Vietcombank rót vốn 1.360 tỷ đồng cho dự án điện gió của REE Corporation
Ngày 17/9/2020 Ngân hàng Vietcombank và REE Corporation ký kết Thoả thuận Hợp tác toàn diện và Hợp đồng tín dụng tài trợ dự án nhà máy điện gió số 3 (48MW) tại Trà Vinh.
Theo Thỏa thuận Hợp tác đã ký kết, hai bên cam kết duy trì hợp tác toàn diện, lâu dài, có hiệu quả và cùng có lợi trong khuôn khổ pháp luật trên các lĩnh vực bao gồm: Sản phẩm, dịch vụ quản lý tiền tệ; Sản phẩm, dịch vụ tín dụng; Sản phầm, dịch vụ thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại; Sản phẩm, dịch vụ ngoại hối và thị trường vốn; Sản phẩm, dịch vụ liên quan tới hoạt động mua bán và sáp nhập, thoái vốn và thị trường chứng khoán; Kết nối, bán chéo sản phẩm cho các đối tác của REE Corporation và Vietcombank,…
Ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank phát biểu tại buổi lễ
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE Corporation) phát biểu tại buổi lễ
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE Corporation) và ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank ký kết Thoả thuận Hợp tác toàn diện
Ông Huỳnh Thanh Hải (bìa trái) – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ Điện lạnh (REE Corporation) và ông Nguyễn Văn Lập (bìa phải) – Giám đốc Vietcombank TP.HCM tại sự kiện kí kết
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Nghiêm Xuân Thành – Chủ tịch HĐQT Vietcombank khẳng định, các định hướng phát triển kinh doanh của REE Corporation đều là những ngành kinh doanh thiết yếu của đời sống và là những ngành ưu tiên tăng trưởng tín dụng của Vietcombank đặc biệt là các ngành cho thuê văn phòng, điện, nước và các dự án năng lượng tái tạo.
Vietcombank cũng cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hiện thực hoá nội dung triển khai giữa hai đơn vị, đưa mối quan hệ hợp tác tương xứng với vị thế, tiềm lực và thương hiệu của cả Vietcombank và REE Corporation.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE Corporation) cho biết: “Thoả thuận hợp tác toàn diện được ký kết là kết quả của những nỗ lực không ngừng từ cả hai bên trong quá trình hợp tác vừa qua, làm tiền đề cho những bước phát triển vượt bậc trong thập niên tới.”
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại sự kiện
Trên nền tảng mối quan hệ hợp tác truyền thống giữa Vietcombank và REE Corporation, đến nay Vietcombank đã có quan hệ giao dịch với 14 đơn vị thành viên thuộc REE Corporation. Đại diện Vietcombank cho biết luôn coi REE Corporation là đối tác quan trọng để đồng hành trong các lĩnh vực kinh doanh thiết yếu của đời sống.
Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh được thành lập từ năm 1977, tiền thân là Xí nghiệp quốc doanh cơ điện lạnh, đến năm 1993 là doanh nghiệp đầu tiên được tiến hành cổ phần hóa và chính thức giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 28/7/2000.
Qua 21 lần tăng vốn, công ty đã mở rộng vốn điều lệ từ mức 150 tỷ đồng (năm 2000) lên hơn 3.100 tỷ đồng hiện nay với nền tảng vững chắc với 04 mảng kinh doanh chính: (1) Dịch vụ xây lắp cơ điện công trình M&E – ngành cốt lõi và là đơn vị hàng đầu ở Việt Nam; (2) Kinh doanh điện gia dụng với thương hiệu Reetech; (3) Nhà phát triển văn phòng thương mại và (4) Đầu tư hạ tầng điện, nước và các dự án năng lượng tái tạo.
Ngân hàng nới cửa thu lãi lớn
Một cánh cửa từng bước, từng bước nới rộng, tạo khả năng tăng thu có thể gấp đôi so với giai đoạn trước...
Ảnh minh họa.
Nửa đầu năm 2020 trôi qua, tỷ giá USD/VND gần như lặng sóng. Cũng như ở các kênh khác, thiếu hoặc ít sóng thường hạn chế mức độ lớn của khả năng sinh lời/rủi ro.
Nhưng, chính sự tĩnh lặng của tỷ giá USD/VND nửa đầu năm nay, cũng như cơ bản ổn định trong 2019, là môi trường để các ngân hàng thương mại (NHTM) mở rộng thêm cánh cửa tạo thu.
Cảnh cửa này có tên gọi "Kinh doanh ngoại hối", được hậu thuẫn rõ rệt từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào năm qua và nửa đầu năm nay, dẫn thẳng vào cơ cấu thu nhập phi tín dụng.
Độ mở cảnh cửa càng rộng, khối lượng đi qua càng lớn, giá trị hơn là tạo cơ cấu thu bền vững thay vì tiềm ẩn rủi ro nợ xấu như thu từ tín dụng.
