VietinBank ra mắt gói ưu đãi tiếp sức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Gói ưu đãi toàn diện VietinBank SME Stronger cam kết đồng hành của VietinBank cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chính sách linh hoạt về giá, ưu đãi về sản phẩm dịch vụ…
Giao dịch tại VietinBank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Với mục tiêu tiếp sức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ-một trong những phân khúc khách hàng chiến lược quan trọng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đã ra mắt gói ưu đãi toàn diện VietinBank SME Stronger từ tháng Năm.
Gói ưu đãi toàn diện VietinBank SME Stronger khẳng định cam kết đồng hành của VietinBank cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chính sách linh hoạt về giá ( lãi suất và phí); các ưu đãi về sản phẩm dịch vụ của VietinBank và hệ sinh thái các công ty con, các công ty thành viên; mở rộng các cơ hội kết nối kinh doanh và mở rộng thị trường.
Cụ thể, với mong muốn không ngừng mang đến cho khách hàng các giải pháp tài chính phù hợp, hiệu quả, VietinBank sẵn sàng đổi mới, cung cấp các sản phẩm tài chính đặc thù được thiết kế “đo ni đóng giày” theo từng ngành nghề, từng cơ chế kinh doanh theo chuỗi cung ứng/phân phối của từng đối tượng khách hàng.
Video đang HOT
Gói ưu đãi toàn diện VietinBank SME Stronger còn mang tới các chương trình, sản phẩm dịch vụ đa dạng, hấp dẫn như: Chương trình cho vay trung dài hạn lãi suất cố định, chuyển tiền không giới hạn, tài khoản số đẹp cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến mãi dành cho giao dịch trực tuyến, sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Thấu hiểu nhu cầu kết nối của các doanh nghiệp, VietinBank đi đầu làm cầu nối cho các khách hàng vừa và nhỏ có nhiều hơn cơ hội phát triển kinh doanh qua các kênh kết nối đa dạng với chi phí hợp lý bằng chính mạng lưới rộng khắp của ngân hàng. Tham gia chương trình này, các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được hưởng các ưu đãi về sản phẩm dịch vụ cung cấp bởi hệ sinh thái đa dạng các công ty con, công ty liên kết của VietinBank
VietinBank tin tưởng rằng, gói ưu đãi toàn diện VietinBank SME Stronger sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh đặc biệt trong giai đoạn toàn xã hội đang bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 như hiện nay.
Phát huy thế mạnh phục vụ khách hàng doanh nghiệp, VietinBank liên tục cải tiến, có các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, cung ứng nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Các ngân hàng tại TP.HCM cơ cấu hơn 63.000 tỷ đồng nợ vay ảnh hưởng bởi Covid-19
Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM cho biết, tính đến 20/4/2020, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã tái cơ cấu hơn 63.000 tỷ đồng nợ vay và miễn giảm lãi vay hơn 12.300 tỷ đồng theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN.
Theo ông Minh, đã có khoảng 168.000 khách hàng được thụ hưởng chương trình này, trong đó 38% là doanh nghiệp.
Trong khi đó, số liệu đưa ra từ NHNN, tính đến cuối tháng 4/2020 đã có hơn 170.740 khách hàng với dư nợ 128.210 tỷ đồng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.
Khoảng 980.163 tỷ đồng của 14.372 khách hàng được miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ. Mức hạ lãi suất phổ biến của các ngân hàng là 0,5-2% một năm, thậm chí có nhà băng giảm lãi suất 2,5-4% một năm với các khoản vay hiện hữu. Riêng lãi suất cho vay mới cũng giảm 1-2% một năm với dư nợ cho vay khoảng 533.000 tỷ đồng.
NHNN cũng cho hay, tính đến giữa tháng 4/2020, tăng trưởng dư nợ tín dụng cả nước chỉ còn 0,8%. Trước đó, báo cáo Thủ tướng tại Hội nghị Chính phủ trực tuyến ngày 10/4, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, tín dụng 3 tháng đầu năm tăng 1,3%. Như vậy, riêng trong nửa đầu tháng 4/2020, tín dụng sụt giảm 0,5%. Con số này sụt giảm so với tháng 3/2020 (tín dụng tháng 3 tăng 1,1%).
Riêng tại địa bàn TP.HCM, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, tính đến hết tháng 4/2020, tăng trưởng huy động tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM chỉ tăng 0,5%. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2020 là 2,22%.
Sở dĩ nguồn tiết kiệm chỉ tăng nhẹ trong những tháng đầu năm nay do ảnh hưởng bởi dịch covid-19, lãi suất tiết kiệm có chiều hướng giảm nhẹ, ngân hàng có điều kiện cắt giảm lãi suất cho vay.
Trong đó, từ đầu tháng 4/2020, nhiều NHTM đã thay đổi biểu lãi suất huy động theo hướng giảm ở các kỳ hạn.
Cụ thể, các ngân hàng thương mại cổ phần có vốn nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) có sự điều chỉnh giảm lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng về mức 5,1%/năm, giảm 0,2 điểm % so với tháng 3/2020.
Tăng trưởng tín dụng nhiều ngân hàng giảm khi doanh nghiệp khó khăn Tính đến giữa tháng 4/2020, tăng trưởng dư nợ tín dụng cả nước chỉ còn 0,8%. Như vậy, riêng trong nửa đầu tháng 4, tín dụng sụt giảm 0,5%. Trong khi đó, báo cáo tài chính (BCTC) mới công bố cho thấy, nhiều ngân hàng thậm chí còn ghi nhận tăng trưởng tín dụng âm trong 3 tháng đầu năm. Doanh nghiệp khó...