VietinBank sắp phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu
Hôm nay (4/5/2020), HĐQT ngân hàng TMCP VietinBank (HoSE: CTG) vừa ban Nghị quyết về việc phát hành trái phiếu ra công chúng năm 2020 với số lượng khủng: 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, có 5.000 trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 5.000 trái phiếu kỳ hạn 8 năm. Thời điểm phát hành là quý 2 đến quý 4/2020 sau khi UBCKNN cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng. Thời gian phân phối trái phiếu dự kiến tối thiểu 20 ngày, tối đa 90 ngày theo quy định pháp luật.
Trái phiếu dự kiến phân phối thành hai đợt. Đợt phát hành thứ hai chỉ được thực hiện sau khi kết thúc đợt phát hành thứ nhất. Trường hợp đợt phát hành thứ nhất chưa chào bán hết khối lượng dự kiến thì phần chưa bán hết sẽ được chuyển sang đợt phát hành sau.
Dự kiến, đợt 1 sẽ diễn ra trong quý 2 hoặc quý 3/2020, khối lượng phát hành theo mệnh giá là 3.500 tỷ đồng trái phiếu 8 năm và 3.500 tỷ đồng trái phiếu 10 năm, tổng trị giá 7.000 tỷ đồng. Đợt hai sẽ diễn ra trong quý 3 hoặc quý 4/2020 với khối lượng còn lại.
Ngày thực hiện quyền mua lại với trái phiếu kỳ hạn 8 năm là ngày tròn 3 năm kể từ ngày phát hành, với kỳ hạn 10 năm và 5 năm từ ngày phát hành.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành, thỏa mãn được điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 theo quy định của pháp luật.
Đối tượng mua trái phiếu là các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngài. Đối tượng mua trái phiếu do VietinBank phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.
Lãi suất trái phiếu được trả sau hàng năm vào mỗi ngày tròn năm so với ngày phát hành tính từ ngày phát hành cho đến khi đáo hạn. Gốc trái phiếu được trả một lần vào ngày đáo hạn hoặc ngày mua lại trước hạn.
Video đang HOT
Lãi suất trái phiếu là lãi suất thả nổi, được xác định theo công thức: Lãi suất trái phiếu bằng lãi suất tham chiếu cộng 0,9%/năm (với trái phiếu kỳ hạn 8 năm) và 1%/năm (với trái phiếu kỳ hạn 10 năm).
Số tiền thu được từ phát hành trái phiếu năm 2020 sẽ được Vietinbank sử dụng tăng quy mô hoạt động và cho vay nền kinh tế với các lĩnh vực dự kiến như: sản xuất điện và phân phối điện, khí đốt; ngành công nghiệp, chế biến chế tạo, khai khoáng…
Việc thanh toán lãi trái phiếu sẽ được VietinBank lấy từ tiền lãi thu được từ các lĩnh vực mà ngân hàng dự kiến giải ngân và các nguồn thu hợp pháp khác với điều kiện việc thanh toán không dẫn tới kết quả kinh doanh trong năm của Vietinbank bị lỗ.
Với việc thanh toán gốc trái phiếu, VietinBank sẽ sử dụng nguồn tiền huy động vốn từ nền kinh tế và lợi nhuận kinh doanh để thanh toán gốc trái phiếu tại thời điểm đáo hạn hoặc mua lại trước trái phiếu.
Trước đó, ngày 27/4, HĐQT ngân hàng Vietinbank cũng đã ban hành Nghị quyết về việc phát hành riêng lẻ trái phiếu đợt 1 năm 2020 để tăng vốn số lượng 50 tỷ đồng với kỳ hạn 15 năm. Loại trái phiếu phát hành đợt này là trái phiếu không chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản, thoả mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng. Lãi suất bằng lãi suất tham chiếu 1,2%/năm. Thời gian phát hành dự kiến trong tháng 5/2020.
Uniben dùng 17 triệu cổ phiếu VIB bảo đảm cho khoản nợ 500 tỷ đồng
Việc cổ phiếu VIB được dùng để bảo đảm cho lô trái phiếu của Uniben mới đây đã củng cố thêm sợi dây liên hệ giữa chủ thương hiệu Mỳ Ba Miền với nhóm cổ đông lõi của Ngân hàng VIB.
Phối cảnh nhà máy của Uniben tại Bình Dương (Nguồn: Internet)
CTCP Uniben (Uniben) trong khoảng thời gian từ ngày 30/12/2019 - 27/3/2020 đã phát hành xong 500 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có bảo đảm bằng tài sản.
