi trên máy bay không? Em nghe mà thực sự xúc động bởi hãng của mình đã làm ra những sản phẩm tốt như vậy phục vụ cho đa dạng các đối tượng khách hàng. Rõ ràng với chi phí chỉ bằng cốc trà đá, mọi người đã có thể bay và dịch vụ của chúng em không hề thua kém các hãng nước ngoài”, Thanh Hà tâm sự.
Có dịp bay với VietJetAir nhiều lần trên các đường bay của VietJetAir suốt gần 1 năm qua, người viết bài này cũng chứng kiến vô số cảnh “cười ra nước mắt” của các ông bà cụ đã tới tuổi “thất thập cổ lai hy” mới bước chân lên máy bay khi VietJetAir khuyến mại giá vé để thăm con cháu sống ở hai đầu đất nước. Hình ảnh những tiếp viên trẻ trung ân cần tắt máy di động cho các cụ già trước khi máy bay cất cánh hay dìu cô công nhân nghèo say máy bay xuống ghế ngồi với ly nước mát là hiện thân của một triết lý mãnh liệt VietJetAir đang đạt được, đó là sự nhân văn trong dịch vụ của mình.
Mang trong mình triết lý kinh doanh nhân bản ấy, VietJetAir đang tiến ngày một xa hơn, nhanh hơn trên bầu trời rộng mở, nơi mà chất lượng dịch vụ tuyệt vời sẽ làm lên đẳng cấp của một hãng hàng không đích thực.
Theo laodong
Rao bán thông tin cá nhân - lợi nhuận khổng lồ, phớt lờ hình phạt
Không chỉ liên tục phải xóa tin nhắn rác, email quảng cáo vô bổ hay nhận những cuộc điện thoại mời chào sử dụng dịch vụ, hàng hóa, mà người dân bị lộ thông tin còn có nguy cơ bị lừa đảo. Thông tin cá nhân lại được rao bán công khai sau một thời gian im ắng...
Danh sách khách hàng tiềm năng được rao bán trên website dichvu...com
(Ảnh website chụp chiều 5-11)
Tùy tiện "chia sẻ" thông tin cá nhân
Một tháng sau khi sinh con tại một bệnh viện ở Hà Nội, chị Mai (Cầu Giấy) liên tiếp nhận được cuộc gọi "chăm sóc khách hàng" từ nhân viên các hãng sữa. "Hết hãng sữa này đến hãng sữa khác gọi hỏi thăm tình hình mẹ và bé. Nào là cân nặng, chiều cao, bé dùng sữa gì... rồi sau đó giới thiệu sản phẩm sữa của họ. Phụ nữ mới sinh thì vừa mệt mỏi, vừa bận rộn, đã thoái thác có việc bận nhưng họ vẫn gọi lại"- chị Mai kể. Chị Mai chắc chắn rằng bệnh viện nơi chị sinh con đã tiết lộ thông tin về tên tuổi, số điện thoại của cá nhân chị cho các hãng sữa.
Không riêng chị Mai, rất nhiều người khác cũng bất bình với việc bỗng dưng được nhân viên của hãng bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng nào đó mời chào sử dụng dịch vụ. Bất chấp người nhận điện có muốn nghe hay không, phía đầu dây bên kia vẫn kiên trì thuyết phục, trừ khi khách hàng bất bình, buộc phải khiếm nhã dập máy đột ngột. Càng những nhân vật "VIP", điện thoại tiếp thị càng nhiều.
Thời gian gần đây, tình trạng rao bán thông tin cá nhân gồm: tên, tuổi, công việc, số điện thoại, email... lại rộ lên sau một thời gian tạm thời lắng xuống. Gõ từ khóa "mua bán thông tin cá nhân" trên google, chỉ mất 0,31 giây đã cho 13 triệu kết quả. Tổ chức, doanh nghiệp nào có nhu cầu mua thông tin cá nhân thì vào các địa chỉ này để tìm kiếm, ngã giá, thậm chí được kiểm tra chất lượng "hàng". Chỉ với khoảng 500.000 đồng, khách hàng đã có 25 triệu địa chỉ email, số điện thoại của những người "biết" nhưng không hề "quen".
Chế tài quá nhẹ
Đầu năm 2012, Tổng cục An ninh II - Bộ Công an đã có đề nghị xử lý 3 cá nhân và webiste chuyên mua bán thông tin cá nhân của người khác. Sự kiện này khiến cho hoạt động mua bán thông tin cá nhân chìm đi trong một thời gian. Tuy nhiên, dường như khi người dân đang tiết giảm chi tiêu thì các doanh nghiệp, ngân hàng lại "kích cầu" bằng cách đẩy mạnh "chăm sóc khách hàng", mở rộng hoạt động mà bước đi đầu tiên là mua bán thông tin cá nhân của người khác.
Một lãnh đạo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cho rằng, hiện nay chế tài xử phạt hành vi vi phạm này chủ yếu là xử phạt hành chính, mức phạt cũng còn quá nhẹ. Theo Nghị định 83/2011 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, mức phạt cho hành vi này từ 30-50 triệu đồng. Đối với cá nhân, thu thập thông tin của người khác từ nhiều nguồn khác nhau (từ bạn bè, danh sách kinh doanh buôn bán, danh sách đăng ký mua xe...) đem bán sẽ phải chịu mức xử phạt từ 2 - 5 triệu đồng. So với lợi nhuận khổng lồ thu được từ hoạt động rao bán thông tin thì khoản tiền phạt này chỉ như "ném đá ao bèo". Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng quy định: "người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu" nhưng lại chưa đề cập đến chế tài xử lý vi phạm.
Thêm vào đó, có thực tế là người dùng mạng internet đang ngày càng để lộ thông tin cá nhân của mình nhiều hơn. Thông qua việc tham gia vào mạng xã hội: blog, facebook, twitter... mỗi thời điểm, các công dân mạng lại phải khai thêm các thông tin cá nhân, mặc dù đã có nhiều cảnh báo về tình trạng này. Các chuyên gia về an toàn thông tin cũng không loại trừ trường hợp, thông tin cá nhân bị lộ từ các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Theo ANTD
Jetstar Pacific mở lại đường bay Hà Nội - Đà Nẵng Từ ngày 28.10, hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific sẽ khai thác trở lại đường bay giữa Hà Nội và Đà Nẵng để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, đặc biệt là giai đoạn tết Nguyên đán sắp tới. Theo đó, mỗi ngày sẽ có một chuyến bay xuất phát từ Hà Nội đi Đà Nẵng vào lúc 10...