VietinBank thực hiện ‘mục tiêu kép’ 6 tháng đầu năm
Trong 6 tháng đầu năm, VietinBank cải thiện hiệu quả kinh doanh nhờ đẩy mạnh tái cấu trúc hoạt động, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển.
Ngân hàng này cũng kiểm soát hiệu quả chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động và chất lượng nợ, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động tự doanh, thu ngoài lãi.
Thực hiện “mục tiêu kép”
Với vai trò là ngân hàng thương mại Nhà nước trụ cột, VietinBank triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện “mục tiêu kép”. Ngân hàng đã đồng hành tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khôi phục hoạt động cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh đó, VietinBank cũng đẩy mạnh đổi mới, cải cách, tái cấu trúc hoạt động để phát triển bền vững, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi ích của cổ đông, gia tăng lợi nhuận, tăng vốn tự có, tạo tiền đề tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế trong các năm tiếp theo.
Ngân hàng kịp thời triển khai hạ mạnh lãi suất cho vay, giảm lãi; giảm, miễn phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 và văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
VietinBank đồng hành tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Với nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngân hàng hỗ trợ hạ lãi suất khoảng 2% cho gần 9.000 khách hàng với dư nợ được miễn giảm lãi suất hơn 242.000 tỷ đồng; cơ cấu gốc và lãi cho hơn 8.400 tỷ đồng dư nợ gốc, lãi của gần 1.700 khách hàng; giảm, miễn phí giao dịch cho khách hàng, ảnh hưởng giảm khoảng 2.000 tỷ đồng thu nhập lãi và phí trong 6 tháng đầu năm. Ngân hàng cũng hỗ trợ khách hàng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh với tổng doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch trên 184.000 tỷ đồng.
Đại diện VietinBank cho biết dư nợ cho vay khách hàng 6 tháng đầu năm riêng lẻ đạt hơn 932.000 tỷ đồng, tăng 0,77% so với cuối năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm. Ngân hàng liên tục triển khai các chính sách miễn giảm lãi, phí hỗ trợ khách hàng, chương trình tín dụng thiết thực hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp và người dân phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng… Từ đó, VietinBank có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cần thiết của nền kinh tế, chủ động tư vấn cho các doanh nghiệp để cơ cấu lại hoạt động trong bối cảnh dịch Covid-19, đóng góp vào việc phục hồi và phát triển kinh tế đất nước .
Chất lượng hoạt động kiểm soát tốt
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm, VietinBank chủ động điều tiết cân đối vốn và đổi mới điều hành theo hướng tăng cường huy động các nguồn vốn với chi phí thấp, thay thế nguồn chi phí cao. Ngân hàng tận dụng và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng tín dụng để kiểm soát chi phí vốn tổng thể, tạo nguồn lực và cơ sở giảm lãi suất cho vay.
Ngân hàng cũng kiểm soát chi phí hoạt động dịch vụ giảm 0,6% so với cùng kỳ, chi phí hoạt động giảm 4,6%, khiến tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động giảm từ 34,2% cùng kỳ năm 2019 xuống còn 30,9%.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6 giảm 10,7% so với cùng kỳ năm trước, do ngân hàng nỗ lực kiểm soát chất lượng nợ và triển khai hiệu quả các biện pháp đồng hành, hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động kinh doanh.
Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro giảm so với cùng kỳ mặc dù VietinBank tiếp tục trích lập thêm dự phòng rủi ro cho trái phiếu VAMC nhanh hơn so với lộ trình theo quy định. Trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng mua lại hơn 6.000 tỷ đồng nợ bán VAMC, nâng tổng giá trị nợ mua lại từ thời điểm bán nợ tháng 12/2018 đến nay lên gần 6.800 tỷ đồng (chiếm hơn 1/2 mệnh giá ban đầu). Số còn lại được ngân hàng trích dự phòng rủi ro khoảng 50% giá trị khoản nợ, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
VietinBank nỗ lực thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép, thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng cũng thực hiện điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng, đa dạng hóa và ưu tiên tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và diễn biến từng ngành, lĩnh vực kinh tế. Đồng thời, tỷ trọng dư nợ giữa các phân khúc khách hàng được cân đối lại, bám sát định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. VietinBank tiếp tục duy trì là một trong những ngân hàng có chất lượng nợ tốt nhất với tỷ lệ nợ xấu cho vay riêng lẻ ở mức 1,69%.