Trước hết, về lượng, nhu cầu và quy mô giao dịch ngoại tệ của nền kinh tế ngày càng mở rộng. Đơn cử như, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam khoảng 5 năm về trước vào khoảng 300 - 330 tỷ USD, thì đến nay mục tiêu đã nhắm tới 500 tỷ USD và hơn nữa...
Hoặc nhìn sang thặng dư ngoại tệ của nền kinh tế. Kỷ lục dự trữ ngoại hối quốc gia liên tục vượt các mốc 50 - 60 - 70 - 80 tỷ USD những năm gần đây. Quy mô này đồng nghĩa với lượng bán lại, giao dịch qua các NHTM rồi kết dư về Ngân hàng Nhà nước.
Hay cụ thể hơn, báo cáo tài chính các NHTM cũng thể hiện rõ. Như tại Vietcombank hay BIDV, những thành viên nắm thị phần thanh toán quốc tế, cũng như có doanh số mua bán ngoại tệ hàng đầu trong hệ thống, tốc độ gia tăng về lượng rất đáng chú ý các kỳ gần đây.
Như trong năm 2019, thu nhập thuần từ kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank tăng tới 49,2%; BIDV cũng tăng tới 44%. Nửa đầu 2020, tốc độ này tiếp tục thể hiện ở mức độ hai con số.
Như trên, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng rất mạnh trong bối cảnh tỷ giá ổn định và ít sóng. Chính sự ổn định của tỷ giá USD/VND đã và đang là môi trường thuận lợi.
Những ngày này, khi mà đồng USD trên thị trường quốc tế giảm tới 7-8% chỉ khoảng một tháng trở lại đây, tỷ giá USD/VND cũng có xu hướng giảm (theo hướng VND lên giá). Tuy nhiên, có một chốt chặn là mức giá Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước yết mua hàng ngày, tỷ giá khó xuyên qua.
Trong xu hướng đó, nguồn thu về chất qua cảnh cửa nói trên mở rộng thêm.
Thoạt tiên, trước xu hướng đi xuống của tỷ giá USD/VND, các NHTM thường rút sâu giá mua vào USD như giảm thiểu rủi ro giá xuống. Phản ứng này thể hiện rõ trong nhiều đợt tỷ giá lao dốc trước đây, mang tính thời điểm. Nhưng trong bối cảnh rất ổn định từ trong 2019 đến nay, việc rút sâu giá mua vào USD tạo chất lượng cho phần thu.
Cụ thể, trong cả chục năm qua, khi thị trường ổn định, chênh lệch giá mua vào so với bán ra USD của các NHTM chỉ trong khoảng 70 - 80 VND, tạo thu nhập lãi thuần.
Thế nhưng, trong khoảng một năm trở lại đây, chênh lệch trên bắt đầu doãng rộng.
Thời điểm này năm ngoái, chênh lệch giá mua bán USD của các NHTM nói chung phổ biến chỉ khoảng 100 - 120 VND (tùy thuộc giao dịch tiền mặt hay chuyển khoản). Nhưng nay, cánh cửa này đã mở rộng tới 170 - 220 VND tại nhiều thành viên.
Mức độ thay đổi trên đồng nghĩa thu chênh lệch trong mua bán ngoại tệ có thể gấp đôi so với những năm trước, góp phần quan trọng cho lợi nhuận các NHTM. Tất nhiên, chênh lệch thay đổi theo biến động của thị trường và tỷ giá, nhưng về cơ bản trong 2019 đến nửa đầu năm nay được nới rộng hẳn và giữ khá ổn định. Hoặc chênh lệch thấp hơn nếu bán về Ngân hàng Nhà nước, dù vậy hiện vẫn cao hơn nhiều so với giai đoạn trước đây.
Trong lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối, có những cấu phần khác nữa. Ngân hàng có thể lãi hoặc lỗ khi nắm hoặc lệch sóng trên liên ngân hàng, qua các nghiệp vụ phái sinh những thời điểm biến động... Nhưng mua bán ngoại tệ với thực tế chênh lệch trên đang là điểm đáng chú ý trong lợi nhuận các ngân hàng hiện nay.
Và sau năm 2019 thắng lợi, nửa đầu năm nay nhiều NHTM cùng tiếp tục báo lãi lớn ở khoản mục này với chênh lệch giá mua bán doãng rộng như vậy.
Lợi nhuận ngân hàng bắt đầu có kết quả "kiểm nghiệm" bởi Covid-19 Ngân hàng bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quý II - quý trọng điểm đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Ảnh minh họa. Nếu như kết thúc quý I/2020, những tác động của Covid-19 chưa thực sự ngấm vào kết quả kinh doanh của các nhà băng do dịch bắt đầu diễn biến phức tạp từ tuần thứ hai của...