VietinBank tăng thêm 17,8% tổng tài sản trong năm 2015
VietinBank tiếp tục khẳng định bước đi vững chắc với vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Năm 2015, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) đều đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) giao. VietinBank tiếp tục khẳng định bước đi vững chắc với vai trò chủ lực, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Các chỉ tiêu tài chính theo kết quả hợp nhất chưa kiểm toán của VietinBank năm 2015 cho thấy, tổng tài sản VietinBank trong năm đạt 779.000 tỷ đồng, tăng17,8% so với năm 2014 và đạt 104% kế hoạch ĐHĐCĐ giao. Dư nợ tín dụng đạt 674.000 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2014 và đạt 109,9% kế hoạch. Trong đó, cho vay nền kinh tế đạt 537.000 tỷ đồng, tăng 22,1% so với đầu năm.
VietinBank đã áp dụng các biện pháp linh hoạt, đồng bộ thúc đẩy hoạt động tín dụng đã mang lại kết quả tích cực, không chỉ chuyển đổi về lượng mà còn chuyển đổi về chất. Dư nợ bán lẻ của VietinBank tăng mạnh 51% so với năm 2014; dư nợ khách hàng doanh nghiệp tăng 15,3%, trong đó phân khúc khách hàng vừa và nhỏ có sự tăng trưởng bứt phá ở mức 26% và khách hàng doanh nghiệp FDI tăng mạnh 37,5% so với năm 2014.
Tỷ trọng dư nợ bán lẻ trong tổng dư nợ cho vay của VietinBank tăng từ mức 18,1% năm 2014 lên mức 22,4% năm 2015. Tổng nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 702.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2014 và đạt 103,8% kế hoạch ĐHĐCĐ.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank năm 2015 đạt 7.360 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch ĐHĐCĐ.
Video đang HOT
Nguồn vốn huy động của khách hàng doanh nghiệp trong năm tăng trưởng 11,6%; nguồn vốn khách hàng cá nhân tăng 17%; nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng tăng trưởng tích cực 22,7% so với cuối năm 2014. Đồng thời, VietinBank đã tổ chức thành công các chương trình gặp gỡ nhà đầu tư, chuẩn bị các phương án huy động vốn quốc tế trong thời gian tới.
Cũng trong năm 2015, VietinBank đã phát hành thành công hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu thứ cấp, bổ sung lượng vốn tự có nhằm nâng cao tỷ lệ an toàn vốn của VietinBank, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của NHNN và tiệm cận các chuẩn mực của Basel II.
Đối với hoạt động đầu tư, năm 2015 VietinBank đạt 136.000 tỷ đồng khi đa dạng hóa việc đẩy mạnh các sản phẩm phái sinh lãi suất và hàng hóa. Riêng hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của VietinBank có bước tiến vượt trội với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%. Từ đó, VietinBank tiếp tục giữ vững vai trò là một trong những ngân hàng tạo lập thị trường, trở thành tổ chức chỉ dẫn hành động cho các thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng.
Với kết quả hoạt động kinh doanh khởi sắc, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VietinBank năm 2015 đạt 7.360 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch ĐHĐCĐ. Tỷ suất sinh lời ROAE và ROAA lần lượt là 10,2% và 1,0%, đạt kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra. VietinBank tiếp tục là ngân hàng đứng đầu về lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, lợi ích của các cổ đông được đảm bảo.
Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng của VietinBank năm 2015 chỉ là 0,85%, thấp hơn mức bình quân toàn Ngành. Thu phí dịch vụ năm 2015 của VietinBank tăng trưởng 29%, qua đó góp phần nâng cao tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập. Nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao được phát triển, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.
Năm 2015, VietinBank tiếp tục phát huy vai trò NHTM trụ cột của Ngành Ngân hàng, tích cực tham gia hỗ trợ các ngân hàng thương mại yếu kém thực hiện tái cơ cấu theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, góp phần lành mạnh hóa, nâng cao hiệu quả và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.
Trong năm 2015, VietinBank và PG Bank tích cực và đang hoàn tất các công tác chuẩn bị cuối cùng cho việc sáp nhập – giao dịch. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều giá trị thặng dư cho VietinBank và các cổ đông.
Dù đạt được những thành tích vượt trội trong hoạt động kinh doanh, nhưng tính đến hết năm 2015, VietinBank đã tài trợ trên 5.500 tỷ đồng cho lĩnh vực an sinh xã hội và trách nhiệm cộng đồng. Riêng năm 2015, VietinBank thực hiện công tác từ thiện, an sinh xã hội tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc với tổng số tiền trên 500 tỷ đồng./.
