Vietjet, Swift247 và Grab hợp tác toàn diện nhằm phát triển các giải pháp kết nối di chuyển và giao nhận
Ngày 7/8/2019, Công ty CP Hàng không Vietjet (Vietjet), startup công nghệ cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng không siêu tốc Swift247 (Swift247) và Công ty TNHH Grab (Grab) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Nhằm phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và đường hàng không cho khách hàng trên toàn khu vực Đông Nam Á, đồng thời cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa siêu hỏa tốc tại Việt Nam.
Quang cảnh lễ ký kết hợp tác
Quan hệ hợp tác chiến lược này cũng đánh dấu sự hợp tác lần đầu tiên giữa hãng hàng không thế hệ mới Vietjet và Grab, siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á, với mục tiêu mang đến cho thị trường Việt Nam những sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và cộng đồng.
Video đang HOT
Theo Thỏa thuận hợp tác, Vietjet và Grab sẽ phát huy thế mạnh công nghệ để phát triển các giải pháp kết nối di chuyển bằng đường bộ và hàng không tiết kiệm. Hai bên cũng sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển tích hợp nền tảng kỹ thuật số giữa hai công ty để gia tăng tiện ích cho người dùng, hướng đến mở rộng quy mô hợp tác toàn diện không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn cả thị trường Đông Nam Á.
Cùng với giải pháp công nghệ của Swift247, Grab và Vietjet sẽ kết nối các phương tiện vận chuyển hàng không với đường bộ trong dịch vụ giao hàng “siêu hỏa tốc”. Trong giai đoạn đầu, khách hàng sử dụng dịch vụ “siêu hỏa tốc” của Swift247 sẽ có thể vận chuyển hàng hóa nhanh chóng thông qua nền tảng dịch vụ giao nhận hàng hóa GrabExpress của Grab và máy bay Vietjet với thời gian vận chuyển giữa TP.HCM và Hà Nội chỉ từ 5 giờ. Khách hàng có thể theo dõi chặng đường hàng hóa di chuyển một cách nhanh chóng và tiện lợi trên website và ứng dụng Swift247. Trong tương lai, các bên sẽ hướng đến khả năng tích hợp dịch vụ Swift247 vào nền tảng Grab để mang lại sự tiện lợi và khả năng tiếp cận dịch vụ cho người dùng của tất cả các bên.
Theo Đấu Thầu
Grab bị phạt 900 triệu vì mở kênh thanh toán tiền không giấy phép
Công ty TNHH Grab bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với số tiền là 900 triệu đồng do cung ứng dịch vụ GrabPay không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trước khi bị phạt 120 triệu vì không chấp hành các thủ tục về đăng ký khoản vay nước ngoài. Grab đã từng bị 1 án phạt nặng nề hơn 900 triệu đồng - 1 mức phạt cao ít có,
Cuối năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với Công ty TNHH Grab (trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP. Hồ Chí Minh). Mức tiền phạt là 900 triệu đồng.
Lý do mà Công ty TNHH Grab bị xử phạt là do công ty này đã cung ứng dịch vụ GrabPay (là dịch vụ trung gian thanh toán thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vi phạm các quy định sau: Khoản 2, 3 Điều 7 và Dòng 239 Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung tại Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016); Khoản 6 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2014; Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (được bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016).
Grab bị phạt 900 triệu do cung ứng dịch vụ GrabPay không giấy phép.
Quyết định này cũng giao và yêu cầu ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty TNHH Grab Việt Nam, là người đại diện cho tổ chức vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH Grab không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo đúng quy định của pháp luật.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Grab với số tiền 120 triệu đồng do công ty này đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký khoản vay nước ngoài.
Cụ thể, Công ty TNHH Grab không tuân thủ quy định về thời gian gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài ngắn hạn được gia hạn thành trung, dài hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm. Hành vi trên vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 13 Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016.
Liên quan vụ việc này, phía Grab thừa nhận các lỗi trong quyết định của NHNN. Grab cho biết, đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước để khắc phục đối với hồ sơ đăng ký và nghiêm túc chấp hành các yêu cầu từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Theo GenK
Google sẽ sản xuất tất cả phần cứng bằng vật liệu tái chế vào năm 2022 Google vừa đưa ra thông báo cam kết sẽ sử dụng vật liệu tái chế để sản xuất tất cả các mặt hàng phần cứng của hãng này, trong đó có điện thoại Pixel, Google Home,... Hôm nay, Google đã đưa ra thông báo cam kết sẽ sử dụng vật liệu tái chế để sản xuất tất cả các sản phẩm "Made by...