Vietjet Air lập công ty làm ví điện tử
HĐQT Vietjet Air vừa phê duyệt chủ trương thành lập công ty con có vốn điều lệ 50 tỷ đồng với ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo đó, Vietjet Air sẽ nắm 51% vốn điều lệ tại doanh nghiệp mới này. HĐQT của Vietjet Air cũng giao bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc thực hiện các công việc, thủ tục liên quan đến việc góp vốn thành lập công ty con.
Hồi đầu tháng 3, tại buổi gặp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp tư nhân, bà Yến Phương đã kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện để Vietjet Air phát hành ví điện tử. Theo bà, doanh số thanh toán hàng năm của Vietjet Air vào khoảng 2 tỷ USD, dù giao dịch trên internet nhưng tỷ lệ thu hộ bằng tiền mặt lại rất cao.
Video đang HOT
HĐQT Vietjet Air vừa phê duyệt chủ chương thành lập công ty con với vốn điều lệ 50 tỷ với ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán. Ảnh: Hoàng Hà.
Cũng tại một sự kiện về thanh toán không tiền mặt mới đây, Phó tổng giám đốc Vietjet Air, bà Nguyễn Thị Thúy Bình cho biết những năm trở lại đây, doanh nghiệp đã liên tục phát triển các tiện ích thanh toán cho khách hàng qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa, E-banking, hợp tác với các ví trong nước…, từ đó mở rộng dư địa cho thị trường.
Bên cạnh đó, lãnh đạo hãng cũng tiết lộ đang phát triển một “siêu ứng dụng” không chỉ bán vé máy bay mà khách hàng còn có thể mua sắm nhiều sản phẩm, dịch vụ như khách sạn, thuê xe, cho vay tài chính…
TS. Cấn Văn Lực: Không nên quá lo ngại về sự cạnh tranh giữa mobile money và các ví điện tử khác
Chuyên gia cho rằng các bên trung gian thanh toán hiện tại hay các ví điện tử hoặc các mobile money và cả ngân hàng thương mại đều có thể hợp tác với nhau.
Theo TS Cấn Văn Lực, khi dịch vụ Mobile Money triển khai, đi vào hoạt động chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hơn 20 ví điện tử khác hiện nay. Tuy nhiên, vị chuyên gia này đánh giá sự ảnh hưởng này sẽ không nhiều và không đáng lo ngại. Bởi vì các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các phân khúc khách hàng của những loại hình này tương đối khác nhau, chẳng hạn như đối với mobile money sẽ chủ yếu tập trung vào những người đã có số điện thoại, đặc biệt là những người có điện thoại smartphone.
Thứ hai, đối tượng chi tiêu của Mobile Money rất nhỏ lẻ và ở khắp mọi nơi kể cả ở nông thôn, thành thị, miền núi xa xôi hẻo lánh.
Thứ ba, tiềm năng phát triển dịch vụ Mobile Money của Việt Nam rất lớn và ở mức độ tương đối cao. Bởi vì hiện nay phía người dùng còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ tư, nếu dịch vụ mobile money triển khai bây giờ cũng chỉ là hình thức thí điểm, tức là nếu thí điểm thì chắc chắn sẽ có quy trình làm và tổng kết, đánh giá. Mặt khác trong thí điểm này sẽ có quy định về hạn mức chi tiêu để vừa mang tính chất thí điểm, vừa có thể giúp ngăn chặn, kiểm soát chuyện rửa tiền, đánh bạc...
Cuối cùng, các bên trung gian thanh toán hiện tại hay các ví điện tử hoặc các mobile money và cả ngân hàng thương mại đều có thể hợp tác với nhau theo tinh thần 3C (vừa hợp tác, vừa phối kết hợp, vừa cạnh tranh lành mạnh).
Chuyên gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh, khi dịch vụ Mobile Money triển khai trên thực tế chắc chắn sẽ diễn ra tình trạng cạnh tranh với các mô hình ví điện tử khác, nhưng là cạnh tranh theo tinh thần 3C - cạnh tranh lành mạnh, có kết hợp, có hợp tác với nhau, như thế sẽ có lợi, mang lại nhiều lợi ích hơn. Nhiều nước trên Thế giới cũng đã trải qua giai đoạn này như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan....
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng khẳng định, Việt Nam nếu muốn thực hiện được điều này bắt buộc Chính Phủ phải có một hệ sinh thái thích hợp để các bên có thể cùng chia sẻ thông tin dữ liệu và kết quả thẩm định, đánh giá khách hàng cho nhau. Điều đó cũng đòi hỏi Việt Nam cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, yêu cầu có tính pháp lý cho tiền di động, hơn thế Chính Phủ cũng phải cho phép tính pháp lý này chuyển động.
Phân loại hệ thống thông tin ngân hàng theo 5 cấp độ Các hệ thống thông tin của tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán sẽ được phân loại theo 5 cấp độ, thay vì 3 cấp độ như quy định hiện hành Phân loại hệ thống thông tin ngân hàng theo 5 cấp độ. Ảnh: Dân sinh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đang lấy ý...