Vietcombank (VCB) chuẩn bị chia cổ tức 8% bằng tiền mặt
Hội động quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ( Vietcombank, mã chứng khoán VCB – sàn HOSE) vừa phê duyệt phương án thanh toán cổ tức năm 2018 cho các cổ đông hiện hữu.
Cụ thể, Vietcombank sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 8%, tương đương mỗi cổ phiếu được nhận 800 đồng. Như vậy, với khối lượng chứng khoán đang lưu hành và niêm yết 3.708,88 triệu cổ phiếu, Vietcombank sẽ phải chi khoảng 2.967 tỷ đồng để chia cổ tức.
Theo Nghị quyết HĐQT, ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2018 là 31/12/2019, tương ứng với ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/12/2019. Ngày thanh toán cổ tức là 15/1/2020.
9 tháng đầu năm 2019, Vietcombank ghi nhận thu nhập lãi thuần gần 25.938 tỷ đồng, tăng 26,97% so với 9 tháng năm 2018; lợi nhuận trước thuế đạt gần 17.613 tỷ đồng, tăng 50,76% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 88% kế hoạch cả năm (20.000 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt hơn 14.127 tỷ đồng, tăng trưởng 50,64%.
Tính đến hết tháng 9, tổng tài sản của Vietcombank tăng 7,8% so với hồi đầu năm lên hơn 1,15 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 12,1% đạt 708.096 tỷ đồng. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 12,5% đạt 902.184 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tổng nợ xấu của Ngân hàng đến hết tháng 9 là 7.625 tỷ đồng, tăng 1.401 tỷ (tương đương tăng 22,5%) so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn của Vietcombank gấp hơn 4 lần so với thời điểm đầu năm, đạt hơn 1.240 tỷ đồng; nợ nghi ngờ tăng 31,47%, lên 1.525 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn tăng nhẹ 2%, lên gần 4.860 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu đạt gần 1,08%, tăng so với hồi đầu năm đạt 0,99%.
Trên sàn chứng khoán, sau 2 phiên quay đầu điều chỉnh ngày đầu tuần, VCB đã đảo chiều hồi phục nhẹ trong phiên sáng 18/12 với mức tăng 0,8% và tạm đứng giá 86.000 đồng/CP, khớp lệnh 275.880 đơn vị.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Top 10 tỷ phú: Ông Vượng mất hơn 6.000 tỷ, duy nhất ông Quyết FLC trọn niềm vui
Thi trường có tuần giao dịch kém tích cực với 4/5 phiên giảm điểm. Kết thúc tuần, VN-Index giảm 32,25 điểm (3,19%) về mức 977,78 điểm. Khối lượng và giá trị giao dịch trung bình phiên giảm lần lượt 6,12% và 3,80% về 214 triệu cp và 4.924 tỷ đồng.
Trong tuần, các mã cổ phiếu gây ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index là VCB của Vietcombank, VIC của Vingroup và SAB của Sabeco khi lấy đi của chỉ số Vn-Index lần lượt 4,58, 3,35 và 3,21 điểm.
Ngược lại, các mã cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index tuần qua là TCH của Dịch vụ Đầu tư tài chính Hoàng Huy, FLC của Tập đoàn FLC, và DTL của Đại Thiên Lộc khi đóng góp lần lượt 0,13; 0,09 và 0,08 điểm.
Với việc cổ phiếu VIC giảm 3.400 đồng (2,84%) so với đầu tuần, tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Tập đoàn Vingroup) tiếp tục trải qua một tuần không như ý khi giá trị tài sản giảm 6.341 tỷ đồng trong tuần qua. Hiện giá trị cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ còn 216.734 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua.
Cũng với VIC, hai người phụ nữ giàu thứ năm và thứ bảy trên sàn chứng khoán là bà Phạm Thu Hương - Phạm Thúy Hằng (Phó chủ tịch Vingroup) ghi nhận mức tài sản lần lượt giảm 513 và 343 tỷ đồng, còn lại 17.552 và 11.722 tỷ đồng.
Người phụ nữ còn lại trong top 10, nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo dù vẫn là người giàu thứ hai trên sàn nhưng giá trị tài sản từ HDB và VJC của bà Thảo lại tuột mốc 30.000 tỷ sau khi giảm hơn 80 tỷ đông trong tuần qua. Hiện tổng tài sản của "nữ tướng" Vietjet Air lui về ngưỡng 29.915 tỷ đồng.
Dẫu vậy, mức độ thiệt hại của bà Thảo còn quá nhẹ so với hai người đứng sau trên BXH, đó là ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank) và ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Masan Group) khi tài sản của hai ông đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Với việc cả hai mã TCB và MSN cùng giảm giá mạnh 7,4% và 5,3% trong tuần qua, ông Hồ Hùng Anh đã để tuột mất 1.061 tỷ đồng, còn lại 18.340 tỷ đồng.
Cùng chung cảnh ngộ, ông Nguyễn Đăng Quang cũng đã để tuột 1.026 tỷ đồng sau một tuần giao dịch. Hiện giá trị cổ phiếu TCB và MSN do ông Quang nắm giữ đã lùi về 17.995 tỷ đồng.
Ở ngoài top 5, ông "vua thép" Trần Đình Long - người giàu thứ sáu trên sàn chứng khoán - ghi nhận mức sụt giảm 385 tỷ đồng trong giá trị cổ phiếu HPG do ông nắm giữ, còn lại 15.470 tỷ đồng.
Ở vị trí thứ 8 và thứ 9, ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Novaland - và ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch Vicostone - tiếp tục trải qua một tuần giao dịch với sự sụt giảm về giá cổ phiếu NVL và VCS.
Theo đó, giá trị cổ phiếu NVL do ông Nhơn nắm giữ giảm 286 tỷ đồng, còn 10.880 tỷ đồng, trong khi giá trị cổ phiếu VCS do ông Năng nắm giữ giảm 217 tỷ đồng, còn 10.154 tỷ đồng.
Khá bất ngờ là người đứng cuối cùng trong top 10, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, lại là người duy nhất hưởng niềm vui sau khi kết thúc tuần giao dịch.
Do hai mã FLC và ROS cùng lần lượt tăng giá 4,1% và 2,4%, ông Quyết có thêm 80 tỷ đồng, qua đó nâng giá trị tài sản của mình lên mức 8.480 tỷ đồng.
Hiền Anh
Theo Infornet.vn
Vietcombank giảm lợi nhuận 260 tỉ sau khi hạ lãi suất Theo Vietcombank, riêng đợt giảm lãi suất lần này (19-11) sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng này khoảng 260 tỉ đồng. Ngày 19-11 là thời điểm các ngân hàng thương mại (NHTM) phải điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mức điều chỉnh giảm từ 0,2% cho đến 0,5% ở các kỳ hạn...