Vietjet kiến nghị gói hỗ trợ 4.000 tỉ đồng, hứa trả từ sau 3-5 năm
Dịch Covid-19 “thổi bay” các thành quả tích luỹ trong nhiều năm của các hãng hàng không. Doanh thu sụt giảm khiến các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Vietjet và Bamboo Airways gặp nhiều khó khăn.
Lần lượt các hãng hàng không đều đã lên tiếng kiến nghị gói cứu trợ để vượt khó sau dịch Covid-19
Các kiến nghị, đề xuất hỗ trợ cho ngành hàng không là một trong những nội dung dành được nhiều sự quan tâm tại hội thảo “”Vượt qua khủng hoảng, phát triển bền vững ngành hàng không Việt Nam” diễn ra hôm 26/11 vừa qua.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội thảo, bà Hồ Ngọc Yến Phương – Phó Tổng giám đốc CTCP Hãng hàng không Vietjet (Mã CK: VJC) – cho biết các hãng hàng không rất cần nguồn lực tài chính để tiếp tục hoạt động.
Theo đó, dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến các hãng hàng không, trong khi ngành đang có dư nợ vay cao, lại đang gặp nhiều khó khăn để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ. Hiện, Vietnam Airlines đã được Quốc hội phê duyệt phương án cho phép NHNN tái cấp vốn, gia hạn để các ngân hàng thương mại (NHTM) cho vay.
Đại diện Vietjet kiến nghị NHNN xem xét hỗ trợ nguồn tái cấp vốn cho các NHTM hỗ trợ các hãng hàng không vay hạn mức 4.000 tỷ đồng để giải quyết thanh khoản với lãi suất ưu đãi trong thời hạn 3-5 năm. Theo đó, Vietjet sẽ bắt đầu trả nợ và lãi kể từ 2023-2025.
Bên cạnh đó, đại diện hãng hàng không này cũng đề xuất các chính sách giảm và kéo dãi thời gian ưu đãi thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm phí, lệ phí và các dịch vụ cảng hàng không.
Cũng tại hội thảo, đại diện Bamboo Airways cho hay thiệt hại của hãng do dịch Covid-19 không kém Vietnam Airlines hay Vietjet. Bamboo Airways cũng đề xuất Quốc hội và Chính phủ xem xét gói tài chính hỗ trợ cho các hãng hàng không tư nhân như đã phê duyệt hỗ trợ cho Vietnam Airlines.
Theo PGS. TS Ngô Trí Long, tình hình kinh doanh sụt giảm khiến dòng tiền của các hãng đang cạn kiệt nghiêm trọng, liên tục thực hiện các biện pháp tái cơ cấu, tăng các khoản vay ngắn hạn, đẩy lùi thời gian trả nợ dài hạn.
Từ tháng 8/2020, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không đã kiến nghị Chính phủ cho các hãng vay dài hạn 25.000 tỷ đồng. Nếu một số hãng được vay bằng lãi suất tái cấp vốn như 4.000 tỷ dành cho Vietnam Airlines thì mỗi năm Chính phủ chỉ phải hỗ trợ 1.000 tỷ đồng lãi suất. Trong khi mỗi năm các hãng hàng không nộp thuế và phí cho nhà nước hơn 20.000 tỷ đồng.
“Có vốn hồi phục, các hãng sẽ trả được nợ, đóng góp nhiều cho ngân sách, cho xã hội, cho nền kinh tế, đặc biệt là ngành thương mại, du lịch. Sau Vietnam Airlines, Chính phủ cần cho các hãng khác vay ưu đãi lãi suất để hồi phục và cũng bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng” – ông Long đánh giá./.
Vietjet lỗ gần 1.000 tỷ đồng trong quý I/2020
Hết quý I/2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên lượng khách của hãng hàng không Vietjet giảm 22% so với cùng kỳ năm trước, lỗ gần 1.000 tỷ đồng. Dù vậy, số lỗ của Vietjet chưa bằng 1 nửa lỗ của Vietnam Airlines trong cùng quý.
Vietjet lần đầu ghi nhận lỗ từ khi niêm yết.
Theo kết quả kinh doanh quý I/2020 vừa được Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VJC) công bố, tổng doanh thu hàng không đạt 7.222 tỷ đồng (giảm 29,6% so với cùng kỳ năm trước). Tổng số lỗ của Vietjet là 989 tỷ đồng.
Do điều chỉnh kế hoạch nhận tàu bay mới, nên trong quý vừa qua Vietjet không phát sinh doanh thu, lợi nhuận chuyển giao, sở hữu và thuê tàu bay (tức chỉ có doanh thu từ vận tải hàng không).
Vietjet vẫn còn lượng tiền mặt hơn 2.452 tỷ đồng.
Theo Vietjet, đây là lần đầu tiên từ khi niêm yết, công ty có một quý hoạt động lỗ. Dù vậy, mức lỗ này thấp hơn dự kiến ban đầu.
Vietjet đã đàm phán thành công với các đối tác cho vay về việc giãn các khoản phải trả từ 3-12 tháng, đồng thời cắt giảm chi phí từ 35% - 40% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, năm 2019, Vietjet đạt tổng doanh thu 52.059 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.010 tỷ đồng. Trong đó, riêng lĩnh vực vận tải hàng không đạt 41.097 tỷ đồng doanh, lợi nhuận trước thuế đạt 3.936 tỷ đồng.
Với Vietnam Airlines, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020, doanh thu bán hàng 3 tháng đầu năm chỉ đạt 18.813 tỷ đồng (giảm 26% so với cùng kỳ năm trước).
Con số lỗ hợp nhất sau thuế cả quý của Vietnam Airlines lên tới hơn 2.611 tỷ đồng (mất tới hơn 3.823 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, lỗ của công ty mẹ hơn 1.771 tỷ đồng (mất hơn 2.785 tỷ so với cùng kỳ năm trước).
Nguyên nhân, Vietnam Airlines lỗ nặng cũng do dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp đến doanh nghiệp, khi khách nội địa giảm 29,4%, khách quốc tế giảm 34,4%, doanh thu thuê chuyến bay giảm 48,85%.
Ngoài ra, lợi nhuận từ các công ty con của VNA cũng giảm mạnh do dịch COVID-19, như Vacs, Skypec, Viags... dẫn tới lợi nhuận công ty mẹ giảm.
Cục Hàng không gửi công văn khẩn, xin tăng tần suất bay nội địa dịp lễ 30-4 Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản hoả tốc gửi Bộ Giao thông Vận tải xin tăng tần suất khai thác trong giai đoạn từ 29 đến 30-4 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp lễ. Trong văn bản về phương án khai thác và mở bán vé của các hãng hàng không gửi Bộ Giao thông...