Vietcombank: Nhu cầu mua cổ phiếu Saigonbank gấp 4 lần chào bán
Vietcombank cho biết có 1 nhà đầu tư tổ chức và 19 nhà đầu tư cá nhân đã đăng ký mua cổ phần Saigonbank mà Vietcombank đang sở hữu. Phiên đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 20/11 tới.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – VCB) vừa có thông báo về kết quả đăng ký mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (Saigonbank) do VCB sở hữu.
Theo đó, có 19 nhà đầu tư cá nhân và 1 nhà đầu tư tổ chức đã đăng ký mua cổ phần Saigonbank mà Vietcombank thông báo bán.
Tổng khối lượng cổ phần các nhà đầu tư đăng ký mua là 53.817.190 cổ phần, trong đó nhà đầu tư tổ chức đặt mua 9.050.100 cổ phần còn nhà đầu tư cá nhân muốn mua 44.767.090 cổ phần. Con số này gấp 4 lần so với tổng lượng 13.251.695 cổ phần mà Vietcombank bán.
Ngân hàng thông báo sẽ tổ chức phiên đấu giá cổ phần này vào ngày 20/10/2017, lúc 10h sáng.
Trong khi đó với lượng cổ phần Công ty tài chính cổ phần Xi Măng do Vietcombank sở hữu cũng đấu giá đợt này, chỉ có 9 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua và không có nhà đầu tư tổ chức nào mặn mà.
Tổng lượng cổ phần đăng ký mua là 6.671.000 cổ phần trong khi ngân hàng đăng ký bán 6.600.000 cổ phần. Vietcombank sẽ tổ chức bán đấu giá cổ phần Tài chính Xi măng trước (lúc 8h30) sau đó mới bán đấu giá cổ phần Saigonbank.
Mới đây, chủ tịch HĐQT Vietcombank là ông Nghiêm Xuân Thành đã chia sẻ rằng từ nay đến cuối năm ngân hàng sẽ tiến hành thoái vốn toàn bộ tại Saigonbank, tài chính Xi Măng và ngân hàng OCB. Với 3 tổ chức này, Vietcombank đầu tư tổng cộng khoảng 300 tỷ và dự kiến sẽ không thua lỗ.
Video đang HOT
Còn hai ngân hàng MB và Eximbank mà Vietcombank đang sở hữu, ngân hàng sẽ tiếp tục bán trong tháng 1/2018 với lợi nhuận thu về dự kiến khoảng 1.000 tỷ đồng.
Theo Trí thức trẻ
VnIndex cao nhất 10 năm, hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh lịch sử
Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ kéo theo hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh lịch sử từ trước đến nay. Những cổ phiếu lớn đang cao nhất lịch sử phải kể đến như VIC của Vingroup, VNM của Vinamilk, VJC của VietJetAir, MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP, KDH của Khang Điền, VCB của Ngân hàng Vietcombank hay PNJ của Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận.
Thị trường chứng khoán kết thúc phiên giao dịch 16/11 với sự tăng điểm mạnh mẽ cùng giá trị giao dịch chỉ đứng sau phiên lịch sử hôm Vincom Retail lên sàn. VnIndex hiện đã vượt đỉnh gần 10 năm kể từ 8/1/2008. Cùng với sự tăng điểm của VnIndex là danh sách hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh mọi thời đại (tính theo giá điều chỉnh hoạt động chia cổ tức, cổ phiếu thưởng, phát hành cổ phiếu).
Đầu tiên phải kể đến cổ phiếu VIC của Vingroup. Cổ phiếu VIC như "con ngựa bất kham" kể từ ngày Vingroup công bố hàng loạt thông tin đột phá trong chiến lược kinh doanh của mình như sản xuất ô tô made in Việt Nam, đưa Vincom Retail lên niêm yết...
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/11, cổ phiếu VIC đạt gần 70.000 đồng/cổ phiếu-cao nhất mọi thời đại. Tính chung từ đầu năm đến nay, cổ phiếu VIC đã tăng hơn 66%.
Việc cổ phiếu tăng mạnh một phần cũng nhờ kết quả doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng thần tốc mà Vingroup mới công bố gần đây. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vingroup đạt 57.166 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 65% so với mức 34.655 tỷ đồng của cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng 8% lên 4.928 tỷ đồng.
Tiếp đến phải kể đến cổ phiếu VNM của Vinamilk. Việc SCIC thoái vốn lần 2 tại công ty sữa hàng đầu Việt Nam lần này đã giúp cổ phiếu VNM tăng mạnh-khác xa lần thoái vốn thứ nhất.
Chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 1 tháng, cổ phiếu VNM đã bứt phá từ ngưỡng ~150.000 đồng lên ngưỡng 183.200 đồng hiện tại tương đương mức tăng 23%.
Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam và nhiều năm ròng tăng trưởng cao. Trong mấy năm gần đây, công ty phát triển mạnh thị trường xuất khẩu và mảng sữa tươi hữu cơ. 2 động thái này giúp nhà đầu tư kỳ vọng cao vào doanh nghiệp sữa này sẽ phát triển cao hơn bình quân ngành.
Cổ phiếu VJC của VietJetAir cũng đã vượt đỉnh lịch sử với mức giá 120.500 đồng kết thúc phiên giao dịch ngày 16/11. VietJetAir tham gia thị trường niêm yết vào cuối tháng 2 năm 2017 và đã mang theo "làn gió mới" lên thị trường chứng khoán khi mà ngành hàng không tăng trưởng mạnh mẽ và VietJetAir như một nhân tố mới nổi trong ngành này.