Cuối năm 2019, ngân hàng thành lập Trung tâm khách hàng phía Nam, đến tháng 7 thành lập Trung tâm phát triển giải pháp tài chính khách hàng. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển, khẳng định tầm vóc của ngân hàng thương mại lớn, gắn kết chặt chẽ với chiến lược và quá trình phát triển của đất nước. Đây cũng là định hướng phát triển ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ đắc lực, hiệu quả cho nền kinh tế, tiếp tục khẳng định và phát huy tốt vai trò trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội.
VietinBank kịp thời trợ lực cho doanh nghiệp vượt dịch COVID-19
Tính đến 15/4, VietinBank đã thực hiện giảm lãi suất với 1.591 khách hàng với tổng dư nợ được xem xét giảm lãi suất là 41.364 tỷ đồng.
Giao dịch tại VietinBank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Theo báo cáo của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), hiện ngân hàng này đã giải ngân cho 4.668 khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 với doanh số giải ngân mới là 94.334 tỷ đồng; cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 727 khách hàng với dư nợ khách hàng là 32.905 tỷ đồng.
Đây là những kết quả tích cực mà VietinBank đã đạt được trong quá trình triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong đại dịch COVID-19.
Hiệu quả thiết thực
Ngày 22/4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã chủ trì Hội nghị trực tuyến "Tăng cường tín dụng ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19." Đại diện VietinBank, Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Đức Thọ tham dự và báo cáo về kết quả VietinBank hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định, vừa qua, trước tình hình dịch COVID-19 có diễn biến rất phức tạp, ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc tham mưu, ban hành, triển khai các chính sách tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để tiếp tục hỗ trợ quá trình phục hồi của nền kinh tế.
Hội nghị trực tuyến trên toàn quốc lần này nhằm đánh giá sơ bộ hơn 1 tháng triển khai Thông tư 01/2020/TT-Ngân hàng Nhà nước, Chỉ thị 02/CT-Ngân hàng Nhà nước và biểu dương các tổ chức tín dụng tích cực, chủ động thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ khách hàng. Toàn ngành ngân hàng chung tay, đồng lòng, quyết liệt vào cuộc triển khai các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong phòng, chống dịch COVID-19, các tổ chức tín dụng cần thường xuyên kịp thời có đánh giá cụ thể về kết quả, khó khăn vướng mắc trên thực tế để kịp thời tháo gỡ cho doanh nghiệp và người dân.
Với vai trò ngân hàng thương mại nhà nước chủ lực trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, VietinBank đã nghiêm túc triển khai kịp thời, thực chất các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đến toàn hệ thống. Trên cơ sở nắm bắt tình hình thị trường và các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ban lãnh đạo VietinBank thường xuyên họp trực tuyến với các chi nhánh, chủ động rà soát danh mục khách hàng và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đồng hành, chia sẻ với những khách hàng vay vốn gặp khó khăn do dịch COVID-19.
Ngay sau khi Thông tư 01 được ban hành, ngày 19/3 VietinBank đã ra quy định số 345/2020/QĐ-TGĐ-NHCT9 cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01. Tính đến thời điểm hết ngày 15/4, VietinBank đã giải ngân cho 4.668 khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 với doanh số giải ngân mới là 94.334 tỷ đồng. Cùng với đó, VietinBank đã thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 727 khách hàng với dư nợ khách hàng là 32.905 tỷ đồng. Dự kiến trong thời gian tới, VietinBank sẽ tiếp tục xem xét thực hiện cơ cấu nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 3.181 khách hàng với tổng dư nợ khách hàng là 65.840 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VietinBank cũng đồng thời triển khai nhiều ưu đãi lãi suất, phí cho khách hàng. Về lãi suất, từ 1/4, VietinBank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng lãi suất trong nhóm thấp nhất thị trường có quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm đến 2%/năm so với các chương trình tín dụng đã từng triển khai trước đây. Trong đó, VietinBank đặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng các mặt hàng thiết yếu (điện, nước, thiết bị y tế, thuốc, bệnh viện, cửa hàng tiện lợi...).
