VietinBank đạt kết quả khả quan nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng của VietinBank tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu tăng được từ nguồn thu ngoài lãi nhờ chiến lược kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán hợp lý.
Giao dịch tại VietinBank. (Ảnh: Vietnam )
Báo cáo tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố cho thấy, hoạt động kinh doanh có những chuyển biến tích cực, quy mô tài sản, thu nhập lãi thuần tăng trưởng tốt, đặc biệt, lợi nhuận trước thuế 9 tháng chủ yếu đến từ nguồn thu ngoài lãi…
Theo đó, quy mô tài sản của ngân hàng này tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm, chủ yếu do tăng cho vay khách hàng, đồng thời tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước có xu hướng giảm, do chiến lược quản lý dự trữ bắt buộc của VietinBank theo hướng tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.
Lợi nhuận trước thuế 9 tháng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu tăng được từ nguồn thu ngoài lãi nhờ chiến lược kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán hợp lý, hiệu quả, đồng thời thu hồi từ nợ xử lý rủi ro tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước đã mang lại nguồn thu lớn so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, ngân hàng cũng có những chính sách tiết giảm chi phí, đóng góp vào việc tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ.
Video đang HOT
Thu nhập lãi thuần 9 tháng tăng trưởng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có sự cải thiện tích cực trong quý 3. Trong quý 3, thông qua các chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước và diễn biến của thị trường, mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm, tạo tiền đề để tiếp tục giảm lãi suất cho vay hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế. Theo đó, thu nhập lãi quý 3 có giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng với chính sách thúc đẩy tăng trưởng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và kiểm soát chi phí huy động vốn tốt, nên chi phí lãi giảm, góp phần làm tăng thu nhập lãi thuần quý 3 so với cùng kỳ.
Nhờ duy trì tỷ lệ đầu tư chứng khoán nợ hợp lý và chủ động mua lại nợ VAMC, xử lý trái phiếu đặc biệt mà dự phòng rủi ro chứng khoán giảm mạnh góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.
Về quy mô cho vay khách hàng, VietinBank thực hiện điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng, đa dạng hóa và ưu tiên tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và diễn biến từng ngành, lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ giữa các phân khúc khách hàng được cân đối lại bám sát định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
9 tháng qua tín dụng tăng trưởng ở mức thấp, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhu cầu tín dụng sụt giảm và VietinBank tiếp tục kiên trì với chính sách tăng trưởng bền vững, không nới lỏng các tiêu chí tín dụng để kiểm soát chặt chẽ rủi ro song song với tăng trưởng hiệu quả.
Dù vậy, VietinBank đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng cường công tác kiểm soát chất lượng tín dụng, thu hồi xử lý nợ xấu. Việc giám sát danh mục tín dụng thường xuyên giúp VietinBank chủ động nhận diện sớm rủi ro để triển khai các biện pháp ứng xử kịp thời, các giải pháp hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, đảm bảo khách hàng có thể khôi phục hoạt động sau khi hết dịch bệnh, thiên tai, qua đó góp phần kiểm soát chất lượng nợ và tác động của kết quả phân loại nợ đến tình hình tài chính của ngân hàng.
VietinBank luôn chủ động nhận diện rủi ro và chuyển nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng, đồng thời thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ để chủ động trong các phương án xử lý nợ.
Dịch bệnh COVID-19 đã gây nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế và xã hội, tuy nhiên cũng góp phần thúc đẩy tiến trình số hoá dịch vụ và thanh toán điện tử. Với chiến lược tập trung phát triển các giải pháp tài chính toàn diện, thanh toán hiện đại, thu phí dịch vụ thanh toán của VietinBank đã tăng trưởng đáng kể. Việc kiểm soát tốt chi phí dịch vụ cũng là nguyên nhân giúp VietinBank cải tiện tốc độ tăng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong 9 tháng qua.
Từ nay đến cuối năm 2020, VietinBank tiếp tục bám sát định hướng về chuyển dịch mô hình kinh doanh, mô hình tăng trưởng, điều hành tín dụng gắn với các vùng kinh tế, các trung tâm kinh tế, tập trung ưu tiên tín dụng cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa và tín dụng bán lẻ. VietinBank cũng sẽ thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy nhanh số hóa các kênh cung ứng thúc đẩy tài chính toàn diện, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân trên cơ sở thuận tiện, an toàn, bảo mật./.
PNJ có lãi tăng nhẹ với 214 tỷ đồng trong quý 3
Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận báo lãi quý 3 tăng trưởng so với 2 quý đầu năm do bớt bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu thuần gần 3.975 tỷ đồng, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm trước, lãi ròng chỉ ở mức 214 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,7%.
Kết quả kinh doanh quý 3 khá tích cực so với hai quý đầu năm khi công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Cụ thể như tháng 4, PNJ đạt doanh thu thuần 501 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm ngoái; lỗ sau thuế 89 tỷ đồng.
Vào giai đoạn cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, PNJ phải đối diện với làn sóng dịch bệnh thứ hai. Các cửa hàng bán lẻ tại các địa phương bị giãn cách và sức mua toàn thị trường chung đều bị ảnh hưởng trong thời gian này.
Doanh thu kênh bán sỉ của PNJ cũng sụt giảm đáng kể; cụ thể, doanh thu sỉ tháng 7 giảm 36% so với cùng kỳ và mức giảm tháng 8 là 40%.
Lũy kế 9 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu thuần 11.668 tỷ đồng, gần như không đổi so với 9 tháng năm ngoái; lãi sau thuế 642 tỷ đồng, giảm hơn 20%.
Tổng tài sản đến ngày 30/9 giảm hơn 500 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, biến động nhiều nhất là hàng tồn kho còn 6.326 tỷ, tương đương 78% tổng tài sản. Hàng tồn kho chiếm 82% tổng tài sản của PNJ.
Vay nợ chiếm 39% tổng nguồn vốn, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm 2.257 tỷ đồng. Chủ nợ lớn nhất của PNJ là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) với dư nợ tại ngày 30/9 hơn 509 tỷ đồng, theo sau là Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) 479 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, chi nhánh Hóc Môn) 300 tỷ đồng.
Kinh doanh chứng khoán, nhiều ngân hàng từ lỗ chuyển sang lãi lớn Tổng hợp báo cáo tài chính quý 2/2020 cho thấy tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng đạt hơn 8.100 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần cùng kỳ 2019. Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2020 của các ngân hàng trong nước cho thấy nhiều kết quả bất ngờ trong...