Cổ phiếu VJC cũng được chứng khoán Bản Việt định giá cao trong dài hạn nhờ tin tưởng vào các yếu tố giúp VietJetAir tăng trưởng là kiểm soát chi phí và liên tục mở thêm nhiều tuyến bay quốc tế. Ngoài ra, chứng khoán Bản Việt cho rằng trong quý 4 này, VietJetAir có thể thực hiện 12 thương vụ bán và thuê lại máy bay giúp đạt lợi nhuận cao.
MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động. Kết thúc phiên giao dịch 16/11, cổ phiếu MWG đạt 134.500 đồng-cao nhất trong lịch sử hơn 3 năm niêm yết của cổ phiếu này.
MWG hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực phân phối thiết bị điện tử, viễn thông với 2 thương hiệu được nhiều người biết đến là Thế giới di động và Điện máy xanh. Thời gian qua, MWG có triển khai thêm chuỗi Bách hóa xanh và nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi thành quả từ chuỗi kinh doanh này.
Cổ phiếu ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP cũng kết thúc phiên giao dịch 16/11 ở mức giá 81.400 đồng-cao nhất kể từ khi niêm yết vào khoảng thời gian này năm ngoái.
Một năm lên sàn có vẻ là năm thành công lớn của ACV khi cổ phiếu đã tăng 135% so với giá chốt phiên giao dịch đầu tiên ngày 21/11/2016.
ACV quản lý và khai thác độc quyền 22 sân bay thương mại tại Việt Nam và việc thu nhập của người dân cải thiện, chi phí bay ngày càng phù hợp cùng với việc Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới là động lực tăng trưởng quan trọng cho dịch vụ cảng hàng không của ACV.
Thực tế, kết quả kinh doanh quý 3/2017 của ACV vừa công bố tháng trước cũng cho thấy ACV đã tăng trưởng mạnh mẽ về cả doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ. Mấu chốt khiến nhà đầu tư lo lắng về con số lợi nhuận của ACV là tỷ giá đồng Yên nhưng trong quý vừa qua, tỷ giá Yên ổn định giúp ACV báo lãi lớn.
Cổ phiếu KDH của Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền hôm nay cũng chốt phiên ở mức giá 26.900 đồng-cao nhất trong lịch sử với thanh khoản cải thiện.
Khang Điền có quỹ đất lớn ở phía Tây và các dự án mà Công ty triển khai những năm gần đây được thị trường đón nhận khá tốt. Với việc mở rộng quỹ đất sang phía Tây thông qua mua cổ phần chi phối BCI, hồi tháng 10 vừa qua, trong báo cáo phân tích của Chứng khoán Bảo Việt, công ty chứng khoán này thể hiện kỳ vọng vào kết quả tốt mang lại cho Khang Điền từ năm 2019 khi thị trường bất động sản khu Tây rất tiềm năng với mật độ dân cư lớn, là vị trí kết nối giữa TP.HCM với các tỉnh và đặc biệt nhu cầu về sản phẩm bất động sản chất lượng vẫn rất lớn mà chưa được đáp ứng.
Tuy nhiên, cơ hội đầu tư ngắn hạn vào Khang Điền vẫn đang được Chứng khoán Bảo Việt nghi ngờ bởi (1) kết quả kinh doanh 2017 tăng trưởng so với 2016 nhưng vượt nhẹ so với kế hoạch (2) đợt phát hành tăng vốn tạo áp lực pha loãng đối với cổ phiếu trong khi Công ty chưa thông tin cụ thể về dự án mới đang theo đuổi (3) PE và PB2018 theo giá thị trường hiện tại chưa hấp dẫn.
Cổ phiếu VCB của Ngân hàng Vietcombank cũng lên đỉnh lịch sử khi tăng mạnh 2,5% phiên giao dịch hôm nay. Thông tin Vietcombank sẽ thoái vốn khỏi MB và Eximbank đầu năm tới, dự kiến lãi 1.000 tỷ đồng công bố cuối tuần trước là động lực đẩy giá cổ phiếu này tăng mạnh trong tuần và cao nhất trong lịch sử tính theo giá điều chỉnh.
Cổ phiếu PNJ của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng đang ở đỉnh cao nhất mọi thời đại nhờ kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh và đặc biệt là chiến lược mở nhanh chuỗi cửa hàng.
Việc phát triển kinh doanh chuỗi cửa hàng trong ngành trang sức được nhiều người kỳ vọng sẽ giúp PNJ "quét" được nhiều nhu cầu của khách hàng hơn, tăng trưởng nhanh, mạnh hơn trong thời gian tới. Mô hình chuỗi cửa hàng cũng đã từng được nhiều doanh nghiệp minh chứng thành công lớn.
Hiện tại, mùa cưới đang ở giai đoạn sôi động và nhu cầu mua trang sức chắc chắn sẽ lên cao. Chính vì thế, đây cũng là giai đoạn cổ phiếu PNJ thăng hoa nhất.
Theo Trí thức trẻ
Ngân hàng Quốc Dân: Lợi nhuận quý 3 tăng gấp hơn 4 lần cùng kỳ, đạt gần 1,7 tỷ Các hoạt động đều khá lên song do ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, kết hợp với xử lý các khoản theo đề án tái cấu trúc nên lợi nhuận chẳng còn được là bao. Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa có báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2017....