Ngọc Quỳnh
Theo_VOV
Lãi suất có thể tăng trong năm 2016
Sự cải thiện mạnh mẽ của tín dụng trong năm 2015 khiến một số ngân hàng thương mại bắt đầu tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn, với mức tăng 0,2 - 0,5%/năm.
Trong 11 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 13,98%, tăng đáng kể so với mức 10% cùng kỳ năm ngoái.
Trong 11 tháng đầu năm 2015, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 13,98%, tăng đáng kể so với mức 10% cùng kỳ năm ngoái. Ông Nguyễn Đức Long, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tăng trưởng tín dụng năm 2015 có thể đạt 18%.
Chính sự cải thiện mạnh mẽ của tín dụng, một số ngân hàng thương mại đã bắt đầu tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn, với mức tăng 0,2 - 0,5%/năm. Hiện mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5 - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4 - 7,2%/năm. Lãi suất huy động USD bằng mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định là 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 0,25%/năm đối với tiền gửi của dân cư.
Trong năm nay, huy động vốn của nhiều ngân hàng tăng trưởng chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) huy động vốn tính đến cuối tháng 9/2015 lần lượt tăng 4%; 12,8%; 9,5%; 10,5% so với đầu năm 2015. Trong khi đó, dư nợ tín dụng của các nhà băng này lại tăng khá cao, lần lượt tăng 13%, 13,8%, 12,8% và 13,5%. Điều này đã tạo sức ép lên huy động tiết kiệm của ngân hàng để đảm bảo thanh khoản.
Báo cáo thị trường nợ mới đây của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Quân đội (MBS) cho biết, lãi suất liên ngân hàng đã tăng ở các kỳ hạn qua đêm đến 1 tháng trong 2 tuần cuối tháng 11/2015, do nhu cầu nguồn cầu vốn ngắn hạn tăng, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã bơm thanh khoản mạnh mẽ vào hệ thống. Tuy nhiên, thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhìn chung vẫn dồi dào thể hiện qua mức lãi suất kỳ hạn qua đêm được duy trì ở mức hợp lý.
Tuy lạm phát ở mức thấp và người gửi tiền vẫn được hưởng lãi suất thực dương, song theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, áp lực tỷ giá tăng cao khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng lãi suất đồng USD thêm 0,25% thì khả năng lãi suất cũng sẽ khó tránh biến động nhẹ.
Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGB) cho rằng, việc Fed tăng lãi suất không chỉ tác động đến vàng, mà còn đến các loại hàng hóa khác và với cả lãi suất tiết kiệm VND.
Xu hướng dịch chuyển tiết kiệm qua các kênh đầu tư khác, trong đó có ngoại tệ, bất động sản... là khó tránh. Thực tế cho thấy, mặc dù lãi suất tiền gửi tiết kiệm USD đã được Ngân hàng Nhà nước đưa về mức bằng 0%/năm đối với tổ chức và 0,25%/năm áp dụng cho cá nhân, song tiết kiệm ngoại tệ vẫn tăng trong 11 tháng đầu năm nay.
Cụ thể, vốn huy động bằng nội tệ của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM theo báo cáo của UBND TP.HCM đến cuối tháng 11/2015 đạt 1.270.000 tỷ đồng, chiếm 84% tổng vốn huy động, tăng 12,18% so với cuối 2014; vốn huy động bằng ngoại tệ đạt 235.100 tỷ đồng, chiếm 16% tổng vốn huy động, tăng 11,05% so với cuối 2014.
Mặc dù cho biết, lãi suất sẽ tiếp tục ổn định, song lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, lãi suất chưa thể giảm tiếp. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng từng khẳng định, cơ quan điều hành chưa có kế hoạch giảm trần lãi suất cho vay. Trước đó, mặt bằng cho vay ngắn hạn giảm về mức 7 - 9%, trung và dài hạn vẫn trên 10% và một số doanh nghiệp nhỏ vẫn phải vay với mức 11 - 12%. Vì vậy, lãi suất tái tăng sẽ là nỗi lo không nhỏ cho những người có nhu cầu vay vốn.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ba mục tiêu và nỗ lực của hệ thống ngân hàng Nỗ lực thực hiện nhiều mục tiêu, ngân hàng Việt Nam được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có đánh giá tích cực về việc cơ cấu lại các TCTD của Việt Nam. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước giai đoạn từ năm...