Vietjet Air lãi gần nghìn tỷ, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lọt top 1.000 người giàu nhất thế giới
Trong 9 tháng đầu năm Vietjet Air báo lãi trước thuế đạt 4.206 tỷ đồng và “vượt mặt” VietNam Airline.
Theo đó, Công ty CP hàng không Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2019.
Trong quý III, doanh thu vận tải hàng không của Vietjet Air đạt 10.415 tỷ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 13.577 tỷ đồng.
Kết quả này giúp tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vào nhóm 1.000 người giàu nhất thế giới.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu hợp nhất đạt 38.134 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 4.206 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực vận tải hàng không đạt doanh thu 30.597 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.864 tỷ đồng.
Với kết quả này, Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục “vượt mặt” hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN).
Cụ thể, theo báo cáo tài chính của HVN, hàng hàng không này đạt doanh thu hợp nhất 9 tháng đạt hơn 76.705 tỷ đồng, tăng 5,2% cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 3.291 tỷ đồng, tăng 36% và thực hiện 98% kế hoạch cả năm. Trong đó, công ty mẹ đạt hơn 57.474 tỷ đồng doanh thu và hơn 2.742 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 52,84 % so cùng kỳ.
Video đang HOT
Như vậy, so với lợi nhuận trước thuế của Vietjet, Vietnam Airlines còn thua kém tới trên 900 tỷ trong 9 tháng.
Riêng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không, doanh thu vận chuyển hành khách của hãng hàng không này tiếp tục ghi nhận 9.992 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng doanh thu phụ trợ đóng góp vị trí quan trọng trong tăng trưởng ghi nhận 2.835 tỷ đồng, chiếm 28,3% tổng doanh thu vận chuyển hành khách.
Theo báo cáo CarTrawler YearBook năm 2019, Vietjet đang giữ vị trí 12 trên thế giới xét về tỷ lệ doanh thu phụ trợ trong tổng nguồn thu.
Trong vòng 5 năm qua, doanh thu phụ trợ của Vietjet Air đã tăng tới 10 lần, từ con số 836 tỷ đồng năm 2014 đã lên con số 8.410 tỷ đồng trong năm 2018.
Trong hoạt động phụ trợ hàng không nói chung, hàng năm Vietjet đều thu về hàng trăm tỷ từ việc bán các hàng hóa trên máy bay bao gồm mỳ tôm, gấu bông hay quà lưu niệm… Như năm 2014, thời điểm hãng mới bắt đầu khai thác bay thương mại, trong tổng doanh thu 8.100 tỷ đồng thì đã có gần 300 tỷ đồng doanh thu là đến từ bán mỳ tôm và gấu bông, quà lưu niệm trên máy bay.
Trước đó, lãnh đạo Vietjet Air đã khẳng định sẽ duy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm 2019 thông qua chiến lược “hãng hàng không tiêu dùng”, đẩy mạnh doanh thu phụ trợ, doanh thu đến từ suất ăn, quà lưu niệm trên máy bay và các dịch vụ phi hàng không khác.
So với cùng kỳ năm trước, Vietjet duy trì mở rộng các thị trường mới, đặc biệt ở các tuyến quốc tế. Đến cuối quý, tổng số đường bay đạt được 127 đường, tăng 24 đường so với cùng kỳ 2018, trong đó chủ yếu là các đường bay quốc tế. Tổng số chuyến bay thực hiện 34.000 chuyến an toàn, phục vụ chuyên chở hơn 6 triệu lượt khách hàng bay đến các điểm trong nước và phủ khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Kết quả tài chính, chỉ số thanh khoản hiện hành ở mức 1,3 lần. Chỉ số nợ vay/ vốn chủ sở hữu đạt 0,6 lần, trong đó vốn chủ sở hữu là 14.847 tỷ đồng.
Chi tiết, nợ phải trả tăng từ mức 25.047 tỷ hồi đầu năm lên tới 28.298 tỷ đồng tính đến cuối quý III/2019. Trong nợ, nợ vay ngắn hạn 8.112 tỷ đồng, gấp 1,6 lần đầu năm và nợ vay dài hạn cũng tăng từ 572 tỷ lên 1.141 tỷ đồng. Như vậy, tổng vay nợ của Vietjet chạm tới 9.253 tỷ đồng, tăng 67% so với đầu năm. Chi phí lãi vay cũng tăng theo từ mức 190 tỷ lên trên 241 tỷ trong 9 tháng đầu năm.