Theo thông tin công bố, lô trái phiếu có kỳ hạn 36 tháng, được một nhà đầu tư tổ chức trong nước (không được tiết lộ rõ danh tính) mua vào toàn bộ.
Số trái phiếu mà Uniben phát hành có mức lãi suất 8,3% năm cho năm đầu tiên (4 kỳ tính lãi). Đối với các kỳ tính lãi sau đó, lãi suất được xác định bằng trung bình cộng của các mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm áp dụng cho các khách hàng cá nhân kỳ hạn 12 tháng từ 4 ngân hàng (BIDV, VietinBank, Vietcombank và Techcombank) và cộng với 4,4%.
Bên cạnh mức lãi suất khá "mềm", số trái phiếu do Uniben phát hành còn được bảo đảm bằng cổ phiếu VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, VIB cũng là đối tác tín dụng quen mặt của Uniben suốt nhiều năm, hậu thuẫn đáng kể trong việc xây dựng các nhà máy mì gói tại Hưng Yên và Bình Dương.
Cụ thể, nhà máy của Uniben tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên có quy mô 6 ha, chuyên sản xuất các sản phẩm: mì, bún, cháo, phở ăn liền, hạt nêm, nước mắm..., với các thương hiệu Reeva và 3 Miền.
Trong khi đó, nhà máy Uniben Bình Dương tại Khu công nghiệp VSIP II-A mới được khánh thành vào tháng 3/2019. Theo đơn vị thi công, tổng diện tích nhà máy giai đoạn 1 là 60.000 m2 trong khuôn viên khu đất rộng 160.000 m2. Nhà máy này có khả năng cung cấp trên 1 tỷ đơn vị sản phẩm mỗi năm.
Mối quan hệ giữa Uniben và VIB không chỉ dừng lại ở đó. Bởi, như VietTimes từng đề cập, Uniben (thành lập từ tháng 6/2010) có nhiều mối liên hệ với gia đình ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB.
Số cổ phiếu VIB được dùng bảo đảm cho lô trái phiếu của Uniben mới đây phần nào củng cố thêm về mối liên hệ giữa doanh nghiệp này và các cổ đông của VIB.
Trong bản công bố thông tin, Uniben cho biết giá trị tài sản, tổ chức định giá, cách tính được thực hiện theo quy định tại bản công bố thông tin ngày 7/10/2019.
Theo dữ liệu của VietTimes, ngay trong ngày hoàn tất đợt phát hành (27/3), Uniben đã thực hiện thế chấp 17 triệu cổ phần VIB (tương đương 1,84% vốn điều lệ VIB) tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Techcombank cũng chính là đơn vị nhận quản lý tài sản đảm bảo, quản lý tài khoản cho thương vụ trái phiếu của Uniben. Còn CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đóng vai trò bảo lãnh phát hành và đại lý đăng ký và lưu ký.
Đáng chú ý, với giá đóng cửa ngày 27/3, số cổ phiếu VIB nói trên chỉ có giá trị gần 233 tỷ đồng, chưa bằng một nửa so với số trái phiếu đã phát hành. Do đó, Uniben nhiều khả năng đã phải "gác" thêm nhiều tài sản bảo đảm khác cho lô trái phiếu này.
Mặt khác, nếu tính theo giá trị thương vụ trái phiếu (500 tỷ đồng), với tỷ lệ cho vay bảo đảm cho cổ phiếu thông thường từ 40 - 50%, Uniben sẽ phải thế chấp khoảng 70 triệu cổ phiếu VIB. Số cổ phần đủ để trở thành cổ đông lớn của VIB với tỷ lệ sở hữu khoảng 7,5% vốn điều lệ.
Ngoài ra, tính đến tháng 7/2016, quy mô vốn điều lệ của Uniben đạt 900 tỷ đồng, trong đó, Unbien Holdings Pte. Ltd nắm giữ 38,59% vốn điều lệ./.
Nguyễn Ánh
Huy động xong 3.000 tỷ, Masan chào bán thêm 2.000 tỷ đồng trái phiếu Đây là 2 đợt đầu trong 4 đợt phát hành trái phiếu với tổng khối lượng huy động trị giá 10.000 tỷ đồng của Tập đoàn Masan dự kiến diễn ra trong năm nay. Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan vừa thông báo đã phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu trong đợt chào bán đầu tiên từ 17/2-8/3. Nhà...