Ngoài ra, VietinBank tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng không giới hạn quy mô như: Đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp, ưu đãi lãi suất cho vay cố định, vay ưu đãi lãi tri ân dành cho khách hàng bán lẻ... với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,2-3%/năm so với thông thường. Tính đến 15/4, VietinBank đã thực hiện giảm lãi suất với 1.591 khách hàng với tổng dư nợ được xem xét giảm lãi suất là 41.364 tỷ đồng.
Về miễn giảm phí, VietinBank đã giảm bình quân khoảng 20% đến 50% phí dịch vụ các loại, cá biệt có một số loại phí có thể được giảm tới 100% so với trước đây để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Đến nay đã có 2.543 khách hàng doanh nghiệp tham gia chương trình ưu đãi miễn, giảm phí với tổng số phí miễn, giảm là trên 500 triệu đồng.
Không chỉ triển khai nhiều ưu đãi về lãi suất, phí, VietinBank cũng đẩy mạnh các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt để giúp khách hàng tránh nguy cơ lây nhiễm dịch khi tập trung giao dịch tại quầy và sử dụng phương tiện thanh toán bằng tiền mặt. Cụ thể, VietinBank cung cấp đa kênh giao tiếp để khách hàng có thể thực hiện các giao dịch với VietinBank tại các kênh Internet Banking, eFAST, Fax, email, We-transfer...
Tích cực hỗ trợ nền kinh tế sau dịch bệnh
Thời gian qua, toàn ngành ngân hàng đã và đang rất quyết liệt triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, khách hàng vay vốn và bước đầu đã đạt những kết quả tích cực.
Tại hội nghị, Thống đốc cũng nhấn mạnh việc các tổ chức tín dụng chia sẻ tối đa khó khăn với khách hàng vay vốn, với nền kinh tế trong giai đoạn này cũng như sau khi dịch kết thúc... Phải xem xét chủ động cân đối nguồn vốn để đầu tư cho những dự án án khả thi. Việc xem xét cho vay mới hỗ trợ phục hồi sau dịch là yếu tố then chốt giúp nền kinh tế tăng trưởng trong năm nay. Các tổ chức tín dụng cần tập trung chỉ đạo đơn giản hoá quy trình thủ tục nội bộ nhưng không nới lỏng điều kiện tín dụng là để đảm bảo chất lượng an toàn tín dụng, duy trì tính lành mạnh của hoạt động ngân hàng nhiều năm tới đây.
Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ khẳng định: Tất cả nhu cầu vốn chính đáng của doanh nghiệp và người dân, VietinBank sẵn sàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
"Tuy nhiên, để phục hồi nền kinh tế bền vững, phát triển lâu dài thì việc cấp tín dụng phải đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn và điều kiện nhất định để Ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp những phương án, dự án khả thi, trên cơ sở đó đảm bảo sự phục hồi và phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững cho doanh nghiệp, cho ngân hàng cũng như cho nền kinh tế," ông Lê Đức Thọ làm rõ thêm.
Trong thời gian tới, với sự tập trung quyết liệt và trách nhiệm của toàn ngành ngân hàng, VietinBank cũng truyền thông mạnh mẽ, công khai, minh bạch và rõ ràng về những chính sách tín dụng, thủ tục cần đáp ứng. Ngoài ra, VietinBank tiếp tục cải cách hành chính, đi vào thực chất, rút ngắn thời gian tác nghiệp và phục vụ để nguồn vốn nhanh chóng đến được với người dân và nền kinh tế./.
Hồng Hạnh
Nhiều ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp Nhiều ngân hàng thương mại cam kết giảm mạnh lãi suất cho vay với người dân, doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực thuộc nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sau buổi họp lắng nghe ý kiến các ngân hàng thương mại (NHTM) và yêu cầu ngành ngân hàng tiếp tục nỗ lực giảm thêm...