Hãng bay cũng khẳng định sẽ đẩy mạnh việc bay quốc tế, mở thêm các đường bay nối các thành phố lớn của Việt Nam như TP.HCM, Hà Nội hay Đà Nẵng tới những điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực.
Trước đó, vào đầu tháng 10/2019, theo xếp hạng thời gian thực của Forbes, tài sản định giá của “bà chủ Vietjet Air”, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, đã đạt mức 2,5 tỷ USD, giúp bà vào nhóm 1.000 người giàu nhất thế giới.
H.A (TH)
Theo phapluatnet.vn
9 tháng đầu năm, "anh cả" ngành hàng không báo lãi gần 3.000 tỷ
Nếu bỏ lợi nhuận từ nghiệp vụ Sale and Leaseback (bán và thuê lại), lợi nhuận của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tăng 26% so với cùng kỳ, đạt 2.861 tỷ
Báo cáo cập nhật công bố mới đây của Công ty Chứng khoán HSC dẫn nguồn từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines cho biết, doanh thu 9 tháng của hãng hàng không này đạt 76.115 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ.
Cùng với đà tăng doanh thu, hãng cũng ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 2.986 tỷ, tăng 23,1%.
Với kết quả này, Vietnam Airlines đã hoàn thành 72,8% kế hoạch doanh thu điều chỉnh đề ra cho cả năm và 88,9% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Đặc biệt, nếu bỏ lợi nhuận từ nghiệp vụ Sale and Leaseback (bán và thuê lại), lợi nhuận của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã tăng 26% so với cùng kỳ, đạt 2.861 tỷ.
9 tháng đầu năm, "anh cả" ngành hàng không báo lãi gần 3.000 tỷ. Ảnh minh họa
Trong năm nay, HSC dự báo Vietnam Airlines sẽ ghi nhận tổng cộng 99.370 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 2,6% và 3.647 tỷ lợi nhuận trước thuế, tăng 10,1%. Lợi nhuận sau thuế được dự báo đạt 2.899 tỷ đồng, tăng 11,6%.Theo HSC, nguyên nhân của việc lợi nhuận kỳ này tăng là do các đối thủ của Vietnam Airlines bị hạn chế công suất khai thác... Cùng với đó, giá nhiên liệu máy bay jet A1 giảm 9,1% cũng giúp hiệu quả kinh doanh của hãng tăng trưởng...
Trong khi đó, năm 2020, HSC cho biết Vietnam Airlines sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các hãng trong nước khiến giá vé giảm, tỷ suất lợi nhuận giảm.
6 tháng doanh thu hợp nhất đầu năm của Vietnam Airlines ước đạt 51.662 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.650 tỷ đồng, giảm 11% so với 2018. Lợi nhuận giảm theo Vietnam Airlines là do thị trường hàng không đang cạnh tranh khốc liệt, tỷ giá biến động, giá nhiên liệu liên tục đi lên.
Nửa đầu năm, Vietnam Airlines cho biết, chỉ số đúng giờ (OTP) trung bình là 90%. Hiện, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và VASCO) chiếm gần 51% thị phần vận chuyển hành khách ở thị trường nội địa.
Tính đến cuối tháng 6, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đã giảm từ 2,58 lần từ đầu năm xuống 2,32 lần. Sau khi tăng vốn điều lệ lên 14.182 tỷ đồng, Vietnam Airlines cũng đã niêm yết cổ phiếu HVN trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).
Vũ Đậu (T/h)
Theo Doisongphapluat.com
Thế mạnh Việt Nam Top đầu thế giới, ông lớn tỷ USD xuất hiện Độ mở nền kinh tế Việt Nam ở mức cao, dòng vốn ngoại dồn dập vào và tốc độ tăng trưởng du lịch thuộc hàng đầu thế giới... đang giúp nhiều doanh nghiệp lớn trong nước phát triển vượt bậc với những dấu mốc tỷ USD. Sáng 9/27, CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (VTR)...