VietinBank muốn thoái sạch 4,91% vốn khỏi Saigonbank
Mức giá khởi điểm bán đấu giá được đưa ra là 20.100 đồng/cổ phiếu, gấp đôi thị giá của cổ phiếu SGB trên thị trường OTC.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – VietinBank (mã CTG) vừa có thông báo sẽ bán đấu giá công khai hơn 15,12 triệu cổ phiếu (tương ứng 4,91% vốn điều lệ) của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Saigonbank (SGB).
VietinBank cho biết, mục đích bán cổ phiếu là nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư của ngân hàng.
Mức giá khởi điểm bán đấu giá được đưa ra là 20.100 đồng/cổ phiếu. Hiện, giá cổ phiếu SGB đang được giao dịch trên thị trường OTC quanh mức 9.000 – 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 1/2 mức giá khởi điểm mà VietinBank đưa ra.
Thời gian nhận đăng ký mua là trong quý II/2019, thời gian cụ thể sẽ được VietinBank thông báo chính thức sau.
Trước đó, trong năm 2016, VietinBank đã bán ra hơn 16,87 triệu cổ phần tương đương 5,48% vốn cổ phần có quyền biểu quyết Saigonbank với mức giá khởi điểm là 10.800 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
Giao dịch này đã làm giảm sở hữu của ngân hàng tại Saigonbank từ 10,39% xuống 4,91% như hiện nay.
Theo bản cáo bạch chào bán cổ phiếu do VietinBank công bố, đến cuối năm 2018, tổng tài sản của Saigonbank đạt 20.273 tỷ đồng, giảm 4,44% so với đầu năm. Vốn điều lệ của ngân hàng vẫn ở sát mức tối thiểu 3.080 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn đạt 15,07%.
Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý IV/2018, thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự của ngân hàng đạt 1.522 tỷ đồng, tăng nhẹ 19 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 396 tỷ đồng, tăng 12,2% tuy nhiên, do chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh tới 22% nên lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 52,5 tỷ đồng, giảm 26% so với con số đạt được trong năm 2017.
Về chất lượng tín dụng, VietinBank chưa cung cấp tỷ lệ nợ xấu của Saigonbank năm 2018, tuy nhiên, con số này trong năm 2017 là 2,98%, so với mức 2,63% trong năm 2016. Trong khi đó, BCTC hợp nhất chưa kiểm toán năm 2018 của Saigonbank mới công bố cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đã giảm xuống còn 2,2%/dư nợ cho vay.
TRẦN THÚY
Theo bizlive.vn
Chuyển động ở các ngân hàng lớn: Nợ xấu ngày càng xấu
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của 7 ngân hàng lớn (Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, VPBank và Techcombank) cho thấy một xu hướng rõ rệt: tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng và nợ xấu ngày càng xấu.
Tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng và nợ xấu ngày càng xấu ở các ngân hàng lớn
Xét 3 ngân hàng gốc quốc doanh, 9 tháng năm nay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Vietcombank tăng từ mức 1,14% hồi đầu năm lên 1,18%; trong khi con số này tăng từ 1,14% lên 1,36% ở VietinBank và tăng từ 1,36% lên 1,62% ở BIDV.
Nợ xấu nội bảng là nợ xấu chỉ ghi nhận trong bảng cân đối kế toán, không bao gồm các khoản nợ xấu chưa xử lý tại một tổ chức khác ngoài tổ chức tín dụng (nợ xấu ngoại bảng). Tại Việt Nam, tuyệt đại đa số các khoản nợ xấu ngoại bảng của ngân hàng là nằm ở VAMC, một lượng không đáng kể nằm ở DATC. Trong số 7 ngân hàng lớn đã đề cập, Sacombank, BIDV và VPBank vẫn còn nợ xấu tại VAMC, với khối lượng không nhỏ, đặc biệt là Sacombank.
Tương tự như 3 ngân hàng gốc quốc doanh, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng tư nhân lớn cũng tăng. Tỷ lệ này ở MB tăng từ 1,2% lên 1,57% sau 9 tháng; ở VPBank tăng từ 3,39% lên 4,7%; ở Techcombank tăng từ 1,61% lên 2,05%.
Riêng Sacombank, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 4,67% xuống 3,18%, mặc dù cũng phản ánh tình hình nợ xấu tốt lên nhưng cũng cần lưu ý rằng, nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn ở mức rất cao, khoảng 16%.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của 7 ngân hàng lớn đều trong xu hướng tăng rõ rệt
Bên cạnh việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng, còn một tín hiệu kém tích cực hơn là việc tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong tổng nợ xấu nội bảng tăng mạnh ở các ngân hàng lớn, cho thấy nợ xấu ngày càng xấu.
Ở Vietcombank, nếu như tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 hồi đầu năm chỉ là 31% thì chỉ sau 9 tháng, con số này đã lên đến 62%, nghĩa là gần 1/3 nợ xấu của Vietcombank là nợ có khả năng mất vốn. Trong khi đó, tỷ trọng này cũng tăng mạnh ở VietinBank và BIDV, lần lượt tăng từ 58% lên 72% và 37% lên 45%.
Các ngân hàng tư nhân lớn cũng trong tình cảnh tương tự. Tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 trong tổng nợ xấu nội bảng của MB tăng từ 37% lên 41% sau 9 tháng; của Sacombank tăng từ 80% lên 93%; của VPBank tăng từ 17% lên 18%. Riêng Techcombank, tỷ trọng này giảm nhẹ từ 60% xuống 59%.
Mặc dù nợ xấu tăng cả về lượng lẫn "chất" nhưng 9 tháng năm 2018, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên lợi nhuận thuần của nhiều ngân hàng lớn vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này xảy ra ở Vietcombank (giảm từ 36% xuống 30%), BIDV (giảm từ 68% xuống 66%), MB (giảm từ 33% xuống 28%), Techcombank (giảm từ 34% xuống 19%).
Đây là nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận trước thuế 9 tháng của nhiều ngân hàng tăng mạnh, bất chấp nợ xấu có chiều hướng xấu đi.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì xu hướng xấu đi là rõ rệt, nhưng câu chuyện ở từng ngân hàng là khác nhau. Có ngân hàng mặc dù tỷ lệ nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh nhưng tình hình tài chính vẫn rất lành mạnh; có ngân hàng tỷ lệ trích lập dự phòng giảm dù nợ xấu tăng là do cùng kỳ năm ngoái đã trích lập nhiều, hoặc do lợi nhuận thuần tạo ra thêm từ việc chấp nhận rủi ro cao hơn chi phí dự phòng rủi ro...
Ngược lại, nợ xấu ngày càng xấu hàm chứa câu chuyện riêng của từng ngân hàng, nhưng cũng chứa câu chuyện chung: các ngân hàng đang ngày càng tập trung vào hoạt động bán lẻ - hoạt động đem về lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn.
Kình Dương
Theo vietnamfinance.vn
Tỷ giá ngoại tệ 20.3: USD tự do và thế giới rơi mạnh Tỷ giá ngoại tệ hôm nay (20.3) giá USD tự do và thế giới rơi mạnh, chỉ số đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 loại tiền tệ chính đang ở mức 95,94 điểm, tăng so với mức 95,92 điểm cùng thời điểm hôm qua. Ảnh minh hoạ Hôm nay (20.3), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết tỷ giá...